Chiều 19/10, Thủ tướng Anh David Cameron đã công bố kế hoạch cắt giảm 8% ngân sách quốc phòng và giảm 17.000 quân cũng như hoãn các kế hoạch mua sắm thiết bị quân sự.
Trong bản đánh giá chiến lược quân sự được ông Cameron đọc trước quốc hội, ngân sách của Bộ Quốc phòng Anh trong bốn năm tới sẽ giảm còn 37 tỷ bảng (58 tỷ USD).
Để thực hiện việc cắt giảm này, Anh sẽ hoãn kế hoạch đưa vào sử dụng tàu sân bay HMS Ask Royal của Hải quân Hoàng gia Anh và các máy bay phản lực Harrier, đồng thời hủy việc mua chín máy bay do thám Nimrod MRA4.
Ngân sách dành cho thiết giáp bị giảm 40% và cho pháo binh giảm 35%, song Anh sẽ vẫn mua thêm 12 thiết bị truyền thông và máy bay không người lái. Chính phủ cũng sẽ hoãn xem xét dự án cải thiện khả năng răn đe hạt nhân cho tới năm 2016 để tiết kiệm 750 triệu bảng.
Về quy mô quân sự, Thủ tướng Anh cho biết vào năm 2015, số binh sỹ của lục quân sẽ giảm 7.000 người, xuống còn 95.500 quân, lực lượng không quân và hải quân đều bị giảm 5.000 người, còn khoảng 30.000 quân mỗi quân chủng.
Ngoài ra, trong năm năm tới, khoảng 25.000 nhân viên thuộc Bộ Quốc phòng Anh cũng phải "ra đi." Tuy nhiên, để bù cho việc cắt giảm này, Anh sẽ rút toàn bộ 20.000 binh sỹ đóng ở Đức về nước vào năm 2020.
Đây là bản đánh giá chiến lược quân sự quy mô đầu tiên ở Anh trong 12 năm qua và với những điều chỉnh nêu trên, giới phân tích cho rằng Anh, về lâu dài, sẽ không còn đủ lực để tham gia những cuộc chiến tranh như ở Iraq và Afghanistan.
Tuy nhiên, Thủ tướng Cameron khẳng định nước này vẫn đáp ứng quy định của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là dành 2% GDP cho quốc phòng và vẫn tiếp tục là nước đứng thứ tư trên thế giới có ngân sách dành cho quốc phòng lớn nhất, sau Mỹ, Trung Quốc và Pháp.
Kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng và quy mô quân đội là một phần trong kế hoạch cắt giảm chi tiêu công được Thủ tướng Anh công bố ngày 20/10 nhằm bù đắp khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ của nước này.
Tại thủ đô London ngày 19/10, hàng nghìn người đã đổ ra đường biểu tình để phản đối các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" này./.
Binh sỹ Anh đang bảo vệ một tuyến đường giao thông ở Basra, miền nam Iraq. |
Để thực hiện việc cắt giảm này, Anh sẽ hoãn kế hoạch đưa vào sử dụng tàu sân bay HMS Ask Royal của Hải quân Hoàng gia Anh và các máy bay phản lực Harrier, đồng thời hủy việc mua chín máy bay do thám Nimrod MRA4.
Ngân sách dành cho thiết giáp bị giảm 40% và cho pháo binh giảm 35%, song Anh sẽ vẫn mua thêm 12 thiết bị truyền thông và máy bay không người lái. Chính phủ cũng sẽ hoãn xem xét dự án cải thiện khả năng răn đe hạt nhân cho tới năm 2016 để tiết kiệm 750 triệu bảng.
Về quy mô quân sự, Thủ tướng Anh cho biết vào năm 2015, số binh sỹ của lục quân sẽ giảm 7.000 người, xuống còn 95.500 quân, lực lượng không quân và hải quân đều bị giảm 5.000 người, còn khoảng 30.000 quân mỗi quân chủng.
Ngoài ra, trong năm năm tới, khoảng 25.000 nhân viên thuộc Bộ Quốc phòng Anh cũng phải "ra đi." Tuy nhiên, để bù cho việc cắt giảm này, Anh sẽ rút toàn bộ 20.000 binh sỹ đóng ở Đức về nước vào năm 2020.
Đây là bản đánh giá chiến lược quân sự quy mô đầu tiên ở Anh trong 12 năm qua và với những điều chỉnh nêu trên, giới phân tích cho rằng Anh, về lâu dài, sẽ không còn đủ lực để tham gia những cuộc chiến tranh như ở Iraq và Afghanistan.
Tuy nhiên, Thủ tướng Cameron khẳng định nước này vẫn đáp ứng quy định của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là dành 2% GDP cho quốc phòng và vẫn tiếp tục là nước đứng thứ tư trên thế giới có ngân sách dành cho quốc phòng lớn nhất, sau Mỹ, Trung Quốc và Pháp.
Kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng và quy mô quân đội là một phần trong kế hoạch cắt giảm chi tiêu công được Thủ tướng Anh công bố ngày 20/10 nhằm bù đắp khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ của nước này.
Tại thủ đô London ngày 19/10, hàng nghìn người đã đổ ra đường biểu tình để phản đối các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" này./.
(TTXVN/Vietnam+)