“Bóng ma” IS ở Thổ Nhĩ Kỳ

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ  ngày 2/1 công bố hình ảnh nghi phạm
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ ngày 2/1 công bố hình ảnh nghi phạm
(PLO) - Ngày 2/1, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) bất ngờ lên tiếng thừa nhận đã gây ra vụ khủng bố nghiêm trọng ở Thổ Nhĩ Kỳ và cho biết “một binh sĩ của caliphate (Vương quốc Hồi giáo)” đã tiến hành xả súng vào hộp đêm ở Istanbul khiến 39 người thiệt mạng trong lúc họ đang chào đón Năm mới 2017. 

Tổ chức này cho biết những tay chơi Cơ đốc giáo là mục tiêu để trả đũa cho chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại IS ở miền Bắc Syria, nhưng hầu hết những người thiệt mạng là du khách nước ngoài từ các nước Hồi giáo khác.

Ngày đầu năm kinh hoàng

Thông báo này được đưa ra sau khi IS tung ra một đoạn băng tuyên truyền kêu gọi tấn công vào Thổ Nhĩ Kỳ, vốn là nơi có căn cứ không quân được liên minh do Mỹ dẫn đầu sử dụng để tiêu diệt IS ở Syria và Iraq. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ chưa khẳng định tính xác thực của đoạn băng được tung ra hôm 22/12 trong đó cho thấy hình ảnh các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ bị thiêu sống, nhưng việc truy cập mạng xã hội đã bị hạn chế tạm thời trong một nỗ lực được cho là để kiểm soát các tin đồn xung quanh đoạn băng đó. 

Thủ phạm tấn công vào hộp đêm ở Istanbul, cầm theo khẩu súng trường, đã sát hại một cảnh sát và một dân thường rạng sáng 1/1 bên ngoài hộp đêm Reina trước khi tiến vào và xả súng vào khoảng 600 người ở bên trong, khiến 39 người thiệt mạng, trong đó 16 người nước ngoài, và 69 người bị thương. Saudi Arabia ngày 1/1 xác nhận có 5 công dân nước này bị thiệt mạng và khoảng 10 người khác bị thương trong vụ tấn công này. Bộ Ngoại giao Liban cũng xác nhận có 3 công dân của nước này nằm trong số những nạn nhân thiệt mạng và 4 người khác bị thương. Hộp đêm này là nơi thường xuyên lui tới của nhiều người nổi tiếng, bao gồm các ca sĩ, diễn viên và vận động viên.

Ngày 2/1, sau cuộc họp nội các hàng tuần, Phó Thủ tướng Numan Kurtulmus cho biết nhà chức trách đã có được dấu vân tay và mô tả cơ bản về thủ phạm xả súng và sắp xác định được danh tính hắn. Ông cho biết 8 người đã bị bắt giữ vì có liên hệ tới vụ tấn công. 

Cảnh báo khủng bố mới

Cùng ngày 2/1, Bộ Ngoại giao Anh đã cảnh báo những công dân nước này đang có kế hoạch đến Thổ Nhĩ Kỳ về các vụ tấn công mới có khả năng tiếp tục xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ. 

Khuyến cáo của Bộ Ngoại giao Anh nêu rõ, nguy cơ xảy ra tấn công khủng bố tại các cơ sở của ngành hàng không tại Thổ Nhĩ Kỳ vẫn ở mức cao. Bộ Ngoại giao Anh nhấn mạnh mặc dù các cơ quan an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã thành công trong việc ngăn ngừa các vụ tấn công khủng bố, nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra những vụ tiếp theo mà không thể lường trước, mục tiêu có thể là các cơ quan chính phủ hay dân thường. Ngoài ra, một số vụ tấn công có thể nhằm vào những lợi ích và khách du lịch của các nước phương Tây, đặc biệt là tại các thành phố lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ. 

Trước đó, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson đã gọi vụ tấn công khủng bố tại hộp đêm Reina ở thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ là hành động "hèn nhát". 

“Bóng ma” IS

IS đã “tự hào” tuyên bố có nhiều “chân rết” ở Thổ Nhĩ Kỳ, thường xuyên tung ra các chiến dịch tuyên truyền ở đây và được cho là có hàng trăm công dân Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập hàng ngũ của chúng. Tuy nhiên đến nay, hành động khiêu khích nghiêm trọng nhất mà tổ chức này từng thừa nhận gây ra ở Thổ Nhĩ Kỳ đó là vụ giết hại một nhà báo Syria hồi tháng 3/2016 và vụ tấn công vào cảnh sát chống bạo loạn ở tỉnh Diyarbakir mà ở đó cũng có sự tham gia của các tay súng người Kurd. Các cuộc tấn công khác ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng có liên hệ với IS nhưng tổ chức này không lên tiếng thừa nhận. 

Theo một số nhà phân tích, việc IS thừa nhận gây ra vụ tấn công lần này báo hiệu sự thay đổi trong chiến dịch của chúng ở Thổ Nhĩ Kỳ - một quốc gia với phần đông người Hồi giáo và là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Nhà phân tích an ninh Michael Horowitz nói: “Đây là một giai đoạn mới. Những gì chúng ta thấy được trước đó chỉ là một cuộc chiến không công khai và giờ đây chúng ta đang bước vào cuộc chiến mở”. Tuyên bố của IS cho biết thủ phạm gây ra vụ tấn công này là để “nước Thổ Nhĩ Kỳ vô đạo biết rằng máu của người Hồi giáo đang đổ xuống bởi các cuộc không kích và đạn pháo sẽ trở thành ngọn lửa ngay trên lãnh thổ của họ”. Phó Thủ tướng Kurtulmus cho rằng với việc tấn công vào thời điểm khi mọi người đang tổ chức lễ chào đón Năm mới, IS cho thấy ý định rằng chúng muốn tiếp tục là “tai họa” đối với Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2017. 

Giới phân tích và chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng IS đã gây ra một loạt vụ tấn công trong năm 2016, bao gồm vụ tấn công ở sân bay và hai vụ nổ bom khác nhằm vào khách du lịch ở Istanbul. Tổ chức này cũng bị tình nghi chỉ đạo vụ tấn công được thực hiện bởi một kẻ tấn công liều chết 12 tuổi làm hơn 50 người thiệt mạng ngay trước cổng một đám cưới ở thành phố Gaziantep. 

Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành chiến dịch phản công ở miền Bắc Syria hồi tháng 8/2016 để truy quét các tay súng IS khỏi khu vực biên giới chiến lược cũng như hạn chế bước tiến của các tay súng người Kurd. Tháng 10/2016, lực lượng Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã giành lại được thị trấn Dabiq, vốn có ý nghĩa biểu tượng quan trọng và là trung tâm trong chiến dịch tuyên truyền của IS. Các máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên ném bom vào IS ở thị trấn Al-Bab và Ankara đang muốn đóng vai trò trong việc tiêu diệt IS khỏi thành trì của chúng ở thành phố Raqqa. 

Nhà phân tích Anthony Skinner của công ty chứng khoán Verisk Maplecroft cho rằng “IS đang gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ rằng nước này sẽ phải trả giá bằng máu vì cuộc tấn công ở miền Bắc Syria”. Nhiều nhà phân tích cũng cho rằng vụ tấn công mới đây ở Thổ Nhĩ Kỳ là dấu hiệu cho thấy sự tuyệt vọng ngày càng tăng trong IS. Nhà phân tích Horowitz- hiện là Giám đốc Công ty phân tích tình báo Prime Source- cho rằng tổ chức này đang bị đe dọa ở al-Bab, Raqqa và thành phố Mosul ở Iraq và “cần phải khẳng định lại mình”. Ông nói thêm rằng vụ tấn công ở Thổ Nhĩ Kỳ trùng khớp với mưu đồ của chúng là tiến hành các vụ tấn công khủng bố gây nhiều thương vong để đáp trả các vụ không kích vào lãnh thổ mà IS đang kiểm soát. 

Theo Max Abrahms, nhà chính trị học tại Đại học Northeastern, IS hiểu rõ rằng các cuộc tấn công nhằm vào dân thường có thể sẽ phản tác dụng ở những quốc gia nơi chúng đang nhận được nhiều sự ủng hộ. Sự thay đổi trong chiến thuật của chúng ở Thổ Nhĩ Kỳ phản ánh quan điểm của IS sau nhiều tổn thất ở Syria và Iraq. Ông nói: “Chắc chắn IS đang chịu nhiều tổn thất và không thể thay đổi tình thế”. Bởi vậy tổ chức này muốn tiến hành càng nhiều vụ tấn công càng tốt và “có thể điều đó sẽ mang lại danh tiếng cho chúng để thể hiện rằng chúng tiếp tục có khả năng tiến hành các chiến dịch trên khắp thế giới”. 

Về phần mình, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus tuyên bố nước này sẽ theo đuổi chiến dịch quân sự ở Syria bất chấp vụ tấn công làm 39 người chết tại hộp đêm Reina ở thành phố Istanbul là một "thông điệp" gửi tới chiến dịch của Ankara. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.