Bao giờ nghệ sĩ hết tổn thương vì… giải thưởng?

Hai cố nhà thơ Xuân Quỳnh và Thu Bồn.
Hai cố nhà thơ Xuân Quỳnh và Thu Bồn.
(PLO) - “Cơ chế xin - cho” hay thủ tục rườm rà là những nguyên nhân khiến cho nhiều nghệ sĩ bị tổn thương. Lẽ đó, khán giả lẫn người trong giới đều mong muốn có một cơ chế xét tặng danh hiệu, giải thưởng "thông thoáng” hơn. Rằng hãy vinh danh nghệ sĩ thông qua những đóng góp xứng đáng với lao động nghệ thuật mà họ cả đời “sống vì nghề, tử vì nghề”.

“Mùa” xét duyệt giải thưởng - người mừng, người tủi!

Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật  là giải thưởng được trao 5 năm/lần cho các tác giả, đồng tác giả có tác phẩm, cụm tác phẩm đặc biệt xuất sắc về văn học nghệ thuật, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2017 ấn định vào sáng 11/3, song đã được Bộ Văn hóa thông báo hoãn.

Theo ông Nguyễn Thái Bình, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, do Bộ mới đề nghị Thủ tướng trình Chủ tịch nước phê duyệt bổ sung một số cá nhân nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, nên chờ sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách bổ sung, sẽ tổ chức trao tặng danh hiệu cùng với những cá nhân đã được phê duyệt trước đó. 

Theo quyết định được Chủ tịch nước ký vào đầu năm 2017, 10 tác giả và cố tác giả được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2017. Theo đó, 7 tác giả được tặng thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh bao gồm GS. TS. NSND Lê Ngọc Canh, NSND Chu Thúy Quỳnh, TS Trần Đình Ngôn, Nhà nghiên cứu sân khấu Mịch Quang, GS.NGND Trọng Bằng, TS Doãn Nho, PGS Chu Minh. Ngoài ra, 3 cố tác giả được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh gồm có nhà văn Nguyễn Xuân Thiều, nhà văn Trần Hữu Mai, nhạc sĩ Hoàng Hà. 

Chủ tịch nước cũng ký quyết định trao tặng Giải thưởng Nhà nước cho 56 tác giả, đồng tác giả và 11 cố tác giả có đóng góp xuất sắc cho nền văn học, nghệ thuật nước nhà như NSND, đạo diễn Nhuệ Giang, nhà thơ Trần Quang Quý, nhà viết kịch Chu Thơm, nhà văn Dương Hướng, đạo diễn NSND Đào Bá Sơn, Kiến trúc sư Nguyễn Thành Vinh.

Dư luận lại xôn xao khi biết có những nghệ sĩ tên tuổi, có nhiều đóng góp cho nền văn học, nghệ thuật nước nhà nhưng lại chưa được xét tặng trong đợt này. Gia đình nhạc sĩ Thuận Yến và nhạc sĩ- NSND Đinh Ngọc Liên đã gửi tâm thư lên Thủ tướng Chính phủ và Bộ VH-TT&DL. Trong thư, NSUT Hồ Thanh Hương, vợ nhạc sĩ Thuận Yến mong muốn được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban Thi đua- Khen thưởng Trung ương gặp gỡ và giải thích cho gia đình lý do nhạc sĩ Thuận Yến không được xét thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt này. 

Ngoài nhạc sĩ Thuận Yến, còn có 7 hồ sơ dù đã qua 3 vòng xét duyệt ở cơ sở với số phiếu từ 90% trở lên là: Nhạc sĩ- NSND Đinh Ngọc Liên; cố Nhà thơ Thu Bồn; cố Nhà thơ Xuân Quỳnh, Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo; GS. NSND Trần Bảng; Nhà nhiếp ảnh Lương Nghĩa Dũng và Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Ninh Viết Giao. Tới ngày 24/2/2017, Bộ VH-TT&DL đã ký báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về bổ sung lại 2 trường hợp là cố Nhà thơ Xuân Quỳnh và cố Nhà thơ Thu Bồn.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những bất cập trong lần đầu tiên xét Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn hóa, nghệ thuật theo Nghị định sô 90/2014/NĐ- CP được ban hành từ năm 2014. Theo đó, 7 hồ sơ chưa được xem xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt này vì không có giải thưởng trong các cuộc thi hay liên hoan chuyên nghiệp theo khoản 3 Điều 9 của Nghị định này. 

Quy trình máy móc, cản trở sự cống hiến

Vấn đề khác là mỗi lần xét tặng giải thưởng, không ít nghệ sĩ cảm thấy tổn thương bởi quy định còn nặng cơ chế xin- cho. Nhiều văn nghệ sĩ đã nhất quyết không làm hồ sơ, không viết đơn “xin” danh hiệu, giải thưởng.  Còn nhớ, nhạc sĩ Phạm Tuyên cũng từng từ chối khi viết đơn xin danh hiệu Giải thưởng Hồ Chí Minh. Tác giả của bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” từng thẳng thắn: “Cá nhân tôi sẽ không bao giờ làm đơn để xin giải thưởng. Những tác phẩm nghệ thuật đã có công chúng và thời gian làm công tác thẩm định”.

Rõ ràng việc yêu cầu nghệ sĩ phải viết đơn “xin” và kê khai thành tích là một quy định hết sức bất cập và vô lý; trong khi đó, tài năng và đạo đức của họ có thừa để được xét phong tặng những danh hiệu cao quý đó. Không thể để tồn tại cơ chế “xin - cho” kiểu ban ơn nghe đầy chua xót.  Nhiều nghệ sĩ đưa ra ý kiến, trên thế giới chẳng có ai phải làm đơn xin phong tặng danh hiệu bao giờ. Sự cống hiến và tài năng là thước đo cho danh vị được phong tặng.  

“Cơ chế xin- cho” hay thủ tục rườm rà là những nguyên nhân khiến cho nhiều nghệ sĩ bị tổn thương. Lẽ đó, khán giả lẫn người trong giới đều mong muốn có một cơ chế xét tặng danh hiệu "thông thoáng” hơn. Rằng hãy vinh danh nghệ sĩ thông qua những đóng góp xứng đáng với lao động nghệ thuật mà họ cả đời “sống vì nghề, tử vì nghề”.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo cần xem xét lại quy trình trao Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh. Thủ tướng nêu rõ, những người đặc biệt có đóng góp xuất sắc được xã hội, dân tộc và cuộc kháng chiến của dân tộc ghi nhận thì cần có trách nhiệm phải làm rõ. "Không thể vì một quy trình máy móc nào mà cản trở những tài năng đã đóng góp cho đất nước. Có nhiều tác giả rất nổi tiếng, ai cũng biết và ghi nhận những đóng góp, hy sinh to lớn của họ.

Họ hoàn toàn xứng đáng nhưng bây giờ họ không đạt là do quy định của chúng ta", Thủ tướng khẳng định. Việc sửa đổi khoản 3 điều 9 Nghị định số 90/2014/NĐ-CP về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật cần thiết phải làm ngay để tránh thiệt thòi cho các văn nghệ sĩ bởi 5 năm mới có một đợt xét tặng.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều hoa khôi, á khôi tham gia cuộc thi (ảnh H. Linh).

Đi tìm Hoa hậu Du lịch Việt Nam năm 2024

(PLVN) - Cuộc thi "Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024" được tổ chức nhằm mục đích tìm kiếm gương mặt Đại sứ du lịch hội tụ nhan sắc, trí tuệ, tài năng và bản lĩnh xứng với danh hiệu Hoa hậu Du lịch Việt Nam, góp phần quảng bá sâu rộng đến bạn bè quốc tế hình ảnh một Việt Nam hiện đại, năng động và không ngừng phát triển cùng với những cảnh quan du lịch tuyệt đẹp được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.