Khuyến nông Quảng Bình hỗ trợ sinh kế cho người dân vùng khó

Mô hình nuôi ong lấy mật thực hiện tại xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa) đã mang lại kết quả bước đầu.
Mô hình nuôi ong lấy mật thực hiện tại xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa) đã mang lại kết quả bước đầu.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều mô hình hỗ trợ sinh kế cho người dân vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi ở Quảng Bình, đã góp phần giúp bà con thay đổi phương thức sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc.

Với lợi thế là địa bàn có diện tích rừng nguyên sinh lớn, đa dạng, phong phú để phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Tại xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa), từ nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình (KN-KN) đã triển khai thực hiện 66 đàn ong tại 5 hộ, mỗi hộ nuôi từ 12-15 đàn, giống ong nội địa Apis Cerana đạt yêu cầu đàn có từ 3 cầu quân trở lên, ong trưởng thành phủ kín 2 mặt cầu, cầu ong có cả trứng, ấu trùng và nhộng..., các hộ được hỗ trợ 100% giống và vật tư nuôi ong.

Cán bộ hướng dẫn kỹ thuật nghề nuôi ong lấy mật.

Cán bộ hướng dẫn kỹ thuật nghề nuôi ong lấy mật.

Sau gần 6 tháng thực hiện, đến nay các hộ đã thực hiện quay mật 4-5 lần, tổng khối lượng mật quay được gần 700kg. Từ các đàn ong gốc, các hộ nuôi đã chia thêm được 7 đàn để mở rộng số lượng đàn ong.

Mô hình nuôi ong lấy mật ở xã Thượng Hóa đã giúp người dân chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu, thích ứng biến đổi khí hậu; thay đổi tập quán truyền thống kém hiệu quả sang đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật về nuôi vật nuôi chất lượng cao mang lại giá trị kinh tế.

Đặc biệt là tạo sinh kế bền vững và nâng cao thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế địa phương, chuyển đổi nhận thức trong sản xuất nông nghiệp truyền thống, chú trọng bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh thái rừng.

Nghề nuôi ong lấy mật, đã góp phần phát triển kinh tế địa phương, chuyển đổi nhận thức trong sản xuất nông nghiệp truyền thống của đồng bào miền núi.

Nghề nuôi ong lấy mật, đã góp phần phát triển kinh tế địa phương, chuyển đổi nhận thức trong sản xuất nông nghiệp truyền thống của đồng bào miền núi.

Còn tại xã Tân Trạch (huyện Bố Trạch), Trung tâm KN-KN đã thực hiện mô hình chăn nuôi bò sinh sản tại 4 hộ với quy mô 4 con bò cái hậu bị 50% máu lai Zebu. Theo đó, Trung tâm hỗ trợ thức ăn hỗn hợp cho bò giai đoạn đầu và cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn các hộ tận dụng nguyên vật liệu sẵn có để xây chuồng trại, thực hiện tiêu độc khử trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi; hướng dẫn cách chăm sóc, nuôi dưỡng, che chắn chuồng trại khi mưa gió, công tác phòng bệnh thú y và theo dõi để phối giống đúng thời điểm.

Là 1 trong 4 hộ nghèo của xã Tân Trạch được hỗ trợ nuôi bò sinh sản, ông Đinh Sầu, ở bản 39 phấn khởi cho biết: "Gia đình tôi là hộ khó khăn nên không đủ điều kiện mua bò về nuôi. Khi được Nhà nước hỗ trợ một con bò sinh sản, gia đình tôi mừng lắm. Đây là tài sản lớn của gia đình, do đó, để bò phát triển tốt và sinh sản ra bê con, tôi đã trồng thêm cỏ chăn nuôi. Tôi sẽ chăm sóc tốt để bò tăng đàn trong thời gian tới".

Mô hình nuôi bò sinh sản xã Tân Trạch (huyện Bố Trạch) đã giúp người dân thay đổi tập quán trong chăn nuôi.

Mô hình nuôi bò sinh sản xã Tân Trạch (huyện Bố Trạch) đã giúp người dân thay đổi tập quán trong chăn nuôi.

Mô hình này đã giúp bà con vùng ĐBDTTS tiếp cận được tiến bộ kỹ thuật mới về chăn nuôi bò sinh sản. Từ đó, làm thay đổi nhận thức và thực hành của các hộ chăn nuôi nói chung và ĐBDTTS nói riêng từ tập quán chăn nuôi truyền thống “thả rông thuận theo tự nhiên” sang chăn nuôi áp dụng kỹ thuật, có đầu tư chuồng trại, thức ăn, có quản lý và phòng bệnh cho vật nuôi.

Phó Giám đốc Trung tâm KN-KN Quảng Bình Lê Thuận Trung cho biết: "Nhiều năm qua, từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và địa phương, Trung tâm đã thực hiện nhiều mô hình tạo sinh kế cho người dân ở vùng khó khăn, ĐBDTTS, giúp bà con tiếp cận được các tiến bộ kỹ thuật mới trong trồng trọt, chăn nuôi để phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc.

Trên cơ sở điều kiện tự nhiên của từng địa phương và nhu cầu của người dân, Trung tâm đã hỗ trợ các mô hình chăn nuôi, trồng trọt và trồng cây ăn quả nhằm giúp cho các hộ dân tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và từng bước phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững.".

Bên cạnh các mô hình chăn nuôi, các mô hình trồng trọt cũng được Trung tâm thực hiện như: Mô hình trồng bưởi da xanh được triển khai thực hiện tại xã Kim Thủy (huyện Lệ Thủy) với quy mô 1,7ha; mô hình trồng khoai sọ với quy mô diện tích 1ha tại xã Thượng Trạch (huyện Bố Trạch); hỗ trợ giống mít ruột đỏ cho người dân cụm bản Lẳng Khăng, huyện Bua-lạ-pha, tỉnh Khăm Muồn (Lào) 500 cây và xã Dân Hóa (huyện Minh Hóa) 500 cây… Hiện, các mô hình đang được các hộ thực hiện chăm sóc, theo dõi theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Mô hình đã giúp bà con thay đổi nhận thức từ “thả rông thuận theo tự nhiên” sang chăn nuôi áp dụng kỹ thuật, có đầu tư chuồng trại.

Mô hình đã giúp bà con thay đổi nhận thức từ “thả rông thuận theo tự nhiên” sang chăn nuôi áp dụng kỹ thuật, có đầu tư chuồng trại.

Cũng theo ông Trung, các mô hình bước đầu đã giúp bà con thay đổi phương thức sản xuất, phát triển kinh tế. Tuy nhiên về lâu dài, việc hỗ trợ thực hiện mô hình vẫn còn gặp khó khăn do các hộ thực hiện mô hình đa số là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp nên việc tiếp cận cũng như áp dụng kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; các mô hình thực hiện đa số tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa nên khó khăn trong việc đi lại, theo dõi mô hình.

Thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp với địa phương theo dõi, khuyến khích các hộ duy trì và phát triển mô hình, chia sẻ kinh nghiệm cho các hộ ngoài mô hình. Cùng với đó là lồng ghép tuyên truyền các mô hình có hiệu quả, nhằm nhân ra diện rộng. Đây không chỉ là hướng đi bền vững nhằm phát triển kinh tế địa phương mà còn giúp người dân thay đổi cách nghĩ, cách làm, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, ông Trung kỳ vọng.

Đọc thêm

Lễ hội Gò Đống Đa sẽ diễn ra trong 3 ngày

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa thông tin về Lễ hội
(PLVN) - Ngày 15/1, Quận ủy - HĐND - UBND quận Đống Đa tổ chức gặp mặt và thông tin tới báo chí về Lễ hội kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2025) - Lễ hội Gò Đống Đa.

Tín dụng chính sách mang mùa xuân đến người nghèo miền núi Tân Sơn

Cuộc sống của người dân Tân Sơn, Phú Thọ đang ngày càng ổn định từ khi có nguồn vốn tín dụng chính sách.
(PLVN) - Những ngày cận Tết Ất Tỵ 2025, không khí giải ngân các chương trình tín dụng ưu đãi tại vùng miền núi phía tây nam tỉnh Phú Thọ trở nên tất bật và khẩn trương. Dù công việc bận rộn, ông Tăng Tiến Sỹ, Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Tân Sơn, vẫn dành thời gian đồng hành cùng các phóng viên đến thăm các bản làng xa xôi, gặp gỡ những hộ nghèo và các gia đình đồng bào dân tộc đang gặp khó khăn, lắng nghe câu chuyện của họ về cách sử dụng nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước để đầu tư sản xuất và cải thiện đời sống.

Du lịch Cần Thơ thu hút 6,3 triệu du khách trong năm 2024

Du lịch Cần Thơ thu hút 6,3 triệu du khách trong năm 2024
(PLVN) - Ngày 14/1, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ (Sở VH-TT&DL TP Cần Thơ) tổ chức Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Qua một năm triển khai thực hiện các nhiệm vụ, trên tinh thần trách nhiệm cao của Sở VH-TT&DL TP Cần Thơ và các đơn vị liên quan, lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch của TP Cần đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực, với những con số ấn tượng…

Khánh thành cột cờ Tổ quốc tại quần đảo Nam Du

Khánh thành cột cờ Tổ quốc tại quần đảo Nam Du
(PLVN) - Ngày 14/1, UBND huyện Kiên Hải (tỉnh Kiên Giang) phối hợp với các cơ quan, đơn vị, trường đại học cùng lực lượng vũ trang tổ chức lễ thượng cờ và khánh thành cột cờ Tổ quốc quần đảo Nam Du, tọa lạc tại xã An Sơn, huyện đảo Kiên Hải.

Công an tỉnh Sihanouk thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 Công an tỉnh Kiên Giang

Toàn cảnh buổi thăm, tặng quà Tết
(PLVN) - Đoàn công tác Công an tỉnh Sihanouk (Vương quốc Campuchia), do Thiếu tướng Sô Bun Na Rith, Phó Giám đốc Công an tỉnh làm Trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 Công an tỉnh Kiên Giang. Tiếp đón đoàn có Đại tá Đào Hải Đăng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang, cùng lãnh đạo một số phòng nghiệp vụ của Công an tỉnh.

Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An xin nghỉ hưu trước tuổi

Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An xin nghỉ hưu trước tuổi
(PLVN) - Việc ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Nghệ An quyết định xin nghỉ hưu trước tuổi thể hiện tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, luôn đặt lợi ích tập thể lên đầu, tất cả vì sự nghiệp chung của đất nước.

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn thăm, tặng quà tết tại huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn tặng quà cho bà Nguyễn Thị Xuyến ở thôn Cánh Chủ, xã Bình Yên (huyện Thạch Thất). Ảnh: Hoàng Sơn
 - Sáng 14-1, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn đã đến thăm, tặng quà tết gia đình tiêu biểu, thương binh tại huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai; động viên và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Công an xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai) nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Thành phố Lào Cai - Ngày mây ngang qua phố

Thành phố Lào Cai - Ngày mây ngang qua phố
(PLVN) - Khi bình minh vừa ló rạng, thành phố Lào Cai, nằm nơi biên giới phía Bắc của Tổ quốc, khoác lên mình chiếc áo sương mờ ảo, tựa chốn bồng lai tiên cảnh. Vẻ đẹp của đô thị trẻ trung này kết hợp cùng nét hoang sơ, thơ mộng của thiên nhiên tạo nên một khung cảnh cuốn hút khó quên.

TP Hồ Chí Minh: Mặt bằng cho thuê ế ẩm giữa mùa cao điểm

Một mặt bằng treo biển cho thuê đã lâu ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: NM)
(PLVN) -  Thời điểm cuối năm, TP Hồ Chí Minh thường rộn ràng không khí mua sắm, giao dịch với các cửa hàng, quán xá thi nhau khai trương và đẩy mạnh kinh doanh. Thế nhưng năm nay, trái với kỳ vọng, hàng loạt mặt bằng tại các con đường lớn ở trung tâm thành phố vẫn treo biển “cho thuê”, thậm chí bỏ trống trong nhiều tháng, nhiều năm liền.

TP Hải Phòng: Bảo đảm nguồn cung và đa dạng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán

Bảo đảm nguồn cung và đa dạng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
(PLVN) -  Dịp Tết Nguyên đán 2025 đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng của người dân TP Hải Phòng đang sôi động hơn bao giờ hết. Các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại và các chợ truyền thống trên địa bàn TP đã chủ động triển khai các kế hoạch cung ứng hàng hóa thiết yếu, nhằm bảo đảm một mùa Tết trọn vẹn cho người dân.