Bắc Kạn dành hơn 810 tỷ đồng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giúp nâng cao chất lượng đời sống cho người dân (Ảnh: Lê Hanh)
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giúp nâng cao chất lượng đời sống cho người dân (Ảnh: Lê Hanh)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong năm 2023, tỉnh Bắc Kạn bố trí nguồn vốn hơn 810 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Hiện nay, toàn tỉnh Bắc Kạn có trên 88% là dân tộc thiểu số. Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được đánh giá là chương trình tổng lực giúp thay đổi bộ mặt và nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tính riêng trong năm 2023, để thực hiện Chương trình MTQG, tỉnh Bắc Kạn đã bố trí nguồn vốn hơn 810 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư trên 416 tỷ đồng, vốn sự nghiệp hơn 396 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2023 (bao gồm vốn năm 2022 chuyển sang và vốn năm 2023) tiến độ giải ngân vốn đầu tư đạt 21,99%, vốn sự nghiệp đạt 1,91%.

Mục tiêu của Chương trình MTQG nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Năm 2023, tỉnh Bắc Kạn phấn đấu giảm 3,5% tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời đưa 12 xã và 11 thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn.

Chương trình tổng lực giúp thay đổi bộ mặt và nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Ảnh: Lê Hanh)Chương trình tổng lực giúp thay đổi bộ mặt và nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Ảnh: Lê Hanh)

Chương trình MTQG được triển khai gồm 10 dự án: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc;

Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đến nay các chương trình MTQG cơ bản đã được triển khai thực hiện kịp thời theo kế hoạch và bảo đảm công khai, minh bạch, đúng mục đích, đúng đối tượng; tạo điều kiện trực tiếp cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các khu vực khó khăn có điều kiện phấn đấu vươn lên phát triển sản xuất và ổn định cuộc sống, góp phần tích cực cho công tác xoá đói giảm nghèo bền vững.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc trong công tác triển khai các dự án như: Việc triển khai khoanh nuôi bảo vệ rừng nhiều địa phương còn lúng túng trong thực hiện; khó khăn trong việc hỗ trợ về đất sản xuất do thiếu quỹ đất; nguồn lao động có nhu cầu đào tạo nghề không nhiều...

Toàn tỉnh Bắc Kạn hiện có trên 88% là dân tộc thiểu số (Ảnh: Lê Hanh)Toàn tỉnh Bắc Kạn hiện có trên 88% là dân tộc thiểu số (Ảnh: Lê Hanh)

Nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG, thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn tiếp tục tập trung việc chỉ đạo các cơ quan, ban ngành địa phương rà soát từng đối tượng, từng quy định cụ thể phân công rõ ràng từng việc cụ thể; trực tiếp tháo gỡ khó khăn tại cơ sở. Đồng thời, làm tốt công tác tham mưu, tăng cường công tác giám sát thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

Đọc thêm

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách
(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.