Quảng Ngãi và bài toán giảm phụ thuộc nguồn thu ngân sách vào giá dầu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều năm nay, nguồn thu ngân sách tỉnh Quảng Ngãi phần lớn từ nhà máy lọc dầu Dung Quất, điều này khiến việc điều hành ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh rơi vào bị động khi giá dầu giảm.

Theo báo cáo của sở Kế hoạch & Đầu tư Quảng Ngãi, năm 2024, tình hình kinh tế xã hội của địa phương đạt những kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm quốc phòng và an ninh. 25/25 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đều đạt, có 9 chỉ tiêu vượt so với chỉ tiêu tại Nghị quyết đề ra.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2024 ước đạt 29.503 tỷ đồng, bằng 115,5% dự toán HĐND tỉnh giao. Riêng đối với thu nội địa, nếu như cả năm ước đạt 17.640 tỷ đồng, thì thu từ hoạt động của Nhà máy lọc dầu Dung Quất chiếm khoảng 10.200 tỷ đồng.

Số thu từ nhà máy lọc dầu Dung Quất chiếm phần lớn nguồn thu ngân sách của tỉnh Quảng Ngãi. (Ảnh: Anh Huy).

Số thu từ nhà máy lọc dầu Dung Quất chiếm phần lớn nguồn thu ngân sách của tỉnh Quảng Ngãi. (Ảnh: Anh Huy).

Đến cuối năm 2024, từ nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, hoàn thành đưa vào sử dụng khoảng 200/265 công trình, dự án (chưa bao gồm các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia). Trong đó có nhiều dự án lớn, quan trọng, đầu tư hoàn thành từ nguồn ngân sách địa phương là 179/232 dự án; đầu tư hoàn thành từ nguồn ngân sách trung ương là 13/25 dự án; hoàn thành đưa vào sử dụng 8/8 dự án được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo đúng theo tiến độ.

Năm 2025, Quảng Ngãi đề ra 25 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó có một số chỉ tiêu quan trọng như: Tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 7,5 - 8,5%; GRDP bình quân đầu người khoảng 4.710 USD; vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn đạt khoảng 38 - 39 nghìn tỷ đồng; thu ngân sách nhà nước đạt và phấn đấu vượt mức chỉ tiêu trung ương giao 5%; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 2,21%.

Kỳ họp 29 HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021- 2026 diễn ra từ ngày 9-11/12. (Ảnh: Anh Huy).

Kỳ họp 29 HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021- 2026 diễn ra từ ngày 9-11/12. (Ảnh: Anh Huy).

Thảo luận tại kỳ họp thứ 29 HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021- 2026, các đại biểu cơ bản thống nhất với báo cáo đánh giá của UBND tỉnh về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 và xây dựng kế hoạch vốn đầu tư năm 2025; báo cáo tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch năm 2025.

Các đại biểu cũng đã chỉ ra những khó khăn, hạn chế; đồng thời, đề xuất nhiều giải pháp căn cơ nhằm triển khai hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã đề ra trong năm 2025.

Đáng chú ý, trao đổi về chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước đạt và phấn đấu vượt mức chỉ tiêu trung ương giao 5%, Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Văn Luyện thông tin, nguồn thu ngân sách năm 2024 tỉnh có nhiều thuận lợi và đạt cao bởi giá dầu ở mức cao. Tuy nhiên, dự báo giá dầu năm 2025 sẽ ở mức thấp, tác động lớn đến nguồn thu ngân sách của tỉnh. Vì vậy việc thực hiện chỉ tiêu này trong năm tới sẽ gặp khó khăn.

Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Văn Luyện. (Ảnh: Anh Huy).

Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Văn Luyện. (Ảnh: Anh Huy).

Trưởng Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi Trần Văn Mẫn cho rằng, việc thu hút được 2 ngành công nghiệp là lọc hóa dầu và luyện thép trong thời gian qua đã tạo nguồn cho thu ngân sách tỉnh. Tuy nhiên cần hạn chế sự phụ thuộc vào giá dầu. Để giải quyết vấn đề này cần thu hút đầu tư vào chế biến “sau dầu, sau thép”, đẩy mạnh logistic.

“Tiêu biểu như Nhà máy thép Hòa Phát đã thu hút thêm 7 dự án vệ tinh. Chúng ta thu hút tốt đầu tư đa lĩnh vực vào KKT Dung Quất, khai thác thế mạnh của cảng nước sâu…, thì sẽ giảm thiểu phụ thuộc vào giá dầu”, ông Mẫn nói.

Để tạo cơ sở cho thu hút đầu tư và KKT Dung Quất và các KCN trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến, đại biểu Trần Văn Mẫn kiến nghị, HĐND tỉnh tiếp tục phê duyệt các đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 trên địa bàn KKT Dung Quất; xem xét bố trí nguồn thưởng vượt thu và các nguồn khác để thực hiện công tác tái định cư trên địa bàn. Đồng thời, cần sớm đầu tư khu xử lý nước thải tập trung tại các KCN trên địa bàn tỉnh đảm bảo theo quy định, nhằm tiếp tục thu hút các nhà đầu tư vào hoạt động.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Cao Phúc tại phiên thảo luận của Kỳ họp thứ 29, HĐND tỉnh khóa XIII nhiệm kỳ 2021- 2026. (Ảnh: A.H).

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Cao Phúc tại phiên thảo luận của Kỳ họp thứ 29, HĐND tỉnh khóa XIII nhiệm kỳ 2021- 2026. (Ảnh: A.H).

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Cao Phúc cho biết, những ý kiến tham gia thảo luận của các đại biểu HĐND tỉnh sẽ là nội dung để UBND tỉnh và các sở, ngành chức năng có liên quan tiếp tục hoàn thiện công tác chỉ đạo cũng như thực hiện nhiệm vụ tốt hơn thời gian tới. Qua đó tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, góp phần đưa kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển.

Ông Nguyễn Cao Phúc đề nghị UBND tỉnh, các cấp, các ngành tập trung các giải pháp thu ngân sách, đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư công, nhất là đối với các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đặc biệt năm 2025, tỉnh phải quan tâm chỉ đạo để hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát theo kế hoạch và thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18 của Trung ương.

Đọc thêm

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng
(PLVN) - Sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, ngày 10/12, Kỳ họp thứ 21 - HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa XI (Kỳ họp thường lệ cuối năm) hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng và tiến hành bế mạc.

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết
(PLVN) - Kỳ họp lần thứ 19 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X (diễn ra ngày 9-10/12) đã thông qua 31 Nghị quyết quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý để các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Bình Định xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về kinh tế - xã hội

Quang cảnh kỳ họp.
(PLVN) - Sáng 10/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp thứ 20 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025; đồng thời, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng khác theo thẩm quyền.

Ông Phạm Đức Ấn giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Nguyễn Quang Dương - Phó Ban Tổ chức Trung ương trao Quyết định cho ông Phạm Đức Ấn.
(PLVN) - Theo Quyết định của Ban Bí thư, ông Phạm Đức Ấn - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2020-2025.

TP Hồ Chí Minh: Một số cơ chế, chính sách đặc thù đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao

Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Hôm qua (9/12), HĐND TP HCM khai mạc Kỳ họp 20 khóa X. Theo báo cáo kết quả thực hiện chủ đề công tác năm 2024: “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023/QH15”, một số cơ chế, chính sách đặc thù với TP đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Cao nguyên Mộc Châu giảm nghèo bền vững từ nguồn vốn chính sách

Cán bộ tín dụng NHCSXH Mộc Châu thăm hộ gia đình đồng bào DTTS sử dụng vốn chính sách để giảm nghèo, ổn định đời sống. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Huyện Mộc Châu (Sơn La) có 88% diện tích là núi đồi bát úp hẹp và dốc, hơn nữa, nơi đây có nhiều xã bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo, nhất là tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số khá cao, làm cho công cuộc giảm nghèo đã khó càng thêm khó. Nhưng cũng chính những khó khăn đó là minh chứng rõ ràng về sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của những người làm tín dụng chính sách suốt 22 năm qua ở Mộc Châu.

Chuẩn y Phó Bí thư Huyện ủy Châu Thành

 Chuẩn y Phó Bí thư Huyện ủy Châu Thành
(PLVN) - Ngày 9/12, Huyện ủy Châu Thành (tỉnh Kiên Giang) tổ chức công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, chuẩn y nhân sự giữ chức Phó Bí thư Huyện ủy Châu Thành.

Thu ngân sách của tỉnh Hải Dương cao nhất từ trước tới nay

Ngày 9/12, HĐND tỉnh Hải Dương khoá XVII khai mạc Kỳ họp thứ 28 (kỳ họp thường lệ cuối năm)
(PLVN) - Ngày 9/12, HĐND tỉnh Hải Dương khoá XVII khai mạc Kỳ họp thứ 28 (kỳ họp thường lệ cuối năm). Theo báo cáo tại kỳ họp, trong năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương đã đạt được nhiều thành quả nổi bật. Ngoài việc tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, năm vừa qua địa phương cũng vượt dự toán thu ngân sách nhà nước, đạt cao nhất từ trước đến nay.