Một “kim chỉ nam” hành động cho doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu là thông điệp tinh thần được Tiến sĩ Alan Phan gửi gắm qua cuốn sách “Góc nhìn Alan Phan dành tặng doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu” vừa được gia đình cố Tiến sĩ Alan Phan ra mắt cuối tuần vừa qua tại TP.HCM.
“Cuộc đời tôi chính là thông điệp của tôi”
Cuốn sách đã “vẽ” lại hành trình cuộc đời của chàng trai hỗn độn nhiều nền văn hóa trên thế giới. Đó chính là tên tuổi vị Tiến sĩ kinh tế tài ba Alan Phan – Phan Việt Ái (07/08/1945 - 19/10/2015). Ông trở thành gương sáng mà bao người cùng thời hằng mơ. Là một công dân toàn cầu với 70 năm bôn ba khắp thế giới, 49 năm kinh doanh (trong đó 43 năm tại Mỹ và Trung Quốc) nhưng duy trong người vẫn chỉ chảy một và chỉ một dòng máu mang tên Tổ quốc Việt Nam dấu yêu.
Sinh ra vào đúng thời khắc lịch sử 1945 và ‘sống ba đời trong một đời người” Alan Phan bình thản đi qua 70 năm cuộc đời với sự lạc quan và hướng thiện giữa muôn trùng phong ba của cuộc sống cá nhân, vận mệnh dận tộc lẫn thời thế toàn cầu.
Sinh thời, Alan Phan từng luyến tiếc khi “đã” “kịp” làm mất hơn 900 triệu đô la trong cuộc đời kinh doanh”. Chính lần ấy, ông trở thành người Việt đầu tiên đưa công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ (1997) với thị giá cao điểm đạt 700 triệu đô la (1999).
Đồng thời, Alan Phan cũng là tác giả của 11 quyển sách tiếng Anh và tiếng Việt, cây bút bình luận gia cho nhiều tờ báo uy tín cũng như giáo sư thỉnh giảng nhiều đại học tại Mỹ và Trung Quốc.
Không những thế, Alan Phan còn được biết đến là một nhà thiện nguyện với nhiều hoạt động nhân văn và thiết thực như tổ chức “20 triệu máy tính bảng cho trẻ em Việt Nam”, “Tiếp lửa cho doanh nghiệp Việt”...
“Tôi chỉ có cảm giác là mình “thuộc về đây”
Cùng với đó, khi đọc quyển sách này, mỗi chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện nhất về Alan Phan như một người con đất Việt, doanh nhân, triết gia cùng với tình yêu quê hương Việt Nam: “Tôi chỉ có cảm giác là mình “thuộc về đây”. Đó là hình ảnh người đàn ông đầy trách nhiệm với Gia đình: "Gia đình tôi có truyền thống rất dân chủ, cởi mở, minh bạch và không trốn tránh trách nhiệm. Đối với tôi, mình luôn luôn có thể sai.". Đó là người cha mẫu mực trong dạy con: "Tình yêu của cha mẹ càng nhiều, con càng ngoan.”
Vợ cố TS Alan Phan, bà Melissa Mai tặng sách bạn đọc |
Trải qua bao sóng gió nhưng Alan Phan vẫn là Alan Phan. Con người của ý chí, nghị lực và tình yêu, ý thức trách nhiệm với bản thân, với quê hương. “Cơn sóng thần 1975 cuốn trôi tất cả và tôi quay lại Mỹ với hai bàn tay trắng. Trong khi vợ khóc sướt mướt vì mất mát, tôi vẫn hưng phấn và lạc quan. Trong tôi, không một chút oán hận hay giận dữ, không trách móc ai hay đổ lỗi cho số phận xui xẻo. Bởi vì tôi hiểu là dù thực tại có bê bết, Alan Phan vẫn là Alan Phan.” – Alan Phan từng tự bạch.
Alan Phan quan điểm sống rất rành mạch rằng: “Một người thành công trong cuộc sống phải hội đủ sáu yếu tố: sức khỏe, trí tuệ đầy đủ, tinh thần mạnh mẽ - sáng suốt, tâm linh thanh nhàn - êm ả, trả ơn xã hội bằng đóng góp thiết thực, có tài sản vật chất đầy đủ. Thiếu bất kỳ yếu tố nào trong sáu yếu tố này thì chưa phải toàn vẹn.”Từ những thành công và thất bại, Alan Phan luôn khuyên giới trẻ: "Cuộc sống và kinh doanh cần có đam mê, giống như sáng sớm tôi đánh tennis: lúc thì đánh thắng, lúc thì thua, không quan trọng, quan trọng là mình được chơi một trò chơi."
Bạn trẻ khởi nghiệp cần đam mê và kiên nhẫn
Một thực tế là nếu như có đam mê thì dù ở trong bất cứ tình huống, hoàn cảnh khó khăn nào trong hành trình cuộc đời mình, trừ những người có số may mắn, chúng ta vẫn có thể đủ tự tin bước qua ranh giới ấy và mượn đó làm “đòn bẩy” để bước tiếp, sẽ không dễ dàng bỏ cuộc hay chùn chân. Vì thế, việc kinh doanh cũng giống như sáng sớm tôi đánh tennis: lúc thì đánh thắng, lúc thì thua, không quan trọng, quan trọng là mình được chơi một trò chơi. Đó là cái đam mê.
Rất nhiều độc giả mến mộ sách của TS Alan Phan |
Alan Phan dẫn chứng: Ông Edison để làm ra bóng điện đã phải làm cả ngàn lần thất bại, nhưng ông làm hoài rồi cũng có được một phát minh lịch sử - đó là tạo ra được bóng điện, và chúng ta giờ đây không thắp nến mỗi đêm là nhờ một anh chàng đam mê như thế. Có đam mê thì mới theo đuổi công việc đến cùng. Không có đam mê thì không có thành công bền vững và lâu dài.
Song song với đó là lòng kiên nhẫn. Nếu như con người không có kiên nhẫn thì cũng có lúc mình xoa tay “thôi quên nó đi” và ngồi chờ thời. Điều đó cũng như mình đi trên đường đời mình không biết khúc ngoặt ở đằng trước là gì, nhưng đôi khi khúc ngoặt có thể đem đến cả một tương lai tươi sáng mà mình không thể tưởng tượng được.
Năm 1968, sau 5 năm lấy bằng Master ở nước ngoài thì tôi về Việt Nam, lúc đó tôi nghĩ mình chỉ thích làm nghề dạy học, không biết mình thích kinh doanh. Một đêm tôi hẹn hò với một cô đào, nhưng đến giờ hẹn chờ mãi không thấy cô ấy đến. Tôi nhìn qua bên cạnh thấy một người Mỹ lật bản đồ Sài Gòn, tôi hỏi có cần giúp không? Từ mối quen biết này, đã tạo dựng cho tôi một sự nghiệp sau đó. Thế nên, mình không thể ngờ được bước ngoặt ở tương lai của mình, nó sẽ đưa mình đi tới đâu. Có thể tươi sáng, nhưng cũng có thể đi xuống hố. Nhưng mà cứ phải tiếp tục đi, xuống hố thì lại leo lên, đi tiếp. Tới một lúc nào đó, trong cái phút bất ngờ nhất, mình tự nhiên trở thành “người hùng của thời thế” cũng không biết chừng. Cho nên đam mê và kiên nhẫn tiếp tục đi, tiếp tục cuộc chơi.
Không dừng lại ở đó, thông qua “Góc nhìn Alan Phan dành tặng doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu”, bạn sẽ thấy một cuộc đời Alan Phan “sáng như gương”, sáng không phải vì “không lấm bùn” mà “giữa bùn vẫn không hôi tanh mùi bùn”. Đó là ánh sáng ở tinh thần, ở nghị lực, ở sự lạc quan, ở sự trung thực và sự cởi mở chia sẻ đến tận tâm can như chính tâm hồn Alan Phan đã sống và cống hiến hết mình cho đam mê, cho doanh nhân Việt và giới trẻ Việt trên con đường vươn tới những vì sao tinh tú nhất.