Bạo lực súng đạn 'cướp' của Mỹ hàng trăm tỷ USD mỗi năm

Cảnh sát phong toả trường phổ thông Freeman
Cảnh sát phong toả trường phổ thông Freeman
(PLO) -Trong thời gian gần đây, các vụ tấn công bằng súng thường xuyên xảy ra, đặc biệt là xả súng trong trường học gây bất an trong dư luận Mỹ. 

Đây không phải là hành động khủng bố, song một lần nữa đã làm dấy lên lo ngại về an ninh và an toàn cho người Mỹ.

Nỗi lo bạo lực súng đạn

Ngày 13-9-2017, một vụ xả súng tại trường phổ thông Freeman thuộc hạt Spokane của bang Washington đã khiến ít nhất 1 người chết và 3 người khác bị thương. Cảnh sát thông báo, thủ phạm mang đã theo 2 khẩu súng tiến vào hành lang trường học rồi bình tĩnh xả súng vào các nạn nhân và bắn lên trần nhà. Tuy nhiên, có 1 khẩu bị kẹt đạn nếu không, hậu quả còn thảm khốc hơn nhiều. Ngay lập tức hung thủ đã bị bắt và giam ở nhà tù dành cho tội phạm vị thành niên ở hạt Spokane.

Theo ông Knezovich, nhân chứng tại hiện trường cho biết, học sinh bị thiệt mạng bị bắn trong lúc cố thuyết phục hung thủ đừng xả súng. Sau đó hung thủ đã bắn bị thương 3 học sinh khác. Trước đó, thông qua mạng xã hội hung thủ đã nói bóng gió về ý định của y. 

Trước đó, ngày 10-9, một tay súng đã sát hại 7 người tại một ngôi nhà ở ngoại ô thành phố Dallas, trước bị bị cảnh sát bắn chết. Theo người phát ngôn sở cảnh sát Plano, David Tilley cho biết: “Sĩ quan cảnh sát đã nghe thấy tiếng súng trước khi anh ấy tiến vào trong nhà. Khi đó viên cảnh sát này thấy các nạn nhân và kẻ tình nghi. Do đó, cảnh sát quyết định nổ súng bắn chết nghi phạm”. Cảnh sát chưa công bố danh tính của tay súng cũng như thông tin về các nạn nhân. 

Nhân chứng Crystal Sugg, người sống tại khu vực gần hiện trường, cho hay trước khi xảy ra vụ xả súng đẫm máu, cô đã thấy một người đàn ông và một phụ nữ tranh cãi với nhau nhưng không nghe rõ nội dung. Anh Steven Featherland, một nhân chứng khác, cho biết đã nghe thấy 30 tới 40 loạt súng nổ. Theo The New York Times, đây là vụ xả súng tồi tệ nhất trong lịch sử của Plano. Trong thập niên qua ở thành phố 260.000 dân này, mỗi năm có chưa tới 8 vụ giết người.

Quyền tự vệ và nguy cơ vượt tầm kiểm soát súng đạn

Súng đạn đang thực sự là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội Mỹ, bởi những vụ xả súng đã vượt ngoài tầm kiểm soát của các nhà chức trách. Chính vì vậy, giảm bảo lực súng đạn không phải là một điều dễ dàng, một phần bởi sở hữu súng là nét đặc trưng của người Mỹ.

Dân số nước Mỹ chỉ chiếm 5% dân số thế giới song tổng sản lượng súng đạn của người dân nước này sở hữu lại lên tới gần 50% tổng sản lượng súng đạn của toàn thế giới. Nạn nhân thiệt mạng hoặc bị thương là những người vô tội lên tới hơn 100.000 người mỗi năm, trong đó có hơn 7.000 trẻ em.

Ở Mỹ, hầu hết người dân đều có súng, việc sở hữu súng được bảo vệ bằng các nhà vận động hành lang ngành công nghiệp vũ khí và các nghị sĩ cộng hòa. Theo số liệu thống kê của các nhà chức trách Mỹ, trong 100 người Mỹ, có tới 89 người sở hữu súng. Mỗi ngày tại quốc gia này, có tới 93 người thiệt mạng vì bạo lực súng đạn.

Hàng năm, bạo lực súng đạn ở Mỹ gây tổn thất trên 229 tỷ USD, trong đó 8,6 tỷ USD chi phí liên quan tới việc cầm tù dài hạn những người có khả năng tấn công và sát thương bằng súng, 221 tỷ USD để chữa trị, ổn định cuộc sống của các nạn nhân bị thương và mai táng những người thiệt mạng.

Theo các chuyên gia, nhiều vụ tàn sát bằng súng xảy ra ở Mỹ có thể vì khả năng tiếp cận súng dễ dàng, mong muốn nổi tiếng và tâm lý bắt chước, cạnh tranh nhau của những kẻ tấn công. Mặc dù vậy, quyền sở hữu súng đạn được bảo vệ trong Hiến pháp Mỹ, bởi vậy, việc quản lý sử dụng súng vẫn luôn là đề tài nóng, gây rất nhiều tranh cãi tại Quốc hội và chính trường Mỹ.

Theo kết quả của các cuộc thăm dò do Trung tâm nghiên cứu Pew thực hiện sau khi nhiều vụ xả súng khét tiếng xảy ra cho thấy rằng, người Mỹ vẫn ủng hộ sở hữu súng để tự bảo vệ bản thân sau các vụ việc như vậy.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.