Bê bối mua bán phiếu trong cuộc vận động giành quyền đăng cai World Cup 2018 và 2022 ở FIFA chưa lắng xuống thì đến lượt Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA) hứng chịu những nghi ngờ...
[links()]
Giữa tuần này, làng bóng đá châu Âu xôn xao khi ông Spyros Marangos, thủ quỹ của LĐBĐ Síp, kể trên tờ báo Đức Sueddeutsche Zeitung rằng hai nước Ba Lan và Ukraine đã hối lộ 5 quan chức UEFA với số tiền tổng cộng lên tới 11 triệu Euro để các quan chức này bỏ phiếu cho họ giành quyền đăng cai giải Euro 2012.
Ngược dòng thời gian, ngày 18-4-2007, tại Cardiff (xứ Wales), liên doanh Ba Lan - Ukraine đã chiến thắng Italia trong cuộc đua giành quyền đăng cai Euro 2012 với tỷ lệ phiếu là 8-4. Những người được quyền bỏ phiếu là 12 quan chức trong Ban Thường vụ UEFA.
Giữa tuần này, làng bóng đá châu Âu xôn xao khi ông Spyros Marangos, thủ quỹ của LĐBĐ Síp, kể trên tờ báo Đức Sueddeutsche Zeitung rằng hai nước Ba Lan và Ukraine đã hối lộ 5 quan chức UEFA với số tiền tổng cộng lên tới 11 triệu Euro để các quan chức này bỏ phiếu cho họ giành quyền đăng cai giải Euro 2012.
Ngược dòng thời gian, ngày 18-4-2007, tại Cardiff (xứ Wales), liên doanh Ba Lan - Ukraine đã chiến thắng Italia trong cuộc đua giành quyền đăng cai Euro 2012 với tỷ lệ phiếu là 8-4. Những người được quyền bỏ phiếu là 12 quan chức trong Ban Thường vụ UEFA.
Chủ tịch UEFA Platini (trái) công bố quyền đăng cai EURO 2012 cho Ukraine và Ba Lan. |
Dù UEFA không công khai phiếu bầu nhưng giới chuyên môn đoán rằng các quan chức UEFA người Tây Ban Nha, Pháp, Anh ủng hộ Italia; các quan chức UEFA người Nga, Romania, Bồ Đào Nha, Nauy, Hà Lan, Síp, Malta ủng hộ Ba Lan - Ukraine; còn không rõ quan chức người Đức và Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ bên nào. Như vậy, 5 quan chức mà Marangos nói đến nằm trong số 9 người thuộc các quốc gia: Nga, Romania, Bồ Đào Nha, Nauy, Hà Lan, Síp, Malta, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay sau khi tin này được đăng tải trên tờ Sueddeutsche Zeitung, UEFA đã gửi đến ông Marangos thông báo: Trong vòng 1 ngày, nếu ông Marangos không đưa ra được bằng chứng chứng minh tuyên bố của ông đúng thì UEFA sẽ kiện ông ra tòa vì tội vu khống. Sau khi nhận được thông báo này, Marangos bình chân như vại và "bơm" thêm cho báo chí rằng ông đã biết chuyện này ngay từ năm 2007 và trong vài năm qua, ông đã vài lần cố gắng tiếp cận với ông Chủ tịch UEFA Platini nhưng đều bất thành. Ông cũng đã 4 lần viết email, gửi thư, gửi fax đến UEFA để nêu những nghi vấn của mình nhưng đều không nhận được hồi âm. Trong hơn 40 năm làm việc trong làng bóng đá, Spyros Marangos từng là cầu thủ, HLV và Chủ tịch CLB. Ông đã làm việc trong LĐBĐ Síp 24 năm và biết rất nhiều chuyện. Căn cứ theo thông tin từ Marangos, nhiều người cho rằng ông Marios Lefkaritis, người Síp, hiện đang là Phó Chủ tịch UEFA, là một trong những người đã nhận hối lộ. Trước lời đe dọa sẽ lôi Marangos ra Tòa án của UEFA, ông Neoclis Neocleous, luật sư của Marangos thách thức: "Trước đây, thân chủ của tôi đã cố gắng hợp tác với UEFA nhưng họ không đếm xỉa gì. Chính thái độ đó khiến thân chủ tôi giờ đây không muốn hợp tác với UEFA nữa. Thân chủ tôi sẵn sàng ra hầu tòa, chúng tôi có đầy đủ bằng chứng". Tuy nhiên, giới hâm mộ bóng đá châu Âu, đặc biệt là giới hâm mộ Italia, đang muốn mọi chuyện phải rõ ràng: Hoặc UEFA kiện Marangos ra tòa vì tội vu khống, Hoặc UEFA thừa nhận các bằng chứng của Marangos là xác thực và xử lý các quan chức của họ. Diễn biến vụ này sẽ còn nhiều thú vị trong thời gian tới.
Theo Thái Hà
Dân việt
Dân việt