Bạc Liêu hội tụ tinh hoa di sản và khát vọng phát triển

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tối ngày 27/11, tại Quảng trường Hùng Vương, tỉnh Bạc Liêu long trọng tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022 với chủ đề “Bạc Liêu - Hội tụ tinh hoa di sản và khát vọng phát triển”.

Cái nôi của Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ

Phát biểu tại lễ khai mạc Ngày hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng: “Bạc Liêu được biết đến là một trong những cái nôi của Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ - loại hình di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO vinh danh, quê hương ra đời bản Dạ cổ hoài lang của cố Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, bản nhạc lòng “bất hủ” đặt nền móng cho sự phát triển của loại hình âm nhạc “vọng cổ” và nghệ thuật sân khấu cải lương hiện nay”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại lễ khai mạc Ngày hội.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại lễ khai mạc Ngày hội.

“Đây không chỉ là niềm tự hào của đồng bào Nam Bộ, của người Việt Nam mà còn là trách nhiệm của chúng ta cùng góp phần giữ gìn sự đa dạng các biểu đạt văn hóa trong kho tàng văn hóa thế giới. Đây cũng là minh chứng sống động về sức sống, sức lan tỏa của văn hóa truyền thống Việt Nam trong dòng chảy văn minh nhân loại và là điều kiện thuận lợi thêm để bạn bè quốc tế hiểu hơn về một vùng Đất không chỉ anh dũng, kiên cường, bất khuất mà cũng rất đỗi hiền hòa, yêu cái đẹp và sâu nặng nghĩa tình” - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Đồng thời, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đánh giá cao Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bạc Liêu đã dám nghĩ, dám làm tận dụng tốt các tiềm năng và lợi thế, duy trì mức tăng trưởng khá so với bình quân chung của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, trong đó có nhiều năm liên tiếp tăng trưởng hai con số và nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực.

“Bạc Liêu trước hết, cần tiếp tục giữ gìn, phát huy sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ và cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân; chung sức, đồng lòng, thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Đồng thời, tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; lãnh đạo toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm. Khơi dậy mạnh mẽ mọi nguồn lực với nguồn lực bên trong là quyết định, chiến lược, cơ bản, lâu dài và nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá; tập trung 5 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội mà tỉnh đã xác định, trong đó phát triển mạnh công nghiệp năng lượng sạch, nông nghiệp, đặc biệt là tôm công nghệ cao, phát triển du lịch để tạo động lực tăng trưởng mới” - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị.

Quảng bá những nét đặc sắc về văn hóa, du lịch của Bạc Liêu đến với bạn bè trong nước và quốc

Ông Lữ Văn Hùng - Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu phát biểu tại lễ khai mạc Ngày hội.

Ông Lữ Văn Hùng - Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu phát biểu tại lễ khai mạc Ngày hội.

Tại lễ khai mạc Ngày hội, ông Lữ Văn Hùng - Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022 là một trong những hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhằm kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Bạc Liêu (01/01/1997 - 01/01/2022). Đồng thời, Ngày hội được tổ chức nhằm thể hiện sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền, dân và quân tỉnh Bạc Liêu quyết tâm khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội sau thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.

Thông qua các hoạt động của Ngày hội Văn hóa - Du lịch lần này, Bạc Liêu mong muốn giới thiệu, quảng bá những nét đặc sắc về văn hóa, du lịch của mình đến với bạn bè trong nước và quốc tế; tạo điều kiện cho việc hợp tác trong lĩnh vực văn hóa gắn với thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch, tăng cường kết nối tour, tuyến, thu hút du khách. Đồng thời, đây còn là cơ hội để tỉnh Bạc Liêu kết nối với các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, nhà đầu tư tổ chức ký kết, hợp tác xúc tiến đầu tư - thương mại, phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới”.

Các tiết mục văn nghệ mở màn lễ khai mạc Ngày hội.

Các tiết mục văn nghệ mở màn lễ khai mạc Ngày hội.

Sau lễ khai mạc, tại Bạc Liêu sẽ diễn ra nhiều hoạt động phong phú như: Tổ chức Đoàn khảo sát đánh giá tiềm năng, sản phẩm du lịch mới của tỉnh Bạc Liêu; tổ chức không gian “Hội tụ tinh hoa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền”; Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bạc Liêu năm 2022; Ngày hội Tôm và Muối Bạc Liêu; khởi công/khánh thành một số dự án, công trình; Hội thảo phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị di sản văn hóa đồng bào dân tộc Khmer khu vực Vườn nhãn Bạc Liêu và Chùa Xiêm Cán (kết hợp tổ chức công nhận Chùa Xiêm Cán là điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long).

Hàng loạt di sản văn hóa phi vật thể hội tụ tại Bạc Liêu

Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022, chiều 27/11, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với các tỉnh, thành phố tổ chức không gian hội tụ tinh hoa di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền tại tỉnh Bạc Liêu.

Lãnh đạo Bộ và tỉnh Bạc Liêu trải nghiệm tại không gian các di sản văn hóa nghệ thuật Bài Chòi của Đoàn ca kịch Quảng Nam.

Lãnh đạo Bộ và tỉnh Bạc Liêu trải nghiệm tại không gian các di sản văn hóa nghệ thuật Bài Chòi của Đoàn ca kịch Quảng Nam.

Phát biểu khai mạc không gian hội tụ tinh hoa di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền, ông Phan Thanh Duy – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh, công nhận thể hiện nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng các dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam.

Đồng thời, thông qua cuộc giao lưu, diễn xướng của các di sản lần này, giúp cho các nghệ sĩ, nghệ nhân có điều kiện giao lưu, học hỏi giá trị các loại hình di sản mang tính nhân văn sâu sắc, độc đáo, trữ tình, thể hiện đậm nét truyền thống văn hóa đặc trưng các vùng, miền trên cả nước, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị các di sản”.

“Có thể nói, di sản văn hóa là những báu vật của quốc gia và chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn. Đặc biệt, những di sản văn hóa được UNESCO công nhận phải được tôn tạo, giữ gìn và phát huy. Để từ đó, các di sản kết nối con người từ trong quá khứ, đến hiện tại và hướng tới tương lai, góp phần giúp chúng ta hun đúc cốt cách, hồn cốt dân tộc” - ông Duy nhấn mạnh.

Đây là hoạt động nhằm giới thiệu, tôn vinh, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh, công nhận, nhất là gắn với việc phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể với phát triển du lịch bền vững.

Không gian hội tụ tinh hoa di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền được tỉnh Bạc Liêu tổ chức.

Không gian hội tụ tinh hoa di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền được tỉnh Bạc Liêu tổ chức.

Tại không gian hội tụ tinh hoa di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền lần này, nhiều nghệ sỹ, nghệ nhân đã trình diễn tái hiện các di sản văn hóa phi vật thể như cồng chiêng Tây Nguyên, di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh, di sản ca trù, di sản nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, di sản nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ, di sản hát Chèo và hát Xẩm và các loại hình nghệ thuật của đồng bào Khmer đến từ thành phố Hà Nội và các tỉnh Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Nam, Phú Yên, Sóc Trăng, Bạc Liêu.

Trước đó, trong chuỗi sự kiện Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022 đã diễn ra rất nhiều hoạt động có ý nghĩa địa phương như: Liên hoan Nhạc ngũ âm và múa dân gian Khmer tỉnh Bạc Liêu năm 2022; liên hoan Đờn ca tài tử tỉnh Bạc Liêu năm 2022; triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật về thành tựu 25 năm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu và ảnh đạt giải cao của Trại sáng tác ảnh nghệ thuật du lịch Bạc Liêu năm 2022; Hội chợ Công nghiệp - Thương mại - Du lịch và sản phẩm OCOP tỉnh Bạc Liêu năm 2022; tổ chức Vòng chung kết xếp hạng Cuộc thi tiếng hát người làm báo chủ đề “Âm vang vọng cổ”; Hội nghị “Kết nối cung - cầu hàng hóa giữa tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh, thành phố năm 2022”. Sự kiện kéo dài đến ngày 29/11.

Đọc thêm

Nên cúng Công ông Táo 2025 vào ngày nào?

Những điều cần biết về Tết ông Công ông Táo năm 2025
(PLVN) - Ngày ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày này, dân dân thường làm lễ cúng đưa các vị thần bếp (ông Công, ông Táo) về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, sinh hoạt của gia đình suốt một năm qua.

longformNhững người gìn giữ "hồn" Rối Việt

Những người gìn giữ "hồn" Rối Việt
(PLVN) -  Múa rối nước - di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam, mang đậm hơi thở dân gian, đang đối mặt với nguy cơ mai một trong nhịp sống hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn những nghệ nhân và nghệ sĩ tận tâm, âm thầm thổi "hồn" vào từng con rối, duy trì và phát huy giá trị truyền thống, giúp nghệ thuật này tiếp tục lan tỏa.

“Expert Talkshow” về du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng

 Cửa vào động Phong Nha đẹp như một bức tranh tuyệt diệu của tạo hóa. Ảnh: Minh Hòa
(PLVN) - Vào tối 13/1, Công ty Du lịch mạo hiểm Jungle Boss (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng  tổ chức chương trình livestream đặc biệt “Expert Talkshow” (nói chuyện cùng chuyên gia) và lấy “Du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng” làm chủ đề chính để bàn luận.

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'
(PLVN) - Tác giả Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề: 'Bóng Tình' với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ...

Điểm danh loạt linh vật rắn Tết Ất Tỵ độc đáo ở các tỉnh thành

Linh vật rắn Ất Tỵ 2025 của một số tỉnh, thành đã "trình làng".
(PLVN) -  Tết Ất Tỵ 2025 đang đến gần, các tỉnh, thành trên cả nước đã bắt đầu trình làng những linh vật rắn độc đáo để chào đón năm mới. Không chỉ là vật trang trí cảnh quan, mỗi linh vật còn phản ánh sức sống mãnh liệt của địa phương, gửi gắm niềm tin và hy vọng vào một năm mới thành công.

Người ấy có gì đặc biệt?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có người hỏi tôi: “Người ấy có gì mà cậu thương nhiều đến vậy?” Tôi chỉ mỉm cười, nhìn xa xăm rồi khẽ đáp: “Người chả có gì cả, chỉ là có được trái tim tôi mà thôi. Thương thì thương thôi, chẳng cần lý do gì.”

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Chộn rộn đón Tết làng - Tết phố

Đà Nẵng sẽ bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025. (Ảnh: Huỳnh Sơn)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết, tại các tỉnh, thành, không khí đón Tết cổ truyền tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, thu hút du khách. Các chương trình, lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Tết truyền thống được “trình làng” tươi vui, rộn rã đong đầy niềm hy vọng vào một năm mới Ất Tỵ hứng khởi, sung túc. Các lễ hội năm nay đa dạng hoạt động tái hiện mỹ tục cổ truyền ngày Tết, khơi dậy tình yêu đất nước và tôn vinh giá trị văn hóa, ẩm thực đặc trưng của mảnh đất hình chữ S.

Tết ơi, Tết à

Tết ơi, Tết à
(PLVN) - Từ ngày rằm tháng chạp, không khí Tết đã cận kề. Nhiều nhà đã lo chuẩn bị Tết sớm. Nhưng phải sau lễ cúng ông Công, ông Táo mọi nhà mới thực sự chuẩn bị tiễn năm cũ đón năm mới.

Sách Tết đong đầy hương vị mùa xuân

Các bạn trẻ quan tâm nhiều hơn đến các ấn phẩm sách Tết được thiết kế tinh xảo, nội dung hấp dẫn. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Khi nhắc đến Tết, ta thường nghĩ đến mâm cơm đoàn viên, sắc mai đào khoe sắc hay những phong tục cổ truyền. Nhưng trong nhịp sống hiện đại, có một món quà tinh thần đang dần trở thành biểu tượng của mùa xuân: sách Tết. Đó không chỉ là những trang viết đơn thuần mà còn là hơi thở của Tết xưa hòa quyện với Tết nay, là những lát cắt tinh tế từ cuộc sống, văn hóa, nghệ thuật được gói ghém trong từng dòng chữ, trang giấy.

Sắc xuân bung nở trên những tà áo cổ truyền

Áo dài truyền thống là sự lựa chọn của Bạch Dương vào dịp Tết đến, Xuân về. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán, đường phố trên khắp các tỉnh, thành Việt Nam đang nở rộ những nhánh hoa mai, hoa đào, cây quất tươi. Đây là thời điểm nhiều người dân lên kế hoạch chụp những bộ ảnh đón Tết bằng tà áo truyền thống.

Thầm thì hoa nở

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Người phụ nữ đó hay mua lắm và thường đội mũ và không tháo khẩu trang. Lần nào đến cũng chỉ chọn một bó nhỏ, hoặc chục bông hồng về cắm. Tôi tự nhủ, lần sau phải ghi nhớ biển số xe máy của cô. Dễ chừng một tháng mua một lần, có khi hai lần. Cô sẽ dừng trước cửa, lặng lẽ, nhìn quanh, rồi đi.

Lần theo dấu chữ

Lần theo dấu chữ
(PLVN) - Ngày nay, tận mắt nhìn lại một cuốn sách, tận tay chạm vào một tờ báo đã ra đời cách đây hơn một trăm năm, ta không khỏi xúc động trước những di sản đã góp phần làm nên một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử Việt Nam.

Nỗ lực để mọi miền, mọi nhà đón Tết vui

Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ Nhân dân đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng, cả nước đang tập trung tăng tốc, bứt phá thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, đồng thời chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội XIV của Đảng, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.