Bé 2 tháng tuổi khóc thét vì người nhà đổ nhầm axit vào miệng

Thuốc Acid Trichloracetic 80% bị gia đình bệnh nhi nhầm với lọ thuốc Aquadetrim (vitamin D3). Ảnh minh họa
Thuốc Acid Trichloracetic 80% bị gia đình bệnh nhi nhầm với lọ thuốc Aquadetrim (vitamin D3). Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tưởng lọ axit là vitamin D3, gia đình lấy cho bé 2 tháng tuổi uống khiến bé bị bỏng nặng khoang miệng và tổn thương phổi.

Trường hợp thương tâm này là bé gái 2 tháng tuổi ở Hà Nội. Bé bị bỏng do người nhà cho uống nhầm axit trichloracetic 80% (là một chất tương tự axit axetic, dùng để điều trị mụn cóc, mụn cơm, mắt cá chân) vì tưởng đây là lọ thuốc Aquadetrim (vitamin D3) trẻ đang dùng hàng ngày (hình dáng và màu sắc của hai lọ này giống nhau).

Sau khi nhỏ thuốc vào miệng, trẻ khóc thét, hoảng loạn, lúc đó gia đình mới phát hiện nhầm lẫn. Trẻ được gia đình sơ cứu tại nhà bằng cách rửa khoang miệng bằng nước và đưa đến đơn vị Bỏng - Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tại đây trẻ được chẩn đoán bỏng axit độ III khoang miệng, tổn thương phổi và theo dõi bỏng thực quản. Sau 10 ngày được điều trị tích cực bằng các thuốc đặc hiệu, sức khỏe của bệnh nhi ổn định và được ra viện. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết trẻ vẫn cần được theo dõi tình trạng ăn uống và hô hấp để quản lý di chứng tổn thương phổi và thực quản sau bỏng.

Theo ThS.BS CKII Phùng Công Sáng - Phụ trách đơn vị Bỏng - Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bỏng là tổn thương cấp tính của cơ thể gây nên bởi nhiệt, hóa chất, dòng điện, bức xạ. Da trẻ em mỏng và liên kết giữa các lớp lỏng lẻo hơn người lớn, nên bỏng thường nặng và sâu. Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch còn yếu nên nguy cơ nhiễm trùng vùng bỏng cao, nguy cơ sốc bỏng cũng cao hơn (dù diện tích bỏng không lớn 3% - 5%).

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây bỏng cho trẻ em, trong đó có sự bất cẩn của người lớn trong việc chăm sóc trẻ.

Việc sơ cứu ban đầu tại nhà khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng để hạn chế độ sâu của bỏng, mức độ nặng toàn thân và tránh tình trạng bội nhiễm.

Theo bác sĩ Sáng, khi trẻ bị bỏng cần nhanh chóng cách ly trẻ khỏi nguyên nhân gây bỏng, đối với trẻ bị bỏng điện cần nhanh chóng tách nạn nhân với nguồn điện (ngắt cầu dao, dùng gậy gỗ gạt dòng điện cao) và đưa trẻ đến nơi thoáng mát. Nếu trẻ bị ngã, cần có phương án chống đỡ phía dưới để tránh chấn thương nặng thêm.

Gia đình cần đánh giá hô hấp tuần hoàn, ý thức trẻ và tìm xem các chấn thương khác nếu có ngã kèm theo, để sơ cứu đúng cách, tránh làm tổn thương cột sống cổ hoặc các chi (nếu có) nặng thêm. Nếu trẻ ngừng tuần hoàn, cần ép tim ngoài lồng ngực đúng cách đồng thời gọi y tế hỗ trợ. Gia đình chỉ nên di chuyển trẻ đến cơ sở y tế khi sơ cấp cứu ban đầu.

Đối với trẻ bị bỏng hóa chất cần rửa ngay vùng bị bỏng, rửa liên tục bằng nước sạch càng nhiều càng tốt. Tốt nhất là rửa dưới vòi nước chảy, nếu không các tổ chức ở vùng bỏng sẽ bị tổn thương nặng hơn. Nếu bỏng mắt do hóa chất cần được rửa mắt bằng cách ngụp mặt vào chậu nước và chớp mắt liên tục cho hóa chất trôi ra hết.

Đồng thời, phải nhanh chóng tháo bỏ ngay quần áo dính hóa chất. Khi tháo phải lưu ý không dùng tay trần. Không cởi quần áo người bị bỏng vì rất dễ gây lột da, tốt nhất là nên xé bỏ quần áo dính hóa chất. Nếu vết bỏng chảy nhiều máu, sau khi rửa sạch dưới vòi nước nên băng vết bỏng lại. Lưu ý phải dùng bông, gạc sạch và không băng chặt. Sau khi sơ cứu xong, cần chuyển ngay nạn nhân tới trung tâm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Trước đó, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tiếp nhận trường hợp bé trai N.T (11 tuổi, ở Hà Nội).

Các y bác sĩ Bệnh viện Nhi TW chăm sóc cho trẻ bị bỏng điện. Ảnh minh họa: BVCC

Các y bác sĩ Bệnh viện Nhi TW chăm sóc cho trẻ bị bỏng điện. Ảnh minh họa: BVCC

Gia đình phát hiện bé bị điện giật ngoài sân trong tình trạng tím tái, ngừng thở nên đã sơ cứu tại chỗ bằng cách ép tim. Sau 35 phút ép tim bé thở lại và được chuyển đến cơ sở y tế gần nhà, tiếp đó là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh.

Do tình trạng chuyển biến nặng, bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng suy đa tạng, hôn mê sau ngừng tuần hoàn, bỏng điện độ IV-V vùng cổ tay phải, cổ tay trái và vùng ngực, phải thở máy.

Ngay lập tức bé được hồi sức tích cực và phẫu thuật cấp cứu để giải phóng chèn ép khoang cẳng tay phải do hoại tử bỏng khô.

Sau 1 tuần điều trị, bé đã được ngưng thở máy tuy nhiên tình trạng suy thận cấp vẫn nặng. Sau đó, bé tiếp tục được phẫu thuật cắt lọc hoại tử, chuyển vạt da, ghép da che phủ diện bỏng hoại tử da, gân cơ, xương. Hiện tình trạng sức khỏe của trẻ ổn định, có thể ra viện trong một vài ngày tới.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.