Bạo hành trẻ tại trường mầm non - phải trị từ gốc

Cảnh giáo viên giữ trẻ túm tóc, hăm dọa đánh trẻ tại một trường mầm non ở TP.HCM.
Cảnh giáo viên giữ trẻ túm tóc, hăm dọa đánh trẻ tại một trường mầm non ở TP.HCM.
(PLO) - Thời gian vừa qua, hàng loạt vụ bạo hành trẻ em tại các trường mẫu giáo, nhóm trẻ tư bị phát giác đã làm dư luận bức xúc. Những clip được lan truyền cho thấy nhiều trẻ đã bị các cô giáo giữ trẻ hành hạ thậm tệ.

Từ đây, nhiều người đặt lại vấn đề về chất lượng hoạt động của các trường mầm non tư thục, cũng như chất lượng đào tạo giáo viên mầm non, nhất là đạo đức nghề giáo...

Dọa vứt trẻ ra ngoài cửa sổ để… đùa?

Cách đây hơn hai tháng, cũng nhờ một đoạn camera nhà trường ghi lại, phụ huynh phát hiện tại một trường mầm non ở quận Bình Thạnh, TP.HCM, giáo viên giữ trẻ ở đây đã có một cách dạy trẻ thật lạ đời, đó là… dốc ngược đầu trẻ dọa vứt ra ngoài cửa sổ để ép trẻ ăn. Sau đó, mẹ trẻ đã chuyển con sang học trường khác, còn giáo viên trường đã có nhiều lời biện minh khác nhau như đùa với trẻ, bế trẻ ra cửa sổ để xem bươm bướm...

Mới đây nhất, tại Gò Vấp, nhiều vụ huynh đã tá hỏa khi công an mời đến làm việc thì mới biết con mình bị bạo hành tại nhóm giữ trẻ tư nhân. Theo các đoạn clip lan truyền cho thấy, trẻ bị các bảo mẫu nơi đây đặt nằm ngửa, đổ thức ăn vào miệng một cách thô bạo, ói ra thì bắt ăn lại, rồi đánh vào đầu, vào mặt. Ngoài ra, hàng loạt vụ việc khác như trẻ bị đánh tím đùi, bị đánh xây xát khắp người, tát sưng mặt… khiến dư luận phẫn nộ và phụ huynh hết sức hoang mang, lo lắng. 

Bên cạnh tình trạng bạo hành trẻ, còn một hiện tượng nhiều phụ huynh phản ánh, đó là việc các cô giữ trẻ vì sợ trách nhiệm, giấu giếm những điều không hay xảy ra cho trẻ trong lớp.

Chị Lương Thị Thy, nhân viên ngân hàng, ngụ quận Bình Thạnh kể, tháng trước, chị đang ở chỗ làm thì nghe người nhà thông báo con chị đang ở bệnh viện, chị tức tốc chạy vào thì nghe tin con bị ngã trên lớp dẫn đến sưng vùng đầu, tụ máu bầm bên trong. Chị hỏi ra mới biết, buổi sáng, con chị chơi đùa trên lớp bị ngã từ ghế cao xuống, đập đầu xuống đất.

Tuy nhiên, cô giáo thấy trẻ không chảy máu nên chỉ… xoa dầu sơ sơ mà không báo với phụ huynh theo nguyên tắc giữ trẻ. Cho đến chiều, khi cháu có dấu hiệu sốt nhẹ, đau đầu, các cô mới tự đem cháu vào bệnh viện rồi liên hệ phụ huynh đến. Các bác sĩ cho biết, nếu chậm thêm vài tiếng nữa, cháu rất có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiều trường hợp trẻ bị bạn bè đánh đập, bắt nạt, bị tai nạn trên lớp, nhưng các cô giáo lại giấu nhẹm, không cho gia đình biết để có biện pháp giải quyết. Từ đó dẫn đến các hậu quả nặng hơn về sức khỏe, tâm lý cho trẻ. 

Bên cạnh bạo hành thể xác, vô trách nhiệm, nhiều trường mẫu giáo do cạnh tranh thiếu lành mạnh, muốn tăng lợi nhuận đã “bạo hành ăn uống” khi cho trẻ ăn những thức ăn thiếu chất lượng, nấu qua quýt, thậm chí nguồn gốc độc hại. Có vụ việc, người sản xuất thực phẩm bẩn sau khi bị phát hiện đã khai nhận chuyên bỏ mối cho các nhà trẻ, mẫu giáo, trong đó có những nhà trẻ biết mà vẫn làm ngơ vì “huê hồng” cao.

Có nhà trẻ, cô giáo đánh đập trẻ mạnh tay trong giờ ăn vì bé nhất quyết không ăn, sau đó phụ huynh mới phát hiện các món ăn ở đây nấu bằng nguyên liệu chất lượng thấp, cách chế biến hết sức thiếu vệ sinh, cẩu thả, khiến trẻ không chịu tiếp nhận… Thế nên, có sự chênh lệch lớn trong giá cả giữ trẻ, có nhóm giữ trẻ chỉ lấy… 600 ngàn đồng/ tháng cho một trẻ, bao ăn uống cả ngày!

Lỗ hổng từ khâu đào tạo

Những vụ việc đánh đập, bạo hành thể xác tinh thần, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với sức khỏe trẻ đang dấy lên hồi chuông báo động về nhân cách của những cô bảo mẫu. Rõ ràng, chất lượng người giữ trẻ hiện nay đang rất “có vấn đề”. Những vụ việc bạo hành xảy ra không chỉ trong các nhóm giữ trẻ tư nhân, tự phát, mà còn ở các trường mầm non tư nhân quy mô lớn hoặc có tiếng. Trong đó, các giáo viên trường này đều đòi hỏi có chứng chỉ sư phạm mầm non, được đào tạo bài bản, thế nên, không hiểu vì sao những sự việc đau lòng vẫn diễn ra liên tiếp.

Mới đây, UBND TP HCM đã có công văn khẩn gửi quận huyện về việc tăng cường thanh tra đột xuất, quản lý các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục, nhóm trẻ gia đình, yêu cầu có biện pháp xử lý cơ sở giáo dục tư thục trái quy định, không đảm bảo an toàn cho trẻ, không để nhóm trẻ không phép hoạt động. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất của mọi việc vẫn là ở “cái gốc”.

Hiện nay, việc đào tạo các giáo viên mầm non dường như đang có một “lỗ hổng” khá lớn. Không ít giáo viên giữ trẻ, bảo mẫu, đi làm nghề chỉ với tâm thế “mưu sinh”. Ngoài sự đào tạo kĩ lưỡng về vụ nuôi giữ, chăm sóc trẻ, người giáo viên mầm non cần được thấm nhuần hơn nữa về trách nhiệm và tình yêu thương, tình yêu nghề, cần phải ý thức được rằng mỗi một hành động của mình đều có ảnh hưởng nhất định đến thế hệ tương lai. Nếu “phần gốc” quan trọng này được các nhà quản lý giáo dục nhìn nhận và giải quyết rốt ráo, thì có lẽ, rất nhiều sự việc đau lòng nói trên đã không xảy ra.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...

Lời hẹn ước xúc động của “ông nội” ở Làng Nủ

Thầy Khang chụp ảnh cùng 22 "cháu nội". (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) -  Trong chuyến hành trình vượt gần 300km đến Làng Nủ (Lào Cai), thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie, đã mang theo không chỉ trái tim tràn đầy tình yêu thương mà còn có một lời hẹn ước đặc biệt. Khoảnh khắc gặp gỡ tại ngôi làng mới được tái thiết, không chỉ chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc mà còn mở ra một trang mới trong “cuốn sách cuộc đời ” của 22 đứa trẻ may mắn được ông yêu thương và bảo bọc.