Bé sơ sinh suýt bị chôn sống vì bác sỹ thờ ơ

Gia đình chị Ly bức xúc vì suýt nữa đã chôn sống cháu mình
Gia đình chị Ly bức xúc vì suýt nữa đã chôn sống cháu mình
(PLO) - Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung (Thanh Hóa) sinh. Bác sỹ của một kíp đỡ đẻ đã không tiến hành cấp cứu một ca sinh non nguy kịch mà vội vàng tuyên bố trẻ đã chết. Điều thần kỳ là bé gái đã sống sót sau lời tuyên bố vô trách nhiệm.

Theo phản ánh của gia đình ông Nguyễn Ngọc Đỉnh (thôn Trí Phúc, xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) với các cơ quan báo chí cho biết: Vào sáng 26/4, con dâu ông là chị Phạm Thị Ly có biểu hiện đau bụng nên gia đình đã đưa chị đến trạm y tế xã thăm khám.

Các bác sĩ (BS) tại trạm y tế cho biết, chị Ly có dấu hiệu đẻ non nên đã giới thiệu chuyển sản phụ lên tuyến trên để chị Ly hạ sinh cho an toàn. Chị Ly được gia đình chuyển lên Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) huyện Hà Trung lúc 13h chiều cùng ngày. Trước dấu hiệu chị Ly đẻ non (hơn 2 tháng so với dự kiến sinh), các BS của Khoa Sản BVĐK huyện Hà Trung tiến hành truyền nước và sản phụ Phạm Thị Ly đã sinh được một bé gái.

Sau khi hạ sinh, cháu bé vẫn thở đều nhưng các BS tại đây lại không tiến hành cấp cứu cho bé để chuyển bé lên tuyến trên điều trị. Thay vì việc cấp cứu cho cháu, các BS thông báo cho gia đình chuẩn bị lo hậu sự cho cháu vì cho rằng cháu sẽ chết sau vài phút nữa. Sau khi nhận được thông báo, gia đình đã mua tiểu để khâm liệm cho cháu bé. Tuy nhiên, khi ông Đỉnh định đưa cháu vào tiểu thì phát hiện cháu vẫn đang còn thở nên ông không đưa cháu vào mà chờ cháu tắt thở mới đưa.

Vẫn tin lời các BS nên gia đình ông Đỉnh vẫn đưa cháu về để chuẩn bị lo hậu sự, tuy nhiên sau gần 30 phút đưa cháu về nhà nhưng cháu vẫn không có biểu hiện mất sự sống nên gia đình bắt taxi đưa cháu xuống BV Phụ sản Thanh Hóa cấp cứu. Tại thời điểm này, thể trạng của cháu bé đã ổn định và có dấu hiệu lạc quan. Quá bức xúc trước kết luận của BS BVĐK Hà Trung, gia đình đã lên gặp lãnh đạo của BV để phản đối và yêu cầu BVĐK Hà Trung phải giải thích về vấn đề này.

Tiểu sành gia đình mua về lo hậu sự cho cháu

Tiểu sành gia đình mua về lo hậu sự cho cháu

Trao đổi với chúng tôi, ông Tống Văn Minh, Phó Giám đốc BVĐK Hà Trung thừa nhận là có sự việc trên. Trước tiên ông Minh thay mặt BV có lời xin lỗi đến gia đình sản phụ Phạm Thị Ly đã để xảy ra sự việc đáng tiếc vừa qua. Tuy nhiên, ông Minh cũng cho biết, theo hồ sơ bệnh án thì cháu bé đẻ thiếu hơn 2 tháng, cộng với việc sản phụ đã vỡ ối nên nếu đưa lên tuyến trên (BV Phụ sản) dọc đường sẽ rất nguy hiểm.

“Chúng tôi đã cố gắng hết sức mình để cứu cháu bé và sản phụ. Tuy nhiên, đối với những trường hợp này thì phải kịp thời chuyển lên tuyến trên mới có đủ điều kiện, máy móc để phục vụ. Nhưng với những trường hợp tương tự thì ít khi giữ lại được do BV không đủ trang thiết bị để ấp lồng kính. Tuy nhiên, đây có thể là trường hợp hy hữu. Dù sao cháu sống được cũng là mừng cho cả gia đình và bệnh viện”, ông Minh lý giải.

Ông Nguyễn Thế Hồng - Giám đốc BVĐK Hà Trung cho biết: “Anh em tôi cũng đã gặp gia đình. Do anh em (các BS – PV) tiên lượng không hết, sơ suất nên giờ cháu đang nằm điều trị trên BV Phụ sản Thanh Hóa. Ngành đang chỉ đạo quan tâm cháu, động viên gia đình rồi rút kinh nghiệm”.

Chiều 28/04, trao đổi với PV, ông Lê Hữu Uyển - Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế Thanh Hóa cho biết Sở chưa nhận được báo cáo từ BVĐK huyện Hà Trung về sự việc nêu trên.

Gia đình ông Đỉnh bức xúc: “Thiết nghĩ với lương tâm nghề nghiệp, dù cháu tôi có sinh non thì các BS cũng không nên vội vàng kết luận như vậy. Cháu tôi đang còn sống chứ đã chết đâu mà họ lại không thực hiện việc cấp cứu và chuyển tuyến. Vì nghe lời BS mà suýt nữa tôi trở thành người giết cháu ruột của mình”. 

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.