Bảo vệ di sản văn hóa: Đừng bán- mua đất chùa

Thời gian gần đây, việc cắt đất  chia lô bán cho dân xây mộ diễn ra khá phổ biến ở một số ngôi chùa trên địa bàn thành phố. Đây là việc làm trái với tinh thần Phật giáo, hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan và ảnh hưởng tới bảo vệ di sản văn hóa…

Thời gian gần đây, việc cắt đất  chia lô bán cho dân xây mộ diễn ra khá phổ biến ở một số ngôi chùa trên địa bàn thành phố. Đây là việc làm trái với tinh thần Phật giáo, hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan và ảnh hưởng tới bảo vệ di sản văn hóa…

 

Đất chùa bị chia lô

Chẳng biết nghe ai tuyên truyền về việc gửi di cốt của ông cha mình vào chùa thì con cháu sẽ ăn nên làm ra, hưởng phúc đức ngàn đời, chị Nguyễn Ngọc Hà ở xã An Hưng (huyện An Dương) về bàn với chồng con tìm đất xây mộ cho ông cụ thân sinh rồi cùng chồng đến chùa Cao Linh thuộc xã Bắc Sơn (huyện An Dương) hỏi mua đất dù biết giá một lô để xây mộ ở chùa ngót nghét 4, 5 chục triệu đồng. Biết là đắt nhưng chị Hà vẫn quyết tâm bởi nghe đồn đất ở đây rất thiêng.

 

Trong vai hai vợ chồng đến chùa hỏi đất cho cha mẹ về già sau này, chúng tôi được mời vào gặp trụ trì Thích Giác Nghiên. Căn phòng tiện nghi sang trọng, các vật dụng trưng bày gọn gàng, ngăn nắp nhưng có cảm giác không phải một ngôi chùa mà như bước chân vào một nhà giàu. Sau khi trò chuyện với sư thầy trụ trì, anh bạn đi cùng đặt vấn đề muốn mua một vài lô đất xây mộ cho cha mẹ sau này về già. Sư thầy đưa cho chúng tôi một bản sơ đồ  khu mộ và  cho biết giá của từng vị trí đặt mộ. Những vị trí mà sư thầy cho là đẹp có giá từ 45-60 triệu đồng/ ngôi đã được mua rồi, chỉ còn lại khu D có vị trí ở sâu bên trong giá 20-35 triệu đồng/ ngôi mộ; khu tháp có thể đặt 8 di cốt, một ngôi tháp giá 450 triệu đồng cũng có người đặt mua rồi. “Nhà chùa vẫn đang tiếp tục xây dựng khu tháp để phục vụ nhu cầu của nhân dân” – sư thầy cho biết.

 

Thấy vậy, chúng tôi băn khoăn: “Chúng con nghĩ đến chùa là nhận được sự ban phát an vui cho tâm hồn thanh thản còn phật tử và người dân thì phát tâm công đức…”. Chưa để chúng tôi nói hết câu, sư thầy trụ trì liền chỉ tay về khu vực đang xây dựng phía sau chùa: “Thầy không cắt một phần đất để bán cho nhân dân đặt mộ thì không thể có kinh phí mà xây dựng ngôi chùa này, chờ nguồn công đức thì không biết đến bao giờ mới xây dựng được chùa”. Trò chuyện với sư thầy một lúc thì có một chiếc xe ô tô đến đón thầy đi. Theo giới thiệu của thầy, chúng tôi được chú tiểu đưa đi tham quan, chọn vị trí đất. Trước khi tạm biệt, sư thầy quả quyết: “Cô chú cứ xem xét kỹ đi, nếu quyết định lấy đất thì nhà chùa sẽ làm giấy chứng nhận sử dụng đất cho gia đình”. Rồi với tay qua bàn đưa chúng tôi xem một tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xây mộ được in màu xanh có trang trí họa tiết rất đẹp…

 

Nhiều chùa trở thành nghĩa trang

 

Ngoài chùa Cao Linh, chúng tôi còn đến một số chùa, như An Dương Đoài (huyện An Dương), Vạn Long (quận Lê Chân), Trung Hành (quận Hải An). Bước chân vào cổng các chùa, hiển hiện trước mắt chúng tôi là các lăng mộ nhấp nhô, khiến cảnh quan ngôi chùa trở nên u ám, lạnh lẽo như vào nghĩa trang. Chúng tôi đến gặp Đại đức Thích Tục Khang, Ủy viên văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chánh thư ký Thành hội Phật giáo Hải Phòng. Đại đức cho biết, việc tự ý cắt đất chùa bán cho nhân dân của một số chùa trên địa bàn thành phố là việc làm sai với tôn chỉ, mục đích của đạo Phật. Về mặt tâm linh, ngôi chùa là nơi thanh tịnh để chúng tăng tu tập, hướng người dân đi vào nẻo thiện. Nếu đặt mộ của người thân trong chùa, vô hình trung biến ngôi chùa thành bãi tha ma, liệu các thiện thần, hộ pháp chư phật có cứu giúp được các chân linh? Chùa là nơi thanh tịnh mà nay trở thành uế địa, chân linh liệu có được hưởng phúc đức? Theo thuyết nhân quả trong kinh Phật “vay một trả mười”, các chân linh không những bị quỷ thần trách quở, phúc chưa thấy đã thấy tội. Về mặt xã hội, cổ nhân có câu “đất vua, chùa làng, phong cảnh phật”, vậy theo góc độ mỹ quan, khi bước chân đến chùa mong tìm đến sự thanh thoát tâm hồn, trốn khỏi những bức bách, bon chen của xã hội thường nhật mà lại thấy nơi đó là một bãi tha ma, liệu có còn tìm thấy được sự thanh tịnh nơi cửa thiền môn. Nên phải chăng, muốn đưa chân linh vào cửa Phật quy y tam bảo, nhà chùa xây dựng nhà vong đặt di ảnh để các chân linh được hưởng hương hỏa trần gian không trở thành cô hồn vất vưởng. Mỗi sáng, mỗi chiều các chân linh đều được nhà chùa cúng cháo thí, tụng kinh niệm phật. Như vậy vừa đẹp về mỹ quan, vừa hợp với thuần phong mỹ tục.

 

Chúng tôi nêu vấn đề một số nhà sư nói bán đất để xây chùa, thầy Khang khẳng định: “Đó là nguỵ biện che giấu tội lỗi. Nhiều chùa ở vùng sâu, vùng xa không bán đất vẫn xây chùa to đẹp. Thành phố đang thực hiện năm “Tăng cường  bảo vệ môi trường và bảo đảm an sinh xã hội”, vì vậy, việc đặt các di cốt trong chùa ảnh hưởng môi trường trong lành trong nhà chùa. Thành hội Phật giáo đã gửi công văn số 74/CV/BTS về việc không để mộ trong khuôn viên đến các chùa và chính quyền địa phương thông báo “thực trạng hiện nay, tại một số chùa trong thành phố cho an táng nhiều mồ mả không phải người xuất gia tu hành và người chấp tác tại chùa; có chùa còn cắt đất trong khuôn viên làm nghĩa trang, bán cho nhân dân gây lộn xộn, mất an ninh trật tự, mất tôn nghiêm nơi cảnh phật” nhưng việc chia lô đất chùa bán lấy tiền tồn tại”.

 

Thầy Khang cho biết: “Trước đây, do lịch sử để lại, một số chùa có nghĩa trang cũ thì giữ nguyên hiện trạng, không phát triển cơi nới. Thành hội sẽ xin ý kiến cơ quan chức năng để di chuyển những ngôi mộ đó về nơi quy định. Cảnh chùa chỉ nên để tăng ni tu tập và nhân dân vãn cảnh. Chúng tôi mong chính quyền địa phương, đoàn thể, nhân dân quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ tăng ni, quản lý tốt khuôn viên cảnh quan chùa, đồng thời tuyên truyền rộng rãi đến các phật tử, nhân dân chấp hành nếp sống văn hóa, không xâm lấn, giữ tôn nghiêm cảnh chùa”./.

                        Lê Thanh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.