Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 3 - Đề xuất nhiều giải pháp căn cơ phòng ngừa sạt trượt

Sạt trượt đất đang là vấn đề nhức nhối với Lâm Đồng.
Sạt trượt đất đang là vấn đề nhức nhối với Lâm Đồng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Xác định “sống chung” với nguy cơ sạt trượt đất, nhất là với vùng đất có địa hình đồi dốc nên lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng nhiều lần khẳng định: Địa phương cầu thị, lắng nghe các ý kiến để sớm có giải pháp căn cơ, lâu dài.
UBND tỉnh Lâm Đồng cùng các đơn vị liên quan làm việc với đoàn chuyên gia Nhật Bản về sự cố sạt lở đất tại TP Đà Lạt hồi tháng 7/2023.

UBND tỉnh Lâm Đồng cùng các đơn vị liên quan làm việc với đoàn chuyên gia Nhật Bản về sự cố sạt lở đất tại TP Đà Lạt hồi tháng 7/2023.

Chuyên gia hiến kế

Với mục đích ngăn ngừa, giảm thiểu tối đa thiệt hại do sạt trượt đất gây ra, sau nhiều nỗ lực, quyết tâm, tháng 9/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội thảo đánh giá thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống sạt trượt, ngập lụt cục bộ trên địa bàn. Hội thảo thu hút hơn 100 chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên các trường đại học trên cả nước.

Hội thảo đánh giá thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống sạt trượt, ngập lụt cục bộ trên địa bàn Lâm Đồng.

Hội thảo đánh giá thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống sạt trượt, ngập lụt cục bộ trên địa bàn Lâm Đồng.

Hội thảo không chỉ cung cấp bức tranh tổng thể về thực trạng, nguyên nhân, giải pháp xử lý sự cố sạt lở, ngập úng mà còn chỉ ra những vướng mắc trong quản lý nhà nước, từ đó đưa ra nhiều giải pháp để cơ quan quản lý tham khảo, lựa chọn.

Đến từ Nhật Bản, ông Takami Kanno - Trưởng văn phòng đại diện Công ty Kawasaki tại Hà Nội nhấn mạnh Lâm Đồng cần xây dựng bản đồ khoanh vùng rủi ro nguy cơ ngập úng, sạt lở - vấn đề được cho cấp bách với Đà Lạt nói riêng và toàn tỉnh Lâm Đồng nói chung hiện nay. Bản đồ này không những giúp cảnh báo sớm nguy cơ sạt trượt, ngập úng mà còn là công cụ giúp cơ quan quản lý tham khảo, xem xét trong việc cấp phép xây dựng.

Lấy ví dụ từ Nhật Bản, ông Kanno cho biết quốc gia này hầu như đã xây dựng các bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở, sóng thần, động đất cho các khu vực. Theo đó những vị trí có nguy cơ sạt lở sẽ hạn chế hoặc không cấp phép cho xây dựng nhằm hạn chế tác động vào …

Căn nhà hư hỏng nặng do sạt lở tại khu vực dự án Hồ chứa nước Đông Thanh (Lâm Hà, Lâm Đồng).

Căn nhà hư hỏng nặng do sạt lở tại khu vực dự án Hồ chứa nước Đông Thanh (Lâm Hà, Lâm Đồng).

Nhóm chuyên gia Vũ Hoàng Điệp, Nguyễn Ngọc Huy (Viện Kiến trúc Quốc gia – Bộ Xây dựng) cũng đưa ra một số giải pháp có tính nguyên tắc trong các đồ án quy hoạch đô thị ở Đà Lạt để phòng chống sạt trượt, ngập lụt, cụ thể:

Thứ nhất, đánh giá điều kiện tự nhiên khu đất, hay nói cách khác, làm rõ đánh giá mức độ thuận lợi về mặt kỹ thuật xây dựng của khu đất theo các yếu tố điều kiện tự nhiên như khí hậu, địa hình, thuỷ văn, địa chất công trình… Công việc này cần tiến hành ở giai đoạn quy hoạch chung đô thị nhằm phân loại và xác định quỹ đất thuận lợi, ít thuận lợi và không thuận lợi cho xây dựng đô thị làm cơ sở cho việc lựa chọn đất xây dựng, phân khu chức năng và đề xuất các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật.

Chuyên gia Nhật Bản khảo sát, đánh giá tình hình sạt lở đất tại Đà Lạt hồi tháng 7/2023.

Chuyên gia Nhật Bản khảo sát, đánh giá tình hình sạt lở đất tại Đà Lạt hồi tháng 7/2023.

Đặc biệt với đô thị có đặc trưng địa hình đồi lượn sóng xen kẽ các thung lũng như ở Đà Lạt, việc phân tích đánh giá yếu tố địa hình tự nhiên là nhiệm vụ quan trọng và cần được xem xét ở khía cạnh kỹ thuật và cảnh quan. Cụ thể, về kỹ thuật cần phân loại đất thuận lợi cho xây dựng, có độ dốc từ 0,4 đến 10%; đất ít thuận lợi cho xây dựng, chưa đáp ứng ngay cho yêu cầu xây dựng (độ dốc dưới 0,4% và từ 10- 20%, vùng núi đến 30%). Đất không thuận lợi cho xây dựng, có điều kiện phức tạp, không nên dùng vào mục đích xây dựng (độ dốc lớn hơn 20%, vùng núi lớn hơn 30%)…

Thứ hai, khai thác và sử dụng địa hình trong từng trường hợp khác nhau. Khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả là nguyên tắc hàng đầu trong quy hoạch và thiết kế đô thị nhằm tổ chức không gian đô thị hoà hợp với đặc điểm tự nhiên, đảm bảo cân bằng tự nhiên…

Thứ ba, tổ chức thoát nước mặt. Nhóm chuyên gia khuyến nghị, các biện pháp đề phòng sạt trượt hiệu quả có thể áp dụng cho đô thị Đà Lạt đó là: Tránh đào cắt chân dốc, hạn chế xây dựng công trình hay chất tải trên sườn dốc; ngăn ngừa các tác động gây xói lở mái dốc và tiến hành gia cố; điều tiết dòng nước mặt; tổ chức thoát nước ngầm để giảm áp lực nước và tăng cường độ của đất đá ở sườn dốc; trồng cây và bảo vệ lớp phủ thực vật để chống xói mòn, phong hoá…

Đối với những khu vực đã có hiện tượng trượt, khi xây dựng công trình phải hết sức thận trọng, tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây trượt và mức độ nguy hiểm của các thềm trượt để xử lý kịp thời như: gia cố, quy hoạch cao độ nền mái dốc bằng cách san lấp và làm các thềm cấp, gia tải trước ở phần thấp, thay đất ở những mặt trượt; tiêu nước ngầm…

TS Ngô Nhật Hưng – Trường ĐHBK TP HCM cho rằng nguyên nhân chính gây sạt trượt xuất phát từ nhiều yếu tố: Yếu tố địa hình (độ dốc, đường tụ thuỷ…), yếu tố địa chất (địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, đứt gãy…), yếu tố khí tượng thuỷ văn (mưa bất thường, kéo dài…). Riêng với vùng cao nguyên đất đỏ Bazan thì do tầng phong hoá dày, khả năng trữ nước cao, lực kháng cắt giảm; ít nhiều có tác động của con người như khai thác rừng, quy hoạch giao thông, thuỷ điện, quy hoạch khu dân cư…

Từ đó, TS Ngô Nhật Hưng cho rằng cần chú ý khảo sát, đánh giá hiện trạng khu vực có nguy cơ sạt lở; tính toán, dự báo khả năng sạt lở trong trường hợp bất lợi nhất, trong đó chú ý xác định các mặt trượt và hệ số ổn định của loại địa chất khu vực sạt lở trong trường hợp xảy ra thời tiết bất lợi nhất và xây dựng bản đồ dự báo sạt lở kèm theo các thông số dự báo để có kế hoạch ứng phó; lập thiết kế ý tưởng giải pháp tính toán kỹ thuật cải tạo và gia cường khối đất có nguy cơ sạt lở…Cùng với đó là nâng cao hiệu quả công tác dự báo, cảnh báo sớm, phân vùng rủi ro sạt trượt.

Cần chú trọng giải pháp dự báo, cảnh báo sớm

Ông Takami Kanno - Trưởng văn phòng đại diện Công ty Kawasaki tại Hà Nội chia sẻ những sự tương đồng về địa hình giữa đất nước mặt trời mọc với Lâm Đồng cũng như những giải pháp chung sống với nguy cơ sạt trượt đất ở Nhật Bản.

Trong đó thông tin đáng chú ý là đến năm 2021 có tới 98% đô thị đã thiết lập bản đồ phân vùng mức độ rủi ro lũ lụt và 95% đô thị đã thiết lập bản đồ phân vùng mức độ khu vực nguy cơ trượt lở và bản đồ nguy cơ sóng thần: “Vấn đề chính của Lâm Đồng là bản đồ phân vùng mức độ rủi ro do lũ lụt và trượt lở đất. Trước hết chúng tôi cho rằng việc xây dựng bản đồ phân vùng mức độ rủi ro do lũ lụt và trượt lở đất để Chính phủ có thể sử dụng chủ yếu là nhiệm vụ cấp bách”, ông Kanno đề xuất.

Chuyên gia Nhật Bản cũng chia sẻ, ở đất nước ông, các cơ quan chức năng có trách nhiệm xác định các khu vực tồn tại rủi ro đáng kể về lở đất để hạn chế xây dựng nhà ở…

Với Lâm Đồng, ông Kanno cho rằng cần thiết phải lập bản đồ phân vùng mức độ khu vực nguy hiểm. Đây là bản đồ tổng hợp tính chất nguy hiểm ở địa điểm nào, mức độ thế nào và loại thảm hoạ nào có thể xảy ra khi các thảm hoạ như bão, mưa lớn, động đất xảy ra trong một khu vực, đồng thời bản đồ có chức năng dự báo thiệt hại khi xảy ra thiên tai.

Ông Takami Kanno đến từ Công ty Kawasaki (Nhật Bản) chia sẻ kinh nghiệm về chống sạt trượt đất.
Ông Takami Kanno đến từ Công ty Kawasaki (Nhật Bản) chia sẻ kinh nghiệm về chống sạt trượt đất.

Tại Nhật Bản, bản đồ được thiết lập bởi chính quyền địa phương và Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch, trên đó tích hợp các thông tin về nguy cơ lũ lụt, lở đất, nước dâng do bão và sóng thần…, mọi người dân đều dễ dàng tiếp cận.

Trở lại với tỉnh Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng, ông Kanno cho rằng tình trạng sạt lở đất diễn ra khá thường xuyên do tác động của biến đổi khí hậu và điều quan trọng là cần xác định các khu vực có nguy cơ sạt lở đất.

“Thứ nhất, với nguyên nhân do mưa nhiều thì sẽ tồn tại nguy cơ nào và ở đâu; thứ hai, trong thời điểm nào thì nó bộc lộ rõ ràng. Ngoài ra, bản đồ cần có các thông tin khác như: Địa hình khối trượt cũ và mới, địa hình khu vực sạt lở cũ và mới; xác định các khe tụ thuỷ, thượng nguồn nơi có nguy cơ xảy ra lũ quét hoặc đã từng xảy ra lũ quét; khu vực có sự can thiệp của con người như nền đắp…”, chuyên gia Nhật Bản lưu ý khi lập bản đồ nguy hiểm. Ở Việt Nam, ông Kanno đã tham gia thiết lập bản đồ phân vùng mức độ rủi ro trượt lở đất tại TP Lào Cai từ năm 2017.

Với bản đồ khoanh vùng rủi ro, Nhật Bản dễ dàng nhận biết và cảnh báo khu vực sạt lở để giảm thiệt hại.

Với bản đồ khoanh vùng rủi ro, Nhật Bản dễ dàng nhận biết và cảnh báo khu vực sạt lở để giảm thiệt hại.

Một số giải pháp chống sạt trượt khác cũng được chia sẻ, gợi ý để Lâm Đồng tham khảo áp dụng như: Giải pháp bảo vệ mái dốc thân thiện với môi trường Nonframe được lấy cảm hứng từ hệ rễ cây có thể giữ được màu xanh trên mái, giữ được cảnh quan môi trường, thậm chí tận dụng được sự gia cố mái đất của hệ rễ cây để ổn định mái dốc. Nói vắn tắt, phương pháp này dùng hệ thống neo thép liên kết với nhau gia cố bề mặt mái dốc cùng với lực gia cố của rễ cây tự nhiên làm ổn định mái dốc tự nhiên. Hoặc đối với khu vực sạt trượt sâu, khu đô thị có điều kiện thi công hạn chế có thể dùng giải pháp tường chắn dạng cọc để phòng chống sạt lở…

Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Phó Chủ tịch Lâm Đồng cho biết, địa phương ưu tiên những giải pháp chống sạt trượt mang tính căn cơ, lâu dài.

Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Phó Chủ tịch Lâm Đồng cho biết, địa phương ưu tiên những giải pháp chống sạt trượt mang tính căn cơ, lâu dài.

Đồng tình với sự cần thiết lập bản đồ khoanh vùng rủi ro, Phó Chủ tịch Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Phúc cho biết, Lâm Đồng sẽ tiếp thu các góp ý, chú trọng tới các vấn đề trọng tâm trong phòng chống sạt lở như hệ thống thoát nước đô thị; ngập úng, bê tông hoá, nạo vét hồ, sông, suối; đô thị hoá các vùng ven; nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng, xử lý công trình khi có sự cố; cảnh báo sớm thiên tai… Đặc biệt, Lâm Đồng sẽ nghiên cứu đề xuất lập bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt trượt, ngập úng, đưa bản đồ vào công tác lập quy hoạch; tổng hợp các nhóm nguyên nhân mà các chuyên gia, nhà khoa học đã phân tích để có giải pháp cụ thể, nhất là với yếu tố nhân tai (đào, đắp đất…).

(còn nữa)

Tin cùng chuyên mục

Hiện trường vụ cháy khiến hai vợ chồng anh H.C.P tử vong.

Hai vợ chồng chết cháy trên nương

(PLVN) - Đốt cỏ nương để lấy đất canh tác, hai vợ chồng anh H.C.P, trú tại bản Háng Lìa Hồng Thứ, thuộc huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) bị cuốn vào đám cháy dẫn đến tử vong. 

Đọc thêm

Miền Bắc hạ nhiệt, Nam Bộ vẫn nắng nóng

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (1/5) ngày cuối của đợt nghỉ lễ thời tiết có sự thay đổi. Miền Bắc sẽ chấm dứt nắng nóng, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ vẫn nắng nóng.

Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng

Ảnh minh họa (Ảnh: Báo dân tộc và Phát triển)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, nắng nóng gay gắt đã diễn ra trên phạm vi cả nước, có nơi trên 43 độ C. Cháy rừng đã xảy ra ở một số địa phương, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của.

Hơn 500 người chung sức cứu 2 cánh rừng bị cháy ở An Giang

Đại tá Nguyễn Thế Hải – Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang báo cáo nhanh về công tác triển khai lực lượng hỗ trợ địa phương tham gia chữa cháy.
(PLVN) - Hơn 500 người tham gia khắc phục hỏa hoạn tại khu vực Núi Tô và Núi Dài huyện Tri Tôn (An Giang) dốc toàn lực, huy động toàn bộ trang thiết bị, phương tiện với quyết tâm khống chế bằng được đám cháy, chống cháy lan, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản...

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (29/4) Hà Nội và các tỉnh miền Bắc nói chung, các tỉnh miền Trung tiếp tục có nắng nóng gay gắt, cục bộ đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ cao nhất tại các địa phương phổ biến khoảng 39 độ C, có nơi 41 - 42 độ C...

Ngày mai (28/4) khu vực nào nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia ngày mai (28/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực trên cả nước. Đặc biệt có một số khu vực nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 41 độ C.

Xâm nhập mặn tại miền Tây ngày càng gay gắt, bất thường

Mương nước nội đồng ở xã Đại Ân 2 (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) trơ đáy, khô, nứt nẻ. (Ảnh: An Bình)
(PLVN) - Xâm nhập mặn có xu hướng ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sớm hơn trước 1 - 1,5 tháng, gay gắt và bất thường, theo báo cáo về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT).

Nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm cả nước

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khoảng ngày 30/4, từ ngày 1-2/5 nắng nóng trên cả nước có khả năng giảm dần. Ngày mai (27/4) nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm các khu vực trên cả nước.