"Bà biết tuốt"

Cái tính hay nhường nhịn của đàn ông đã “giúp” nhiều người vợ giành phần thắng trong việc quyết định các vấn đề của gia đình. Có lúc, cái gì vợ cũng đòi quyết, đến nỗi có ông chồng đã phát bực thốt lên: “Bà là… bà biết tuốt chắc!”.
Cái tính hay nhường nhịn của đàn ông đã “giúp” nhiều người vợ giành phần thắng trong việc quyết định các vấn đề của gia đình. Có lúc, cái gì vợ cũng đòi quyết, đến nỗi có ông chồng đã phát bực thốt lên: “Bà là… bà biết tuốt chắc!”.

Gì cũng biết

Con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo, dẫn được chiếc xe ba gác chở cánh cổng sắt vào được đến nhà, anh Đức đã toát mồ hôi hột. Vậy mà còn bị vợ phê bình: “Sao không bảo người ta đưa sắt vô đây rồi hàn, có phải tiện hơn không? Anh đúng là không biết tính toán”. Anh Đức nén bực, lầm lì tiếp tục công việc. Cánh cổng được dựng lên, vợ lại “chõ”: “Cổng phải cao hơn nữa, như vầy có mà rước trộm vào nhà à?”.

Anh chịu hết nổi, nạt: “Em giỏi thì đi mà làm, lắm lời!”. Chị vặc lại: “Đó là việc của anh mà! Có đàn ông trong nhà để làm gì mà phụ nữ phải nhúng tay vô mấy chuyện này?”. Anh “lên ruột”, quát: “Không phải việc của cô thì làm ơn đừng có xía vô nữa, chịu hết nổi rồi!”. Anh ném cái búa đánh rầm vào cánh cổng, khiến xóm giềng cũng… hồi hộp vì sợ đôi vợ chồng trẻ sẽ xô xát.

Đây không phải lần đầu vợ anh Đức xía vô chuyện của chồng. Ngày anh sắm bộ máy tính mới, vợ anh cũng ý kiến: “Cái màn hình tinh thể lỏng này quá dư chiều ngang, sao anh không mua loại vuông vuông ấy? Như vậy hiển thị hình ảnh mới đẹp. Loại dài dài này dễ kéo mặt người bè ra". Anh hậm hực: “Sao em nhiều lời thế? Máy này em dùng hay anh dùng?”. “Ai dùng cũng được, nhưng em thấy cái gì đúng thì nói”. Anh chịu hết nổi: “Anh là dân IT, không lẽ lại phải để em dạy cách dùng máy tính?”.

Mô tả ảnh.

Thế mà vợ anh vẫn làm căng: “Anh khinh phụ nữ ngu dốt chứ gì! Đâu phải cái gì đàn ông cũng giỏi hơn phụ nữ? Phụ nữ người ta cẩn thận hơn, anh thì cứ ba chớp ba nhoáng mà lúc nào cũng dương dương tự đắc”. Đến nước này, anh đành xuống nước cho êm chuyện: “Anh xin em, từ nay anh làm cái gì, em cứ để yên cho anh nhờ”.

Giao ước “cái gì thuộc về người nào, người ấy toàn quyền quyết” xem ra cũng không ổn. Mới đây, vợ anh Đức hớn hở khoe với chồng, mới mua được một chai noni chất lượng cao với giá 800.000đ. Anh tá hỏa: “Em biết noni là gì không? Chỉ là nước ép từ trái nhàu thôi. Giá 100.000đ là cùng, em bị lừa rồi”. Vợ anh vẫn tự tin với sự “hiểu đời” của mình: “Tiền nào của đó, người mua lầm chứ người bán không bao giờ lầm được”.

“Vậy tại sao một chai nước nhàu có giá cao ngất như vậy?”. “Giá cao là vì họ chế biến từ loại nhàu tốt nhất thế giới, công nghệ hiện đại, loại bỏ được chất độc. Em nắm hết thông tin, hiểu hết vấn đề chứ dễ gì lừa được em”. Anh cãi: “Anh lạ gì cái kiểu bán hàng này. Nó đắt là vì bán theo mô hình đa cấp, mỗi cấp kiếm lời một chút, nhiều cấp nên đẩy giá sản phẩm lên cao”. Tranh cãi kéo dài và cuối cùng, anh cũng về với vị trí cố hữu của mình - người thua cuộc: “Thôi, anh thua, “bà biết tuốt” ạ!”.

Anh Định - chủ một garage ô tô tại Q.Phú Nhuận, TP.HCM - lại có nỗi khổ khác. Mỗi lần anh chia sẻ bất kỳ thông tin gì về bên nội cho vợ, là bị vợ “can thiệp thô bạo”. Cả như chuyện em gái anh có bạn trai mới, chị Điểm (vợ anh) cũng “phát biểu ý kiến”: “Anh xem mà can ngăn chứ con bé nhà mình lấy thằng đó là khổ cả đời”. “Dựa vào đâu em nói vậy?”. “Em nhìn mặt là biết ngay! Đàn ông gì mà mặt nhỏ như mặt thỏ, hãm tài lắm. Đã thế tai còn vểnh ra, đường công danh không thuận lợi. Anh nhớ nói với cô ấy là muốn không khổ, đừng lấy thằng đó”. Anh nghe mà đắng họng, nhưng cũng nhịn cho qua.

Tất nhiên, anh chẳng dại gì kể lại cho em gái mình nghe. Không ngờ, một hôm cô em gái đến chơi, bà chị dâu lanh chanh đưa cái lý thuyết “coi mặt mà bắt hình dong” đó ra để khuyên “em ơi, đừng lấy cậu đó vì…”. Anh nổi giận, "quạt" cho một trận. Tình cảm của chị dâu-em chồng vốn không đầy đặn, sau vụ đó càng sứt mẻ. Đã vậy, vợ chồng anh còn gây một trận ra trò vì vợ anh cứ giữ cái lý “em chỉ muốn tốt mới nói”, trong khi anh cho rằng, “không phải chuyện nhà cô, đừng chõ vào mà rách việc”.

Chưa hết, có lần, vợ anh còn can thiệp cả chuyện chia đất bên nhà chồng. Trước đây, anh Định từng được cha mẹ cho một căn nhà, nên giờ chia đất, xem như anh không còn phần. Ngày họp gia đình, anh đã không nói gì, không ngờ vợ anh lại sang sảng “Theo con, chia thế này mới hợp tình, hợp lý… nếu không chia như vầy, sau này lôi thôi, mất tình cảm lắm….”.

Mấy cô em chồng bĩu môi, xầm xì bà chị dâu vô duyên, không biết phận mà xía vô chuyện riêng nhà chồng. Anh Định bực tức, quát: “Em thôi đi, không phải việc của em”. Vợ anh giận lẫy, lại lý sự: “Người ta biết chuyện, nói cho còn không chịu nghe, sau này gánh hậu quả ráng chịu”. Cái tật “gì mình cũng biết”, “ý kiến ý cò” mọi lúc mọi nơi của chị đã làm hỏng nhiều việc nhưng vẫn không chừa.

Không “đá lộn sân”

Thường thì phụ nữ hay nói nhiều, nên khó tránh việc “nói dài, nói dai và có khi… nói dại” dù thâm tâm, họ luôn nghĩ mình chỉ nói những vấn đề đúng, mà đúng thì… phải nói chứ!

Thực tế, người vợ không chỉ cần nói đúng nội dung, mà còn phải nói đúng lúc, đúng chỗ. Giả sử, trong câu chuyện trên, người chồng có chọn sai màn hình máy tính đi nữa, thì vợ có cần thiết phải ý kiến? Nếu vợ lên tiếng, đằng nào cũng thiệt. Cái thiệt đầu tiên là khiến cho anh chồng bực mình vì vợ tỏ ra “khôn”, đồng nghĩa với việc phê phán chồng “khờ”.

Thứ nữa, đã mua rồi, đằng nào cũng không đổi được, mà đã bị vợ chê, thì anh chồng sẽ không cảm thấy thoải mái, hài lòng khi sử dụng vì cứ bị cái ý nghĩ “hay là mình mua lầm” quanh quẩn trong đầu. Đó là chưa kể, “bà biết tuốt” sẽ làm cho chồng sợ, chẳng dám chia sẻ thông tin gì nữa, vì rất dễ bị vợ “dạy đời”.

Thực chất, “động cơ” của người vợ cũng “trong sáng”, chẳng có ý định dạy dỗ ai cả, chỉ mỗi cái tội vô tư quá, thậm chí là hơi... vô duyên. Những lần đầu, chồng còn tranh cãi nhưng sau đó nhận ra, nếu cãi lý với phụ nữ (mà nhất là với vợ mình) thì thà… không cãi sướng hơn, nên sẽ để vợ thoải mái “biết tuốt”, tạo thành thói quen không tốt. Khi các bà vợ thoải mái thể hiện cái sự “biết tuốt” của mình, rất dễ lấn sang chuyện của người khác. Chuyện cô con dâu tham gia ý kiến về việc chia đất bên nhà chồng, hay chuyện chị dâu can thiệp việc yêu đương của em chồng là những ví dụ, đằng nào cũng rước ấn tượng xấu vào thân mà chẳng giúp được gì cho ai.

Anh Tuấn Kiệt (nhân viên văn phòng, làm việc tại P.4, Q.3) chia sẻ kinh nghiệm để tránh việc vợ anh cứ “cố vấn” tất tần tật mọi chuyện: “Cứ hạn chế kể chuyện của mình cho vợ nghe, là hạn chế được rất nhiều “chứng biết tuốt” của vợ”!

Tương tự, anh Thành Nhân (trưởng chi nhánh một công ty xuất nhập khẩu tại Q.Gò Vấp) nêu biện pháp “chế tài”: Việc gì liên quan đến anh, anh tự biết cách giải quyết và tự chịu trách nhiệm. Việc gì liên quan đến gia đình anh, em cũng không nên góp ý, can thiệp và ngược lại, anh cũng không can thiệp việc của em hoặc việc bên nhà em. Vậy cho nó khỏe”.

Thật ra, cách của các anh chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề, quan trọng nhất vẫn là các bà vợ phải tự ý thức “sân” của mình là ở đâu, để không “đá” lộn. Việc trao đổi, góp ý giữa vợ chồng với nhau là rất cần thiết, nhưng các ông chồng sẽ rất vui vẻ nếu mức độ góp ý của vợ chỉ ở mức độ “để tham khảo thêm”.

Cái tự ái của đàn ông rất lớn nên đôi khi, nếu các bà vợ không khéo, chỉ mới lên tiếng sơ sơ về việc gì đó thôi đã khiến các ông trào lên cục tức. Nếu người vợ giỏi thực sự về lĩnh vực mà chồng đang làm, về việc chồng đang thực hiện, thì cách nói cũng chỉ nên là: “Anh ơi, em có ý này không biết có đúng không anh nghe thử; em nói vậy thôi nhưng anh cứ quyết định theo ý anh nhé”. Chịu khó tìm cách khéo léo góp ý, chắc chắn sẽ có lợi nhiều đường.

Xét cho cùng thì dù có bình đẳng đến mấy, người đàn ông cũng khó mà cảm thấy thoải mái khi ở bên cạnh có người vợ cái gì cùng biết, cũng nói, cũng khuyên.

Theo Phụ Nữ

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.