Vào ngày 18 tháng 1 năm tới, quyền phục vụ của một nữ vệ sỹ xinh đẹp sẽ được đem ra đấu giá tại Trung Quốc với giá khởi điểm là 180.000NDT/năm.
Theo công ty bán đấu giá quốc tế Giai Sỹ Khải (Bắc Kinh, Trung Quốc), ngày 18 tháng 1 năm 2011, công ty sẽ tổ chức phiên đấu giá tài năng đặc biệt đầu tiên tại Trung Quốc. Những thứ mang ra đấu giá tại phiên đấu giá này cũng hết sức kỳ lạ, họ vừa là những người có năng khiếu đặc biệt lại vừa là những nhân tài hiếm có ở Trung Quốc. Phiên đấu giá đầu tiên sẽ đấu giá quyền phục vụ một năm của nữ vệ sỹ Phi Phi đến từ Hà Bắc với giá khởi điểm là 180.000 NDT/năm (khoảng 27.000 USD/năm) và một năm cố vấn của ông vua ý tưởng Hà Dương với giá khởi điểm là 10.000 NDT/năm (khoảng 1.500 USD/năm).
Nữ vệ sỹ Phi Phi trước đây đã từng phục vụ tại công ty Thiên Kiều, Bắc Kinh. Cô gái 23 tuổi này tốt nghiệp Học viện cảnh sát nhân dân Trung Quốc, quê ở Thương Châu, Hà Bắc, cô là một người vừa xinh đẹp vừa tài năng, giỏi cả văn lẫn võ. Năm 2007, cô đạt giải nhì cuộc thi MC truyền hình do đài truyền hình Thương Châu tổ chức và giải nhất cuộc thi đấu võ trong Học viện cảnh sát. Cô có thể làm vệ sỹ, lái xe, thư ký, quan hệ công chúng và nhiều công việc khác. Đã có nhiều công ty tỏ ý muốn tham gia phiên đấu giá đặc biệt này.
Được biết, phiên bán đấu giá nhân tài sắp tới đã gây ra nhiều tranh cãi tại Trung Quốc. Một số người cho rằng những phiên bán đấu giá thế này là một ý tưởng hay vì có thể nâng cao giá trị của những người có tài năng tuy nhiên cũng có người lại chỉ trích rằng đem nhân tài ra làm hàng hoá như vậy sẽ tước mất quyền lựa chọn của họ.
Giám đốc công ty đấu giá Giai Sỹ Khải, ông Triệu Hiểu Khải cho hay hiện có nhiều nguồn phân phối nhân tài nhưng chủ yếu là trên thị trường truyền thống hoặc bằng cách “săn đầu người”. Sử dụng phương thức đấu giá sẽ thúc đấy dòng nhân tài lưu thông, nhằm giúp nguồn nhân tài đặc biệt sẽ được phân bố một cách có hiệu quả và tối đa hoá giá trị của họ.
Tuy nhiên, cũng có không ít các ý kiến phản đối. Một giảng viên đại học tại Trung Quốc cho hay cái được gọi là phiên đấu giá nhân tài thực tế là nhân tài cạnh tranh tìm việc. Đối với những người tài năng mà nói, hình thức đấu giá thực tế là một sự lựa chọn một chiều, ai ra giá cao thì sẽ phải phục vụ người đó và như vậy sẽ khiến họ mất đi quyền lựa chọn cho riêng mình.
Theo công ty bán đấu giá quốc tế Giai Sỹ Khải (Bắc Kinh, Trung Quốc), ngày 18 tháng 1 năm 2011, công ty sẽ tổ chức phiên đấu giá tài năng đặc biệt đầu tiên tại Trung Quốc. Những thứ mang ra đấu giá tại phiên đấu giá này cũng hết sức kỳ lạ, họ vừa là những người có năng khiếu đặc biệt lại vừa là những nhân tài hiếm có ở Trung Quốc. Phiên đấu giá đầu tiên sẽ đấu giá quyền phục vụ một năm của nữ vệ sỹ Phi Phi đến từ Hà Bắc với giá khởi điểm là 180.000 NDT/năm (khoảng 27.000 USD/năm) và một năm cố vấn của ông vua ý tưởng Hà Dương với giá khởi điểm là 10.000 NDT/năm (khoảng 1.500 USD/năm).
Nữ vệ sỹ Phi Phi trước đây đã từng phục vụ tại công ty Thiên Kiều, Bắc Kinh. Cô gái 23 tuổi này tốt nghiệp Học viện cảnh sát nhân dân Trung Quốc, quê ở Thương Châu, Hà Bắc, cô là một người vừa xinh đẹp vừa tài năng, giỏi cả văn lẫn võ. Năm 2007, cô đạt giải nhì cuộc thi MC truyền hình do đài truyền hình Thương Châu tổ chức và giải nhất cuộc thi đấu võ trong Học viện cảnh sát. Cô có thể làm vệ sỹ, lái xe, thư ký, quan hệ công chúng và nhiều công việc khác. Đã có nhiều công ty tỏ ý muốn tham gia phiên đấu giá đặc biệt này.
Được biết, phiên bán đấu giá nhân tài sắp tới đã gây ra nhiều tranh cãi tại Trung Quốc. Một số người cho rằng những phiên bán đấu giá thế này là một ý tưởng hay vì có thể nâng cao giá trị của những người có tài năng tuy nhiên cũng có người lại chỉ trích rằng đem nhân tài ra làm hàng hoá như vậy sẽ tước mất quyền lựa chọn của họ.
Giám đốc công ty đấu giá Giai Sỹ Khải, ông Triệu Hiểu Khải cho hay hiện có nhiều nguồn phân phối nhân tài nhưng chủ yếu là trên thị trường truyền thống hoặc bằng cách “săn đầu người”. Sử dụng phương thức đấu giá sẽ thúc đấy dòng nhân tài lưu thông, nhằm giúp nguồn nhân tài đặc biệt sẽ được phân bố một cách có hiệu quả và tối đa hoá giá trị của họ.
Tuy nhiên, cũng có không ít các ý kiến phản đối. Một giảng viên đại học tại Trung Quốc cho hay cái được gọi là phiên đấu giá nhân tài thực tế là nhân tài cạnh tranh tìm việc. Đối với những người tài năng mà nói, hình thức đấu giá thực tế là một sự lựa chọn một chiều, ai ra giá cao thì sẽ phải phục vụ người đó và như vậy sẽ khiến họ mất đi quyền lựa chọn cho riêng mình.
Theo Sầm Hoa
Vietnamnet
Vietnamnet