Báo động IS tấn công Italy

Italy đang trở thành điểm ngắm khủng bố của IS
Italy đang trở thành điểm ngắm khủng bố của IS
(PLO) - Theo nhật báo “La Repubblica”, các cơ quan tình báo Italy nhận định, nước này đang đối mặt với nguy cơ bị tấn công bởi các tay súng thuộc tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng đóng ở Albania.   

Nguồn tin của báo “La Repubblica” mô tả những ngôi làng xa xôi hẻo lánh ở Albania “đã treo các lá cờ của IS” và điều đó gợi nhớ những tin tức tương tự về “các ngôi làng Sharia” vốn trung thành với IS ở Bosnia. Nguồn tin này cảnh báo: “Đây là một “thùng thuốc súng”. Italy là đất nước đang trong tình thế dễ bị tấn công”.   

Nhiều dấu hiệu

Vùng Puglia của Italy được cho là nơi đặc biệt dễ bị tấn công. Albania chỉ cách Puglia khoảng 2 giờ đồng hồ đi tàu băng ngang biển Adriatic, và giới mafia người Albania đang điều hành hoạt động buôn bán ma túy và buôn người ở khắp vùng này trong những năm qua.   

Tin tức của nhật báo “La Repubblica” được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tư lệnh Cảnh sát Italy Franco Gabrielli cảnh báo người dân nước này hồi tuần trước rằng “IS sẽ sớm tấn công Italy”. Ông Gabrielli dự báo: “Tôi xin nói một cách công khai rằng chúng ta cũng sẽ phải trả giá. Các cuộc điều tra cho thấy hầu hết những kẻ bị bắt giữ ở đất nước chúng ta và có các mối liên hệ với IS thực sự đã từng có thể tiến hành các cuộc tấn công và sát hại những người khác”.   

Liên minh Châu Âu (EU) đã công nhận Albania là một “Nước ứng cử viên” chính thức của EU vào năm 2014, mở đường để nước này trở thành thành viên chính thức của EU và khi đó, các công dân Albania sẽ được phép tự do đi lại đến các quốc gia thành viên trong khối. EU cũng đã cấp quy chế miễn thị thực đi lại đến Albania và nước láng giềng Bosnia vào năm 2010, dẫn đến sự gia tăng mạnh các hoạt động buôn bán vũ khí, buôn lậu ma túy và buôn lậu người của những đối tượng người Albania ở khắp châu lục này.   

Theo Luke Coffrey, Giám đốc Trung tâm Chính sách thuộc Quỹ Di sản, Albania giờ đây là “tâm chấn” của hoạt động buôn bán ma túy ở châu Âu. Năm ngoái, khoảng 800 cảnh sát có vũ trang Albania đã phá vỡ một tổ hợp sản xuất ma túy trị giá 4 tỷ bảng Anh tại ngôi làng miền núi Lazarat. Tổ hợp này được canh gác bởi các đối tượng tội phạm vốn sở hữu một kho vũ khí khổng lồ bao gồm cả súng máy, súng phóng lựu và lựu đạn.  Hiện có những cáo buộc rằng IS giờ đây đã thay thế các ông trùm tội phạm ở Lazarat và đang điều hành đường dây buôn bán ma túy tại khu vực này. Tuy nhiên, Chính phủ Albania đã bác bỏ những cáo buộc như vậy. 

An ninh được tăng cường ở hầu hết các thành phố lớn
An ninh được tăng cường ở hầu hết các thành phố lớn

Căng thẳng

Không phải những ngày gần đây mà bấy lâu nay, Italy cũng đã ở trong tình trạng căng thẳng trước các mối đe dọa khủng bố.

Cảnh sát Italy đã được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ trên toàn quốc, nhằm đảm bảo an ninh cho người dân nhân dịp năm mới, nhất là tại những thành phố lớn như Rome và Milan. Tại thủ đô Rome, Chỉ huy cảnh sát thành phố Nicolo d’Angelo cho biết an ninh được kiểm soát chặt chẽ tại những địa điểm tập trung đông người như khu vực Đấu trường La Mã, sân vận động Circus Maximus và toàn bộ các quảng trường ở trung tâm thủ đô. 

Cảnh sát Rome đã lên kế hoạch tăng cường an ninh, thiết lập 5 điểm kiểm soát ra vào những khu vực tổ chức đón chào năm mới 2017. Lính bắn tỉa cũng được triển khai trên mái các tòa nhà hoặc sau những bồn hoa lớn được dùng để làm các hàng rào ngăn xe cộ ở thủ đô. Tại Tòa thánh Vatican, an ninh vẫn được tiếp tục duy trì ở mức cao tương tự như trong lễ Giáng sinh vừa qua. 

Tại Milan, trung tâm kinh tế và tài chính của Italy, ngoài các biện pháp an ninh thông thường, khoảng 40 cảnh sát mặc thường phục, được trang bị các loại điện thoại thông minh đặc biệt áp dụng công nghệ LTE, cũng được triển khai khắp thành phố để truyền những hình ảnh thực tế tại hiện trường về trung tâm chỉ huy. 

Italy hiện vẫn đang áp dụng mức báo động an ninh ở cấp độ 2, cấp độ cao nhất trong tình huống chưa xảy ra tấn công khủng bố, kể từ sau loạt vụ tấn công khủng bố ở Paris (Pháp) hồi tháng 11/2015. Italy và đặc biệt là thủ đô Rome, lâu nay luôn là mục tiêu đe dọa bị tấn công khủng bố.

Thắt chặt kiểm soát người nhập cư bất hợp pháp

Sau vụ việc tên Anis Amri - nghi can vụ đâm xe tải vào khu chợ Giáng sinh ở Berlin (Đức), bị cảnh sát bắn chết tại ngoại ô thành phố Milan, nhà chức trách Italy thông báo sẽ trục xuất những người nhập cư không có thẻ cư trú, đồng thời lên kế hoạch xây dựng thêm một số trung tâm mới để tạm giữ những người nhập cư bất hợp pháp trước khi thực hiện thủ tục trục xuất. 

Chỉ huy cảnh sát Italy Franco Gabrielli đã ra chỉ thị cho các đơn vị cảnh sát trên toàn quốc tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện và trục xuất người nhập cư bất hợp pháp trong bối cảnh làn sóng người di cư không ngừng gia tăng, đẩy quốc gia nằm ở cửa ngõ châu Âu đối mặt với nhiều nguy cơ. Song song với chỉ thị trên, Bộ trưởng Nội vụ Italy Marco Minniti cũng đang lên kế hoạch xây dựng thêm một số trung tâm “tạm giữ” người nhập cư bất hợp pháp đang chờ thủ tục trục xuất, phù hợp với những yêu cầu của các đối tác trong Liên minh Châu Âu (EU). 

Lập trường cứng rắn trên của Italy đối với người nhập cư trái phép là sự thay đổi chính sách quan trọng đầu tiên trong Chính phủ của Thủ tướng Paolo Gentiloni kể từ khi nhậm chức giữa tháng 12 vừa qua. Trước đó, người tiền nhiệm Matteo Renzi, cũng từng chấp nhận việc thành lập các trung tâm nhận dạng và lấy dấu vân tay người nhập cư bất hợp pháp đến Italy, nhưng lại từ chối xây dựng các trung tâm lớn để tạm giữ số người không đủ tiêu chuẩn hưởng quy chế tỵ nạn. 

Hiện ở Italy chỉ có 4 trung tâm lưu giữ đối tượng nhập cư bất hợp pháp chờ bị trục xuất với tổng cộng khoảng 360 giường. Bộ Nội vụ Italy đang đặt mục tiêu mở thêm 16 trung tâm tương tự, ít nhất có thể tạm giữ được 1.000 người. Tuy nhiên, số lượng các trung tâm này là không đáng kể nếu so với con số người nhập cư không có thẻ cư trú đang sinh sống tại Italy.

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (ISTAT), trong năm 2015, Italy đã ban hành lệnh trục xuất hơn 27.000 người nhập cư bất hợp pháp, nhưng trên thực tế chưa đầy 5.000 người bị trục xuất. Nguyên nhân là Italy chưa có các thỏa thuận song phương về trục xuất người nhập cư bất hợp pháp với nhiều nước châu Phi... 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.