Hơn 500 người chung sức cứu 2 cánh rừng bị cháy ở An Giang

Đại tá Nguyễn Thế Hải – Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang báo cáo nhanh về công tác triển khai lực lượng hỗ trợ địa phương tham gia chữa cháy.
Đại tá Nguyễn Thế Hải – Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang báo cáo nhanh về công tác triển khai lực lượng hỗ trợ địa phương tham gia chữa cháy.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hơn 500 người tham gia khắc phục hỏa hoạn tại khu vực Núi Tô và Núi Dài huyện Tri Tôn (An Giang) dốc toàn lực, huy động toàn bộ trang thiết bị, phương tiện với quyết tâm khống chế bằng được đám cháy, chống cháy lan, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản...

Các lực lượng chung sức cứu rừng đến từ Ban Quản lý rừng, Kiểm Lâm, Quân sự, Công an, chính quyền và người dân địa phương.

Trao đổi với phóng viên tại hiện trường, ông Nguyễn Văn Bé Tám - Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang cho biết, do khu vực xảy ra cháy có địa hình dốc cao, đá lớn, nhiều lò ảng nên công tác tiếp cận đám cháy hết sức khó khăn và phức tạp. Đặc biệt, trong đám cháy có nhiều tiếng nổ lớn, khả năng do bom đạn còn sót lại từ thời chiến tranh nên rất nguy hiểm, có thể gây sát thương cho cho lực lượng chữa cháy nếu tiếp cận ở cự ly gần.

Máy phun nông nghiệp đã được huy động tham gia chữa cháy.

Máy phun nông nghiệp đã được huy động tham gia chữa cháy.

Các máy phun nông nghiệp đã được huy động hoạt động hết công suất để hỗ trợ lực lượng chức năng phun nước trực tiếp vào đám cháy. Cảnh sát PCCC và CNCH túc trực để tiếp nước cho các máy.

Ở những đoạn dốc đứng, đường nước không đến được, cán bộ, chiến sĩ của các lực lượng phải thay nhau xách từng can nước lên núi để tiếp viện kịp thời cho các bình phun xịt nhằm khống chế và ngăn chặn cháy lan.

Cán bộ chiến sĩ vận chuyển nước lên núi để chữa cháy.

Cán bộ chiến sĩ vận chuyển nước lên núi để chữa cháy.

Hạ sĩ Trình Văn Hên, chiến sĩ Phòng Cảnh Cảnh sát PCCC và CNCH Công an An Giang chia sẻ: “Đường nước lên quá cao, áp suất lớn gây bể nhiều đường vòi nhưng anh em đã cố gắng khắc phục. Đến 11h ngày 27/4, chúng tôi đã nỗ lực hết công suất để di chuyển đường vòi tiếp cận đám cháy ở cự ly gần hơn, hỗ trợ anh em dập lửa. Các lực lượng rất đồng lòng, phối hợp chặt chẽ với quyết tâm khống chế bằng được đám cháy”.

Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH dẫn nước lên chi viện cho các lực lượng chữa cháy.

Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH dẫn nước lên chi viện cho các lực lượng chữa cháy.

Ngày 28/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh An Giang ban hành Công văn yêu cầu Sở NN&PTNT và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường và thực hiện nghiêm các chỉ đạo về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn tỉnh An Giang.

Thời tiết nắng nóng, khô hanh tiếp tục kéo dài làm cho cây khô héo, rụng lá, lớp thực bì tăng dầy, cùng với việc bất cẩn trong việc sử dụng lửa dẫn đến hỏa hoạn tại khu vực núi Tô và núi Dài của huyện Tri Tôn trong những ngày qua.

Nhằm tránh các trường hợp đáng tiếc tương tự xảy ra, Sở NN&PTNT, UBND huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo tại Công văn 263/UBND-KTN, ngày 8/3/2024 về tăng cường công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh; Công văn 422/UBND-KTN, ngày 8/4/2024 về việc chủ động, tăng cường các biện pháp cấp bách PCCCR.

Đến ngày 28/4, các lực lượng đã cơ bản khoanh vùng cô lập được đám cháy tại khu vực Núi Tô và Núi Dài, không để lửa lây lan, không gây thiệt hại về người.

Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh An Giang đã có mặt tại hiện trường để nắm tình hình, động viên các lực lượng tham gia chữa cháy. Đồng thời, chỉ đạo các ngành chức năng tuyệt đối không chủ quan, cần tiếp tục tập trung huy động lực lượng và các phương tiện dập tắt triệt để đám cháy, không để bùng phát trở lại và lan rộng. Trong quá trình chữa cháy, cần khoanh khu vực cháy không cho người dân hiếu kỳ vào hiện trường, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các lực lượng tham gia chữa cháy và Nhân dân.

Huyện Tri Tôn có địa hình đa phần là đồi núi, năm nay mùa khô khắc nghiệt kéo dài nên nguy cơ cháy, đặc biệt là cháy rừng đang ở mức báo động. Bên cạnh sự nỗ lực của các lực lượng, cháy cháy thì công tác tuyên truyền vận động người dân địa phương cần được đặc biệt quan tâm. Người dân cần được tuyên truyền nâng cao ý thức trong công tác phòng cháy và chữa cháy, trang bị kỹ năng xử lý hiệu quả đám cháy ngay từ khi mới phát sinh, để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo Thành phố thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân. Ảnh: hanoi.gov.vn

Hà Nội hỗ trợ gia đình các nạn nhân bị sạt lở vùi lấp tại Ba Vì

(PLVN) - Sáng nay (13/5), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cùng các đồng chí lãnh đạo sở, ban, ngành Thành phố và lãnh đạo huyện Ba Vì đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn và trao hỗ trợ cho gia đình các nạn nhân bị sạt lở vùi lấp.

Đọc thêm

Biến đổi khí hậu: “Thế lực” đe dọa an toàn lao động toàn cầu

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, an toàn của người lao động. (Ảnh: ILO)
(PLVN) - Biến đổi khí hậu đã và đang là mối đe dọa trực tiếp đến người dân toàn cầu, khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm vì hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm không khí, căng thẳng nhiệt... Từ góc độ an toàn lao động, biến đổi khí hậu cũng đang khiến 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan, đòi hỏi các Chính phủ cần phải hành động...

Phòng thủ trước thiên tai

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Hôm qua (10/5), tại Hội nghị toàn quốc về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2024, đại diện Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhận định, trong thời gian tới thiên tai có khả năng diễn biến phức tạp, khó lường, cực đoan.

Từ nay đến cuối tháng 5, Bắc Bộ sẽ đón đợt mưa dông mạnh và 2 đợt nắng nóng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo ông Hoàng Đức Cương, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ ngày 12-16/5 Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng xuất hiện một đợt mưa, có nơi mưa to và dông mạnh. Từ nay đến cuối tháng 5, Bắc Bộ và các tỉnh Trung Bộ sẽ đón 2 đợt nắng nóng, nắng nóng gay gắt trên diện rộng.

Thiên tai tại Việt Nam năm 2023: Xảy ra hơn 1.100 trận với 21/22 loại hình

Thông tin công bố tại Hội nghị dự báo số đợt nắng nóng năm 2024 nhiều hơn và gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm. (Ảnh: Vũ Vân Anh).
(PLVN) - Tổng giá trị hoạt động phòng ngừa, ứng phó thiên tai, dịch bệnh và sự cố nghiêm trọng năm 2023 là hơn 149 tỷ đồng, trợ giúp 394.505 lượt người bị ảnh hưởng. Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị phòng ngừa và ứng phó với thảm họa năm 2024 do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng ngày 9/5.

Xu hướng “xanh hóa" năng lượng trong sản xuất

Xu hướng “xanh hóa" năng lượng trong sản xuất
(PLVN) - Khu vực phía Bắc Việt Nam đang sắp bước vào mùa cao điểm nắng nóng, để đảm bảo nguồn cung năng lượng cho sản xuất và tiêu dùng, các doanh nghiệp khu vực này chủ động “xanh hoá” năng lượng với các giải pháp nổi bật như điện mặt trời áp mái.

Vụ sạt lở khiến 7 công nhân thương vong ở Hà Tĩnh: Sức khỏe những người bị thương đã dần ổn định

Hiện trường sau vụ sạt lở đất. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Chiều 6/5, vụ sạt lở đất kinh hoàng xảy ra do mưa lớn tại lán trại nhóm công nhân đang nghỉ khiến 3 người tử vong, 4 người bị thương. Hiện trường tai nạn là khu vực móng cột số 28, dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu, đoạn qua tổ dân phố Lê Lợi, phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).