Bài 5: Honda và chiến lược toàn cầu

Những chiếc ôtô, xe máy mang nhãn hiệu Honda, từ lâu, đã trở nên quá quen thuộc với người dân Việt Nam

Những chiếc ôtô, xe máy mang nhãn hiệu Honda, từ lâu, đã trở nên quá quen thuộc với người dân Việt Nam, nhưng ít ai biết được cha đẻ của nó - Honda Soichiro là ai. Với loạt bài tổng hợp từ cuốn sách “Honda Soichiro – Biến giấc mơ thành sức mạnh đi tới”, Autonet hy vọng bạn đọc có được cái nhìn khái quát về cuộc đời nhân vật có đóng góp rất lớn trong việc “cải tiến bước di chuyển của con người”.

Thành công trên đất Mỹ

Tháng 6/1959 để xúc tiến mở rộng xuất khẩu, Honda thành lập Công ty Thương mại American Honda (American Honda Co.) tại Los Angeles. Nhưng khi nhận giấy phép của Bộ Tài chính với số tiền đầu tư là 500.000 USD thì có ý kiến đề nghị nên đưa chuyên viên Nhật sang Mỹ với lý do, người Nhật làm việc với nhau dễ hiểu nhau nên công việc sẽ thuận lợi hơn và lương bổng cũng rẻ hơn. Riêng Honda phản đối suy nghĩ này.

2
Công ty Thương mại American Honda


Theo Honda, nếu đưa người Nhật sang Mỹ mà không thể trả lương như người Mỹ thì việc kinh doanh không thể thành công. Như vậy thì không khác gì bóc lột công nhân Nhật Bản. Nếu đã đầu tư vào Mỹ thì phải sử dụng người bản xứ và phải mang lại niềm vui cho họ. Cho nên, việc đầu tiên là Honda mua đất, xây dựng nhà xưởng và kinh doanh theo phương thức cắm rễ tại đất Mỹ. Có thể nói, đây mới chính là bí quyết thành công thông thường nhất. Công việc của công ty Honda đã thành công tốt đẹp chỉ với năm gia đình người Nhật và 150 chuyên viên bán hàng người Mỹ.

Có nhiều chuyện đáng nói trong giai đoạn thành lập Công ty Thương mại American Honda. Khi làm việc với một đơn vị bán xe gắn máy nhận làm đại lý chính thức của Honda với yêu cầu số lượng bán ra khoảng 7.500 chiếc, đối tác quả quyết ngay: “Số lượng như vậy không có vấn đề gì và cũng dễ thực hiện”. Tuy nhiên, sau khi trao đổi thêm một số vấn đề khác thì Honda cảm thấy có sự hiểu nhầm. Khi bàn giao công việc cụ thể, Honda phát hiện ra rằng, phía đối tác nghĩ con số 7.500 chiếc xe là số lượng bán ra của một năm, còn bản thân Honda cho đây là con số của một tháng.

“Mỗi tháng bán 7.500 chiếc là quá vô lý, không thể chấp nhận được” – ông chủ đại lý phả ứng chỉ vì trong đầu ông ta có sẵn định kiến về xe máy. Ông ta nghĩ đơn giản, với tình hình ôtô đang được sử dụng phổ biến tại Mỹ, ngay cả nhãn hiệu xe gắn máy nổi tiếng cũng bị yếu thế. Nhưng ông ta không thấy rằng, người sử dụng xe gắn máy tại Mỹ lúc đó không nhằm mục đích làm phương tiện đi lại chính, phần lớn họ dùng xe máy để đi chơi. Người ta có khuynh hướng chở xe gắn máy bằng ôtô đến một nơi nào đó và cả gia đình lại dùng xe gắn máy đi đến những nơi mà ôtô không vào được hoặc những nơi không có đường lộ hay đến điểm câu cá… Vì thế, không có chuyện ôtô loại bỏ xe gắn máy, mà xe gắn máy là phương tiện vui chơi trong thời đại mới.

1
American Honda đã rất phát triển tại Mỹ


Dựa trên thực tế đó, Công ty Thương mại American Honda nhận thức được hướng phát triển nên đã thành lập đại lý bán hàng ở những nơi chưa có kinh nghiệm bán xe gắn máy như tiệm bán dụng cụ thể thao hay câu cá, hoặc thành lập điểm trực tiếp kinh doanh ở một số tiểu bang. Kết quả là sản phẩm của Công ty tiêu thụ rất tốt và nhiều cơ sở khác có nguyện vọng làm đại lý cho Honda.

Giai đoạn này trên đất Mỹ, Công ty của Honda có đến 500-600 đại lý bán xe. Số lượng sản xuất đạt khoảng 100.000 xe gắn máy/tháng, trong đó, xuất khẩu khoảng 20.000 chiếc với tổng trị giá 3 triệu USD. Công ty American Honda là đơn vị tiêu thụ hàng của Tổng công ty nhiều nhất tại Mỹ.

Từ châu Âu nhìn ra thế giới

Tháng 9/1961, Honda quyết định thành lập Công ty Europa Honda tại Hamburg (CHLB Đức). Cũng như ở Mỹ, Honda chỉ sử dụng hai người Nhật, còn lại toàn bộ là người bản xứ. Đầu năm đó, Honda cử một đoàn 8 cán bộ đi khảo sát thị trường chung châu Âu để xác định địa điểm sản xuất. Kết quả, Honda quyết định cho xây dựng nhà máy ở phía Tây, cách thủ đô Brussels của Bỉ khoảng 20km. Bắt đầu từ tháng 2/1963, kế hoạch sản xuất của Honda trên đất Bỉ là 10.000 xe/ tháng.

Honda xây dựng nhà máy sản xuất tại Bỉ, có nghĩa là ngay tại trung tâm của thị trường chung châu Âu. Giới sản xuất xe gắn máy ở CHLB Đức và Ý rất quan tâm và có phần lo ngại, theo dõi hoạt động công ty Honda rất kĩ. Honda quyết định triển khai theo phương châm khai thác kĩ thuật, phục vụ sở thích con người. Điều này có nghĩa là tư tưởng đi trước, kĩ thuật theo sau. Nói dễ hiểu hơn, Honda tìm mọi cách tạo ra những mẫu mã thiết kế và cấu tạo kĩ thuật mới cho một thị trường khách hàng rất khác nhau về quy định giao thông, vóc dáng và sở thích.

3
Một nhà máy sản xuất xe Honda tại châu Âu


Trong quá trình suy nghĩ thiết kế cho xe gắn máy sản xuất tại bỉ, Honda có một câu chuyện khá thú vị. Ban thiết kế lúc đó có kết luận rằng, xe gắn máy sản xuất ở Bỉ không cần bộ phận làm sạch không khí vì ở Bỉ rất ít bụi. Nhưng Honda lại chú ý đặc biệt đến vấn đề này.

Việc xây dựng nhà máy sản xuất tại bỉ không có nghĩa là sẽ đem tiền Bỉ về Nhật Bản. Nếu suy nghĩ theo kiểu đó sẽ làm cho người Bỉ mất cảm tình và một xí nghiệp tại nước ngoài sẽ không thành công. Khi xây dựng nhà máy ở đất nước nào thì con người đất nước đó phải giàu có và phát triển. Có như thế thì từ ba nước Bỉ, Hà Lan, Luxembourg sẽ phát triển xuất khẩu đến tất cả các nước trong thị trường chung châu Âu. Đặc biệt, Bỉ có đặc quyền thương mại tại châu Phi, cho nên phải suy nghĩ thêm hướng sẽ xuất khẩu xe gắn máy sang cả châu Phi nữa.

Suy nghĩ như vậy thì phải tính đến môi trường châu Phi nhiều bụi hơn Nhật, cho nên không thể thiếu bộ phận lọc không khí được. Điều này có nghĩa là không thể suy nghĩ đơn thuần trên cơ sở kĩ thuật mà cần có tầm nhìn bao quát để chỉ đạo kĩ thuật đó.

Với lối tư duy rất logic cũng như luôn tỉnh táo để có được một chiến lược kinh doanh hiệu quả, Honda đã thành công trên nhiều thị trường ở nhiều nước khác nhau. Và đến nay, Honda đã trở thành một thương hiệu của toàn cầu.

(Còn tiếp)

(Tổng hợp từ cuốn sách “Honda Soichiro – Biến giấc mơ thành sức mạnh đi tới”. Bản tiếng Nhật: Yume O Chikara Ni. Người dịch: Nguyễn Trí Dũng)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.