Bê bối liên quan cuộc đấu thầu nhà máy nước sạch ngàn tỷ

Hình ảnh trong một nhà máy nước sạch tại Đà Nẵng
Hình ảnh trong một nhà máy nước sạch tại Đà Nẵng
(PLVN) - Mới đây, Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho biết, phải xem xét lại, thậm chí có thể phải hủy kết quả đấu thầu dự án Nhà máy nước (NMN) Hòa Liên công suất 120.000m3/ngày, vốn đầu tư 1.170 tỷ đồng.

Liên doanh nhà thầu được chọn bị tố cáo

Trong Kế hoạch đầu tư công năm 2019 và 2020, dự án NMN Hòa Liên được HĐND TP Đà Nẵng phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 2010/NQ-HĐND ngày 19/12/2018. Ngày 7/8, UBND TP ban hành Quyết định 3476/QĐ-UBND phê duyệt dự án đầu tư xây dựng với tổng mức hơn 1.170 tỷ từ ngân sách TP. Mục tiêu xây dựng NMN có công suất 120.000m3/ngày cung cấp bổ sung nguồn nước sạch cho TP Đà Nẵng, phạm vi phục vụ các quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu, Sơn Trà và huyện Hòa Vang đến năm 2020.

Theo báo cáo của UBND TP, dự án đã được phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tại Quyết định 3632/QĐ-UBND ngày 17/8/2019; đã thực hiện xong công tác đấu thầu gói thầu thiết kế, cung cấp thiết bị và xây lắp công trình (EPC), hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu để khởi công công trình trong năm 2019.

Theo tìm hiểu, trong thông báo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật gói thầu EPC của dự án NMN Hòa Liên ngày 30/9, nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật là Liên danh Công ty CP Xây dựng số 5 - Công ty TNHH ĐTXD KCON, Công ty Tư vấn, Đầu tư và Xây dựng công nghiệp HPC - Công ty CP Đầu tư phát triển nước và Môi trường Đại Việt (liên danh SC5-KCON- HPC - Đại Việt). Tuy nhiên, sau khi kết quả này được công bố, đã có một số doanh nghiệp gửi văn bản cơ quan chức năng và lãnh đạo TP đề nghị xác minh, kiểm tra năng lực của Liên danh được chọn. 

Trong văn bản gửi Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP, Ban quản lý (BQL) Dự án Đầu tư Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp... khiếu nại kết quả đánh giá hồ sơ kỹ thuật gói thầu EPC cho rằng, việc đánh giá liên danh SC5-KCON- HPC- Đại Việt “là đơn vị duy nhất đáp ứng yêu cầu kỹ thuật” là chưa khách quan và không công bằng cho các đơn vị tham gia dự thầu.

Đơn khiếu nại đưa ra thông tin, Công ty Đại Việt, thành viên của liên danh trúng thầu SC5-KCON- HPC - Đại Việt hoàn toàn không và chưa có kinh nghiệm trong việc thiết kế, dự toán công trình NMN có công suất lớn hơn hoặc bằng 84.000m3/ngđ. Như vậy, liên danh nhà thầu này chưa đáp ứng khoản (d) mục (B) yêu cầu về năng lực nhà thầu.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác cũng có công văn gửi đến BQL Dự án này phản ánh: Căn cứ hồ sơ mời thầu gói thầu EPC, danh sách các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gói EPC… qua tìm hiểu thực tế năng lực nhà thầu, đối chiếu theo khoản 2.1, mục 2 Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; chương III tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, liên danh SC5-KCON- HPC - Đại Việt không đáp ứng năng lực khi tham gia dự thầu.

Theo đó, Công ty SC5 không có công trình EPC thi công cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng NMN sạch quy mô trên hoặc bằng 84.000m3/ngđ và trạm bơm cấp 1 với tổng giá trị các Hợp đồng bằng hoặc lớn hơn 306 tỷ đồng (nhà thầu có hợp đồng thi công NMN nhưng không cung cấp thiết bị công nghệ, chỉ lắp đặt và thi công xây dựng NMN). Vì vậy, không đạt yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm theo hồ sơ mời thầu. 

Đồng thời, một số doanh nghiệp cũng tỏ ý nghi ngờ về tính công bằng, minh bạch trong quá trình chọn thầu với dự án này.

Người dân Đà Nẵng có thời điểm thiếu nước sạch, phải dùng nước từ xe bồn
Người dân Đà Nẵng có thời điểm thiếu nước sạch, phải dùng nước từ xe bồn 

Hủy kết quả, Trưởng BQL phải chịu trách nhiệm!

Liên quan đến công tác lựa chọn nhà thầu dự án này, ngày 2/10, UBND Đã Nẵng đã có văn bản do Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ ký gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), BQL, nghiên cứu nội dung văn bản liên quan đến công tác lựa chọn nhà thầu, triển khai xử lý các công việc có liên quan theo đúng quy định, báo cáo UBND TP kết quả thực hiện trước ngày 10/10. 

Ngày 3/10, Sở KH&ĐT có công văn gửi BQL đề nghị cơ quan này chủ trì sớm giải quyết các kiến nghị liên quan đến năng lực các nhà thầu tham dự gói thầu EPC dự án này.

Tại buổi họp báo thường kỳ quý III/2019 của UBND TP, ông Nguyễn Hữu Hinh, Giám đốc BQL (chủ đầu tư dự án NMN Hòa Liên) cũng xác nhận, thời gian qua có những ý kiến trái chiều về việc đấu thầu dự án NMN Hòa Liên.

Theo ông Hinh, trong số các doanh nghiệp có ý kiến, có cả những doanh nghiệp không tham gia đấu thầu nhưng cũng có ý kiến. BQL đang xác minh và làm việc với Cục Quản lý đấu thầu (Bộ KH&ĐT) để xin ý kiến; đồng thời báo cáo lãnh đạo TP, chờ chỉ đạo để triển khai dự án.

Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho biết, trước tình hình có nhiều ý kiến, khiếu nại hậu đấu thầu, dự án có thể phải xem xét lại. “Sẽ phải xem xét mức độ như thế nào và thậm chí có thể phải hủy kết quả đấu thầu. Mà đã hủy kết quả đấu thầu, có nghĩa Trưởng BQL dự án phải chịu trách nhiệm như thế nào”, ông Nghĩa nói.

Trước đó, PLVN cũng có ghi nhận về những dư luận cho rằng việc đấu thầu xây dựng Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (quận Hải Châu) và NMN Hòa Liên (đều do BQL làm chủ đầu tư kiêm điều hành dự án) “có vấn đề”. 

Ngày 28/10, lãnh đạo Sở KH&ĐT đã có Công văn đề nghị UBND các quận, huyện, các chủ đầu tư, quản lý dự án triển khai thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, UBND TP về công tác đấu thầu một số công trình, dự án trên địa bàn TP. Nghiêm túc thực hiện đầy đủ quy định của Luật Đấu thầu 2013, Nghị định 63/2014/NĐ-CP, Chỉ thị 47/CT-TTg của Thủ tướng và các quy định liên quan nhằm đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, khách quan trong lựa chọn nhà thầu.

So với thu nhập của người dân, giá nước sinh hoạt ở Việt Nam thuộc nhóm các nước có giá đắt đỏ. Đáng chú ý là việc sản xuất và phân phối nước, một mặt hàng thiết yếu, đã được “thả” cho khu vực tư nhân làm từ lâu nhưng sự kiểm soát về chất lượng và giá cả khá lỏng lẻo, điều này có thể mang lại những hệ luỵ khó lường không chỉ về kinh tế mà còn có thể gây bất ổn xã hội. Đây là một nội dung trao đổi tại buổi toạ đàm với chủ đề “An ninh nguồn nước và thị trường nước cạnh tranh” tổ chức mới đây.

Các chuyên gia cho rằng, nước là hàng hoá thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống người dân, là hạ tầng thiết yếu quốc gia, và hiện ở Việt Nam lĩnh vực kinh doanh nước sạch  đang dần hình thành độc quyền tự nhiên, đặt ra các mức giá nước chưa tương xứng với chất lượng, quản lý nhà nước đang buông lỏng, thiếu sự kiểm soát, can thiệp đầy đủ.

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ phân tích: Trước đây, ở Việt Nam, nước là hàng hoá thiết yếu do Nhà nước cung cấp. Nhưng hiện nước sạch chủ yếu do tư nhân cung cấp. Đáng chú ý, tư nhân ở mỗi vùng, mỗi tỉnh một kiểu. Ngay ở Hà Nội thì việc mua nước ở các quận chưa chắc giống nhau.

Các chuyên gia cho rằng Nhà nước đã quên mất trách nhiệm quản lý của Nhà nước. TS Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh (CEGR) phân tích: Trong khi các quốc gia đặt nặng về vấn đề an ninh nguồn nước thì chúng ta đang thả lỏng toàn bộ. Từ lúc giải tán Bộ Thủy lợi, quản lý nguồn nước bị bỏ ngỏ. Thực tế thì vẫn có phân chia quản lý nhưng các bộ quan tâm nhiều hơn đến việc thu phí. 

Là người làm chuyên môn lâu năm nhưng ông Sơn cũng không rõ tình trạng quản lý nước ngầm ở các địa phương như thế nào, đơn vị nào quản lý, Bộ Tài nguyên và Môi trường hay Bộ Xây dựng hay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?

Thực tế đó khiến cho chi phí sản xuất nước ở Việt Nam rất cao. Theo  ông Nguyễn Hoàng Hà – Trưởng ban Tổng hợp, Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH&ĐT), so với thu nhập của người dân, giá nước sinh hoạt ở Việt Nam thuộc nhóm các nước có giá đắt đỏ, chỉ sau nhóm có ít nguồn nước. 

Vấn đề hiện nay là hệ thống phân phối cung cấp nước không liên thông giữa các nhà máy. Sống ở khu vực nào phải chấp nhận sử dụng nước ở đó dù không chắc bảo đảm chất lượng nhưng cũng không có quyền lựa chọn nhà cung cấp khác.

Gần đây dư luận xôn xao việc NMN sông Đuống sử dụng đường ống Trung Quốc nhưng chi phí xây dựng cao gấp ba so với NMN sông Đà.  Ông Hà Đăng Sơn đặt vấn đề: Vì sao sông Đuống có chi phí cao mà UBND Hà Nội đồng ý làm, việc lựa chọn đơn vị cung cấp nước có khách quan không? 

Ông Sơn nhấn mạnh rằng việc phân phối nước phải theo nguyên tắc cạnh tranh, đấu thầu, nhưng người dân không có thông tin về đấu thầu, mạng lưới quy hoạch, cơ quan quản lý. Không có cạnh tranh thì người dân “bị bắt làm con tin” bởi nếu không đồng ý với giá cả hay chất lượng thì họ vẫn phải dùng không thể chọn nhà cung cấp khác.  

Theo ông Cung, Nhà nước phải quản lý trên nguyên tắc hiệu quả và đảm bảo lợi ích cơ bản giữa các bên gồm Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Cần phải có cơ quan tính toán để các nhà đầu tư bỏ vốn làm, thu hút tư nhân làm nhưng không phương hại lợi ích Nhà nước và người dân (như hình thức hợp tác công - tư)… 

“Các cơ quan nhà nước cần phải siết chặt quản lý giá nước, chất lượng nước, kiểm soát độc quyền để bảo đảm chất lượng cuộc sống người dân, bảo đảm an toàn và trật tự xã hội, bảo đảm an ninh kinh tế bởi nếu nước xảy ra vấn đề sẽ là mầm mống của khủng hoảng”, ông Cung khuyến nghị.

Đọc thêm

Cụ ông con liệt sỹ bất ngờ nhận được thông báo cưỡng chế vi phạm hành chính?!

Mỗi khi trời mưa lối vào nhà ông Đạt thường bị ngập vì bị bít chặn đường thoát nước.
(PLVN) - Cụ ông 82 tuổi khẳng định trước khi nhận được thông báo về việc tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, ông chưa từng nhận được biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính để biết bản chất sự việc và thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật.

Phát hiện một thi thể nam giới trên sông Hậu

Phát hiện một thi thể nam giới trên sông Hậu
(PLVN) - Ngày 26/7, Công an huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long cho biết đang phối hợp với Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh tiến hành khám nghiệm tử thi, xác minh, điều tra làm rõ nguyên nhân tử vong của một thi thể trên sông Hậu.

Kon Tum: Kỳ lạ những công trình kiên cố tại lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông

Công trình tại tiểu khu 478, thôn Kon Năng, xã Măng Cành.
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo ra ngày 9/1/2024, thời gian gần đây, Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông (trụ sở thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông; 100% vốn nhà nước do UBND tỉnh Kon Tum làm đại diện chủ sở hữu) đã để xảy ra một số vụ phá rừng trên lâm phần của Cty; như tại tiểu khu 388, xã Đắk Ring; tiểu khu 400, xã Măng Bút.

Nhiệt điện Hải Phòng hủy thầu gói thầu mua than cám có giá hơn 1.311 tỷ đồng sau gần 5 tháng đấu thầu

Trụ sở Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng.
(PLVN) - Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng vừa có quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cung cấp than cám 6a.14 phục vụ sản xuất có giá gói thầu hơn 1.311 tỷ đồng. Lý do hủy thầu được thông báo là do tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. 

Tiếp vụ khu du lịch Ba Khan Village Resort không có giấy phép xây dựng nhưng đã đi vào hoạt động: Có thể yêu cầu ngừng hoạt động

Khu du lịch xây dựng hoàng tráng kiên cố, nhưng chính quyền địa phương không hề hay biết. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Liên quan đến khu du lịch Ba Khan Village Resort (Mai Châu, Hoà Bình) rộng 4ha đi vào hoạt động, thu tiền khi chưa được cấp phép xây dựng, chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, Luật sư Nguyễn Huy Long, Giám đốc Công ty Luật Legal Gate Việt Nam cho biết, về việc này các cơ quan chức năng có thể kiểm tra tình trạng hoạt động hợp pháp của công ty, có thể yêu cầu ngừng hoạt động, buộc áp dụng hình phạt hoặc yêu cầu Chủ đầu tư thực hiện các thủ tục cần thiết để hợp pháp hóa hoạt động.

Bắc Ninh: Nhiều bất cập trong việc thực hiện Dự án đường tỉnh 295 huyện Yên Phong

Quá trình thi công đã xảy ra tình trạng sụt lún rất nguy hiểm.
(PLVN) - Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 295 (ĐT.295) có tổng mức đầu tư gần 80 tỷ đồng, do Ban quản lý các dự án xây dựng huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) làm chủ đầu tư, Công ty xây dựng Việt Đức (TNHH) là nhà thầu thi công chính. Tuy nhiên, việc chấp hành pháp luật trong quá trình triển khai, thực hiện dự án có nhiều điểm bất cập khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng…

Bài 3: “Cần nghiêm trị” trong vụ khai thác vàng trái phép tại Mường Tè (Lai Châu)

Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Bày tỏ quan điểm trong vụ Báo Pháp luật Việt Nam phản ánh việc khai thác vàng trái phép tại bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến nhấn mạnh: Tài nguyên khoáng sản là bảo vật quốc gia, là nguồn lực của nhà nước. Nếu ai đó tự ý khai thác, không được phép của Nhà nước là vi phạm pháp luật, cần phải nghiêm trị.

Hưng Yên: Xã Đình Cao chỉ đạo khắc phục thiếu sót sau phản ánh của Báo PLVN

UBND xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên).
(PLVN) -  Sau khi Báo PLVN đăng tải bài viết “Dự án 78 tỷ đồng ở Hưng Yên: Ai sai người đó chịu trách nhiệm". Ngày 02/11/2023, chủ đầu tư dự án là UBND xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên) đã có văn bản phản hồi Báo PLVN và chỉ đạo các đơn vị thực hiện dự án nhanh chóng khắc phục những vấn đề thiếu sót mà Báo PLVN phản ánh.

"Vàng tặc" lộng hành tại Mường Tè, Lai Châu

Hình ảnh "hầm vàng tặc" được các đối tượng dựng lên để nguỵ trang. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Khu rừng sản xuất trên địa bàn bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu từ lâu được người dân đồn thổi là nơi có trữ lượng vàng sa khoáng lớn. Cũng chính ở đây, đã từ nhiều tháng qua, các đối tượng đã lợi dụng việc thuê đất trồng rừng sản xuất nhưng thực chất đã biến nơi đây thành nơi khai thác vàng trái phép. Nhận được thông tin phản ánh của người dân, nhóm phóng viên đã về đây để tìm hiểu xác minh sự việc. Sau nhiều ngày quan sát và ghi nhận thực tế, phóng viên phát hiện một khu mỏ khai thác vàng trái phép quy mô lớn. Ẩn sau các tán lá rừng là một đường dây khai thác vàng rất chuyên nghiệp và hoạt động liều lĩnh.