Nguyên nhân không có gì to tát, chỉ là sở thích không giống nhau: Anh thích yên tĩnh còn chị lại thích nhộn nhịp; anh ăn mặn, còn chị ăn nhạt, anh ấy thích sống đơn giản, tiết kiệm, chị lại là tín đồ của mua sắm…
Cứ ba ngày có một cuộc chiến nhỏ, năm ngày lại có cuộc chiến lớn nên cả hai đều chán nản. Anh bắt đầu trốn ở cơ quan không muốn về nhà, chị thường xuyên tụ họp bạn bè. Khoảng cách giữa hai người ngày càng xa và cuối cùng anh đề nghị ly hôn. Đau đớn, hụt hẫng nhưng chị cũng chấp nhận vì không muốn kéo dài cuộc sống mà cả hai đều ngột ngạt.
Ly hôn đã được hai năm, tuy không còn bị nỗi đau dày vò nhưng khi đối mặt với việc tái hôn, chị vẫn cảm thấy có quá nhiều nghi hoặc. Chị không dám đặt quá nhiều niềm tin nơi người mới, bởi chị sợ lại một lần nữa suy sụp. Những câu hỏi cứ nối tiếp nhau không dứt: Liệu người đàn ông này có phải là “chân mệnh thiên tử của mình”? Liệu rằng bi kịch kia có thể lại một lần nữa lặp lại? Hạnh phúc có thể đến với mình hay không?
Lời khuyên của chuyên gia tâm lí:
Nhưng cũng có những người lại mất đi niềm tin, nghi ngờ hạnh phúc thật sự. Nếu những suy nghĩ tiêu cực ấy không được khắc phục, đó là rào cản cho cuộc hôn nhân mới.
Trường hợp chị Ngân, vấn đề chủ yếu là chị và chồng trước có tính cách quá khác nhau dẫn đến không thể hòa hợp trong lối sống. Nguyên do: Hai người chưa có đủ thời gian tìm hiểu, cái tôi cá nhân của cả hai lại quá lớn nên không ai chịu nhượng bộ. Thêm vào đó là sự thiếu chuẩn bị tâm lí khi bước vào hôn nhân.
Khi cân nhắc đến việc tái hôn, chị nên dành thời gian để hai người có thể hiểu rõ về nhau, nhìn nhận những ưu điểm và chấp nhận nhược điểm. Cùng tôn trọng lẫn nhau, cố gắng để hoà hợp và tin tưởng.
Đồng thời chị cũng nên tự đánh giá bản thân về những việc mình đã làm được và chưa làm được trong cuộc hôn nhân trước, sửa chữa những sai lầm và quan trọng hơn là cần có niềm tin vào hạnh phúc.
Theo Dân trí