Bàn ghế cho khán giả tại Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh có giá 6,3 tỷ

Tổng kinh phí cho hạng mục bàn ghế tại Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh đang gây tranh cãi có giá 6,3 tỷ đồng
Tổng kinh phí cho hạng mục bàn ghế tại Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh đang gây tranh cãi có giá 6,3 tỷ đồng
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chủ đầu tư Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh cho biết, toàn bộ số bàn ghế của phòng khán giả trong Nhà hát dân ca Quan họ được đóng bằng gỗ gõ đỏ, tổng kinh phí cho hạng mục này là 6,3 tỷ đồng.

Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh là đề tài đang gây tranh cãi trên mạng xã hội dù công trình này vừa được trao giải Bạc tại hạng mục Kiến trúc công cộng tại Giải thưởng Kiến trúc quốc gia lần thứ 15 (2022-2023).

Bên lề giải thưởng, điều gây tranh cãi chính là những hàng ghế gỗ bề thế được trang bị trong toàn bộ Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Trao đổi với các cơ quan thông tấn báo chí, ông Nguyễn Xuân Trung, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cho rằng, việc sử dụng ghế gỗ Đồng Kỵ trong Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh là tốt.

"Đó chỉ là ghế cho người ngồi xem."- ông Trung nói.

Đồng quan điểm với ông Trung, ông Dương Đức Sinh- Bí thư Đảng ủy phường Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh khẳng định: Việc sử dụng này là "phù hợp".

Ông Sinh cho rằng sản phẩm đồ gỗ Đồng Kỵ vốn là làng nghề của tỉnh Bắc Ninh cho nên ưu ái dùng đồ gỗ của làng nghề thì rất là phù hợp - vừa là quảng bá, vừa tiêu dùng cho địa phương.

Theo Ban quản lý khu vực phát triển đô thị Bắc Ninh, chủ đầu tư Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh, Nhà hát được xây dựng từ năm 2016 trên khu đất có diện tích 19.400 m2, và hoàn thành năm 2020. Tổng mức đầu tư của dự án trên 241 tỷ đồng với nhiều hạng mục từ nguồn ngân sách nhà nước. Trong đó, toàn bộ số ghế của phòng khán giả trong Nhà hát dân ca Quan họ được đóng bằng gỗ gõ đỏ (nhập từ Nam Phi) với 341 sản phẩm, trong đó có 18 ghế to, 323 ghế nhỏ, 176 bàn nhỏ và 9 bàn to với tổng kinh phí cho hạng mục này là 6,3 tỷ đồng.

Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh do các kiến trúc sư Ngô Trung Hải, Trần Hoàng Hải Nam, Trần Anh Sơn tư vấn thiết kế với ý tưởng tái hiện lại cả một “Không gian Văn hóa Quan họ” trong quần thể Thủy tổ Quan họ Bắc Ninh tại làng Diềm, phường Hòa Long, TP Bắc Ninh (Bắc Ninh), quê hương của Thủy tổ Quan họ.

Theo các kiến trúc sư, bên ngoài nhà hát mang dáng dấp hiện đại nhưng toàn bộ nội thất lại thể hiện theo nét truyền thống. Phần sân khấu biểu diễn chính được cách điệu từ kiến trúc cổng làng để dẫn dắt cảm xúc cho khán giả được đắm chìm vào trong không gian đậm chất Quan họ.

Về hệ thống ghế ngồi, phía đơn vị tư vấn đã đề xuất sử dụng sản phẩm nội thất từ làng nghề truyền thống của tỉnh Bắc Ninh (làng Đồng Kỵ), ở giữa hai ghế ngồi có một bàn trà nhằm góp phần giới thiệu với du khách trong và ngoài nước biết đến các chất liệu và sản phẩm của làng nghề Bắc Ninh.

Về lý do trao giải Bạc - Hạng mục Kiến trúc công cộng tại Giải thưởng Kiến trúc quốc gia lần thứ 15 (2022-2023) cho Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh, Hội đồng giám khảo cho rằng: "Kiến trúc Nhà hát dân ca Quan họ sáng tạo, ấn tượng, sức biểu cảm sâu sắc, tạo hình lấy cảm hứng từ mái đình truyền thống, với lớp vỏ bao che 2 lớp, dại tre bên ngoài có họa tiết từ nón Ba Tầm. Về không gian: sử dụng vật liệu, màu sắc… đơn giản nhưng tinh tế, tìm tòi từ các hoa văn, họa tiết truyền thống Việt Nam”.

Đọc thêm

Công nghệ hiện đại 'tiếp lửa' bảo tồn di sản nghe nhìn

Thực hiện số hóa phim tại Viện Phim Việt Nam. (Ảnh: Thụy Du)
(PLVN) - Không chỉ là những bài ca đi cùng năm tháng hay những tác phẩm sống mãi với thời gian, di sản nghe nhìn bao hàm nhiều giá trị văn hóa quan trọng gắn kết quá khứ và hiện tại. Tuy nhiên, trong thời đại 4.0, sự phát triển của công nghệ đôi khi khiến loại hình di sản này phải đối mặt với việc bị lãng quên. Thế nhưng, nếu biết tận dụng tốt, công nghệ hiện đại sẽ góp phần “tiếp lửa” cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghe nhìn một cách hiệu quả hơn bao giờ hết.

Sửa đổi Luật Di sản văn hóa: Làm gì để bảo tồn di sản nghe nhìn?

Điện ảnh cần được bảo tồn như di sản.
(PLVN) - Luật Di sản văn hóa ra đời đã góp phần bảo vệ và gìn giữ được rất nhiều di sản. Nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa được đề cập trong luật, đơn cử như chưa có quy định liên quan đến di sản tư liệu nói chung và di sản nghe nhìn nói riêng. Trong khi đó, tầm quan trọng của di sản nghe nhìn đã được thế giới công nhận, bởi đó là dạng di sản gắn kết với quá khứ thông qua âm thanh và hình ảnh, là nguồn tài nguyên quý giá để các thế hệ tương lai hiểu được lịch sử.

Ngày thế giới về di sản nghe nhìn 27/10: Nhìn về thực tế bảo tồn ở Việt Nam

Bức ảnh tư liệu quý giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh ăn cơm cùng đồng bào chiến sĩ tại Chiến khu Việt Bắc thời kỳ kháng chiến chống Pháp. (Ảnh: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Ngày 27/10 hàng năm, thế giới cùng nhau kỷ niệm Ngày thế giới về di sản nghe nhìn, nhằm tôn vinh và nhắc nhở về tầm quan trọng của việc bảo tồn những tư liệu quý giá này đối với sự phát triển của nhân loại. Việt Nam là một quốc gia giàu di sản văn hóa, nhưng công tác bảo tồn di sản nghe nhìn vẫn còn nhiều thách thức. Hơn hết, làm thế nào để công chúng tiếp cận, hình thành ý thức bảo tồn sâu rộng vẫn là vấn đề lớn cần lời giải.

Di sản nghe nhìn - Lăng kính quan trọng của lịch sử phát triển đất nước

Thước phim “Ngày Độc lập 2/9/1945” là tư liệu quý giá giúp tái hiện lại khoảnh khắc lịch sử trọng đại của dân tộc. (Ảnh tư liệu: TTXVN)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh quá trình phát triển của đất nước, từ những ngày đầu lập quốc đến cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc. Những tư liệu quý báu như bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, cho đến những thước phim, bản ghi âm lịch sử, là nguồn tư liệu quan trọng không chỉ trong nghiên cứu lịch sử mà còn giúp thế hệ sau hiểu rõ hơn về sự hy sinh, cống hiến của cha ông.

Tại sao điện ảnh Việt chưa thể bứt phá?

Các diễn giả tại Tọa đàm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Dù những năm gần đây, các tác phẩm điện ảnh Việt Nam có sự tăng trưởng về số lượng nhưng chất lượng vẫn chưa cải thiện nhiều. Theo đạo diễn, NSND Phạm Nhuệ Giang, phim Việt đang ở trong tình trạng người sản xuất không biết phim mình hay dở ở đâu?

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Trải nghiệm bay trên bầu trời qua lễ hội khinh khí cầu

Ngắm di sản thiên nhiên thế giới từ trên cao. (Ảnh: HLTV)
(PLVN) - Khinh khí cầu ngoài là thú chơi trên không, còn tạo hiệu ứng hình ảnh đẹp, bắt mắt và nếu có thông điệp truyền thông tốt sẽ tạo được sức thu hút du khách. Với tạo hình đẹp, màu sắc rực rỡ và có thể bay trải nghiệm cùng phi công, bộ môn khinh khí cầu sẽ mang lại nhiều trải nghiệm cho du khách.

Xuyên bão

Tranh minh họa của Văn Học
(PLVN) - Trận bão về sớm hơn thường lệ. Gió ầm ào gào rít như muốn tàn phá tất cả. Ngoài kia, cây cối bị vặn ngả nghiêng, rõa rượi, lá bị bứt xáo xác, bay chíu chít.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

5 món ăn nổi tiếng nhất Ấn Độ

5 món ăn nổi tiếng nhất Ấn Độ
(PLVN) - Cà ri Ấn Độ, bánh naan, gà tikka masala, bánh pani puri và cơm rang biryani không chỉ là những món ăn nổi tiếng mà còn là biểu tượng của văn hóa ẩm thực Ấn Độ.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản. 

Khai mạc du lịch Thu - Đông tại Bình Liêu

Lãnh đạo huyện Bình Liêu bấm nút khởi động mùa du lịch huyện Bình Liêu năm 2024.
(PLVN) - Chương trình Du lịch mùa Thu - Đông với chủ đề “Bình Liêu - Hội mùa về” khai mạc tối 25/10, tại Quảng trường 25/12 thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh).