Bắc Giang đẩy mạnh tour “Theo dấu chân Phật hoàng”

 Du khách trải nghiệm tour Hà Nội- Tây Yên Tử- Theo dấu chân Phật hoàng. (Ảnh Đăng Khoa)
Du khách trải nghiệm tour Hà Nội- Tây Yên Tử- Theo dấu chân Phật hoàng. (Ảnh Đăng Khoa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tỉnh Bắc Giang phấn đấu đến năm 2025 sẽ hình thành 5 không gian du lịch chủ yếu, trong đó có không gian du lịch Tây Yên Tử gắn với “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử”; phục dựng các điểm di tích “Theo dấu chân Phật hoàng”; xây dựng, phát triển “Du lịch Tây Yên Tử” thành thương hiệu du lịch của Bắc Giang.

Trải nghiệm “con đường Hoằng dương Thuyết pháp”

Núi Yên Tử thuộc dãy Đông Triều, dãy núi cao của vùng Đông Bắc, nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang. Theo sử sách, sườn Đông Yên Tử (Quảng Ninh) là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu tập, sườn Tây Yên Tử (Bắc Giang) là con đường Hoằng dương Phật pháp của người. Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông rời kinh thành thượng sơn từ sườn Tây Yên Tử, nhập niết bàn trên núi Ngọa Vân. Sư tổ Pháp Loa và đệ tam Huyền Quang cũng theo con đường phía Tây Yên Tử hành đạo Phật sự của Trúc Lâm. Các hòa thượng tiền bối Trúc Lâm cho mở mang, xây dựng chùa tháp, phát triển đạo Phật rộng khắp ở vùng Bắc Giang.

Hiện trên chiều dài con đường từ Đông sang Tây Yên Tử còn lưu giữ nhiều dấu tích của Phật hoàng để lại. Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử gồm hệ thống các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh nằm ở sườn Tây và Bắc của dãy núi Yên Tử, thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang, trải dài từ các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động.

Chứng tích là hàng trăm công trình xây dựng kiến trúc thời Trần ở các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động có nhiều ngôi chùa thiêng như: Am Vãi, Bình Long, Yên Mã, Sơn Tháp, Đàm Trí, Hồ Bấc. Chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng) là di tích quốc gia đặc biệt, có mộc bản được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tây Yên Tử - nơi phát tích và hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam thế kỉ XI đến XIV từng là Trung ương của Phật giáo thiền phái Trúc Lâm.

Có thể thấy, từ ngôi chùa Vĩnh Nghiêm linh thiêng, huyền diệu, con đường hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ bắt đầu khai mở và phát triển huy hoàng. Điều này có thể thấy qua câu ca “Ai qua Yên Tử - Quỳnh Lâm, Vĩnh Nghiêm chưa đến, thiền tâm chưa đành”.

Ngày 16/3/2023, tại Khu di tích địa điểm chiến thắng Xương Giang (thành phố Bắc Giang), Công ty Cổ phần Khai thác và Dịch vụ du lịch SGO phối hợp với Trung tâm Thông tin và xúc tiến du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức khai trương tuyến du lịch văn hóa Hà Nội - Bắc Giang.

Trong đó, tour du lịch một ngày “Hà Nội - Tây Yên Tử: Theo dấu chân Phật Hoàng” đưa du khách trải nghiệm “con đường Hoằng dương Thuyết pháp” của Phật hoàng Trần Nhân Tông và các đồ đệ vào hơn 700 năm trước.

Tour sẽ xuất phát tại Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội), qua chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng, Bắc Giang) và cuối cùng là đến với đỉnh thiêng Yên Tử. Đặc biệt, tại chùa Vĩnh Nghiêm, du khách sẽ được tìm hiểu về bộ mộc bản hơn 3 nghìn tấm đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trải nghiệm in mộc bản.

Hành trình này cho du khách một cái nhìn độc đáo và sâu sắc về những trầm tích văn hóa thời Trần ở sườn Tây Yên Tử, đồng thời là một trải nghiệm tâm linh ý nghĩa, gắn kết quá khứ với hiện tại, đẩy mạnh hoạt động du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang.

Tour khơi dậy lòng tự hào dân tộc

Tour “Hà Nội - Yên Thế: Vang bóng một thời” giúp du khách ôn lại truyền thống lịch sử, khơi dậy lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc thông qua các hoạt động văn hóa, hoạt động trải nghiệm, khám phá những điểm đến văn hóa, lịch sử đặc sắc của Bắc Giang như: Khu di tích lịch sử chiến thắng Xương Giang (thành phố Bắc Giang), Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám (huyện Yên Thế)…

Với tour “Hà Nội - Lục Ngạn”, du khách sẽ được khám phá các vựa cây ăn quả (vải thiều, cam, vườn bưởi), các làng nghề (nơi sản xuất mỳ chũ) và thiên nhiên đẹp tại Bắc Giang với các điểm đến: Hồ Khuôn Thần, hồ Bầu Lầy, hay hồ Cấm Sơn (tùy theo mùa) trên những chiếc thuyền hơi đã được chuẩn bị sẵn.

Du lịch gắn với bảo tồn những giá trị truyền thống lâu đời: “Hà Nội - Thổ Hà: Thử làm người quan họ”, du khách sẽ được trải nghiệm một ngày sống như người quan họ, được mặc thử áo tứ thân, giao lưu với liền anh, liền chị, học hát một vài câu quan họ, thăm những ngôi nhà cổ vài trăm năm tuổi và nhiều trải nghiệm thú vị khác.

“Bắc Giang là nơi có nhiều tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nông nghiệp nhưng lâu nay rất ít được khai thác. Với lợi thế gần Hà Nội, các cung đường di chuyển thuận lợi, chúng tôi hy vọng tuyến du lịch văn hóa Hà Nội - Bắc Giang có thể tạo thêm nhiều điểm đến hấp dẫn không chỉ cho du khách Hà Nội, mà còn cho du khách quốc tế khi lưu trú tại Hà Nội”, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty du lịch SGO Travel Phùng Quang Thắng chia sẻ.

Dịp này, các đơn vị du lịch tại Bắc Giang và Hà Nội thực hiện ký kết hợp tác, liên kết phát triển du lịch; ra mắt tour đêm tại Khu di tích Xương Giang; khai trương văn phòng điều hành SGO Travel tại Bắc Giang.

Theo dự thảo Đề án phục dựng “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử” do Sở VH,TT&DL Bắc Giang tham mưu xây dựng, con đường này dài khoảng 95km trải dài địa bàn 3 huyện: Lục Nam, Sơn Động và Yên Dũng. Đây được cho là con đường bộ hành tâm linh độc đáo nhất tại Việt Nam, góp phần tạo nên sản phẩm du lịch đặc biệt gắn với vùng đất thiêng Tây Yên Tử.

Tỉnh Bắc Giang đang phối hợp với các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương thống nhất việc lập Hồ sơ đề cử Quần thể di tích danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Di sản khi được công nhận sẽ là điều kiện tốt cho việc thúc đẩy phát triển du lịch cũng như phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực.

Ông Đỗ Tuấn Khoa - Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL tỉnh Bắc Giang cho biết, Bắc Giang hiện có 2.237 di tích; trong đó, 5 di tích và cụm di tích quốc gia đặc biệt; 94 di tích cấp quốc gia và 620 di tích cấp tỉnh. Văn hóa dân gian của Bắc Giang có dân ca Quan họ, Ca trù, hát Then được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; nhiều nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhiều làng nghề truyền thống được lưu giữ, bảo tồn và phát triển đến ngày nay…

Đọc thêm

Những 'địa chỉ đỏ' tại Nghệ An nên đến dịp 30/4-1/5

Khách tham quan tại Bảo tàng Nghệ An. Ảnh: Bùi Hoàng Ý
(PLVN) - Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục, từ thứ Bảy, ngày 27/4 đến hết thứ Tư, ngày 1/5 - thời gian lý tưởng để mọi người đi tham quan cùng người thân và bạn bè. Sau đây là những điểm đến lịch sử đầy ý nghĩa tại Nghệ An mà du khách có thể lựa chọn đến trong kỳ nghỉ này.

Du lịch Việt cần 'chuyển mình' để đón khách 'chịu chi'

Du lịch Việt Nam cần đầu tư về chất lượng hơn số lượng. (Ảnh minh họa - Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, trên bản đồ du lịch thế giới, Việt Nam thường gắn liền với điểm đến có mức giá rẻ, thu hút được nhiều tệp khách khác nhau. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển du lịch toàn cầu, ngành Du lịch Việt Nam cần phải “chuyển mình” để đón những lượt khách “chịu chi”, nâng tầm sản phẩm du lịch.

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2024 - “Từ trải nghiệm tới trái tim”

Sân khấu nhạc nước - Nơi dự kiến sẽ diễn ra Chương trình Khai mạc Mùa Du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024. (Ảnh: mythainguyen)
(PLVN) -  Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 - 01/5/2024), 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) và kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Mùa du lịch năm 2024 mang chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn.

Trải nghiệm tour mới của đất Kinh kỳ

Khu du lịch Ao Vua với thiên nhiên hữu tình hấp dẫn du khách. (ảnh: huyện Ba Vì)
(PLVN) - Nhằm đẩy nhanh phục hồi, phát triển du lịch hiệu quả, sau khi 16 tour đêm đặc sắc Hà Nội được giới thiệu, ngành du lịch Thủ đô mở rộng thêm tour đêm ngoại thành Hà Nội và phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm nội đô, gắn với di sản - di tích, làng nghề, ẩm thực.

Để du khách không phải 'mặc cả' khi đến Việt Nam

Hàng rong “chặt chém”, chèo kéo khách đã trở thành “điểm trừ” với du lịch Việt. (Ảnh minh họa - Báo TTH)
(PLVN) - Nạn “chặt chém” không chỉ ảnh hưởng đến sức chi tiêu của du khách khi du lịch mà còn làm hình ảnh Việt Nam mất điểm trong mắt bạn bè quốc tế. Đây vẫn là một trong những vấn đề cần được ngành Du lịch quan tâm, sớm có giải pháp khắc phục.

Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng

Toàn cảnh đêm khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024. Ảnh: Bùi Hoàng Ý
(PLVN) - Tối 18/4, tại quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 và công bố di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương.

Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội 2024 có doanh thu trên 180 tỷ đồng

Du khách tìm đặt tour trong dịp hè 2024 (ảnh Huy Hoàng).
(PLVN) - Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội 2024 (VITM Hà Nội 2024) vừa bế mạc vào chiều 14/4/2024 tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô (Hà Nội). Trong 4 ngày từ 11-14/4/2024, Hội chợ đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc tại Hội chợ với trên 12.000 cuộc hẹn bên lề hội chợ; đã có hơn 10.000 tour & sản phẩm du lịch khuyến mãi được cung cấp tại Hội chợ. Doanh thu bán sản phẩm du lịch đạt trên 180 tỷ đồng.

Hà Nội đẹp nao lòng mùa sấu trút lá

Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

(PLVN) - Những ngày này khi đi qua nhiều con phố của Hà Nội, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những thảm lá vàng rụng phủ kín đường, tạo nên một khung cảnh rất nên thơ. Hà Nội đang bước vào mùa sấu trút lá...

Hội nghị liên kết phát triển du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng mở rộng tại Bắc Giang

Ban tổ chức tặng quà đại diện đại biểu các tỉnh, thành phố về tham dự hội nghị
(PLVN) -  Chiều 17/04, tại khách sạn Mường Thanh, thành phố Bắc Giang, đã diễn ra hội nghị liên kết phát triển du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng Sông Hồng mở rộng gồm: (Bắc Giang, Hà Nội , Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vīnh Phúc, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình). Đây là thị trường du lịch truyền thống và trọng điểm của tỉnh Thanh Hoá.

Bảo đảm an toàn du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân nô nức đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. (Nguồn: BN)
(PLVN) - Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, du khách đổ về các điểm du lịch, di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội tăng mạnh. Ngoài sự tăng cường giữ gìn an ninh trật tự của các lực lượng chức năng, người dân cũng cần nâng cao ý thức bảo đảm an toàn cho chính mình.