An toàn pháp lý cho tài sản có giá trị lớn

Nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ công chứng viên khi hành nghề, người yêu cầu công chứng cũng dễ dàng, thuận lợi hơn trong thực hiện các hợp đồng, giao dịch, dự thảo Luật Công chứng sửa đổi bổ sung quy định về hợp đồng, giao dịch phải công chứng và hợp đồng, giao dịch công chứng theo yêu cầu. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cho biết vấn đề này còn nhiều ý kiến khác nhau.

Nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ công chứng viên khi hành nghề, người yêu cầu công chứng cũng dễ dàng, thuận lợi hơn trong thực hiện các hợp đồng, giao dịch, dự thảo Luật Công chứng sửa đổi bổ sung quy định về hợp đồng, giao dịch phải công chứng và hợp đồng, giao dịch công chứng theo yêu cầu. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cho biết vấn đề này còn nhiều ý kiến khác nhau.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hợp đồng về nhà đất: Phải công chứng

Luật Công chứng hiện hành chưa quy định hợp đồng nào bắt buộc phải công chứng hay loại hợp đồng nào công chứng theo yêu cầu mà nằm rải rác trong một số văn bản pháp luật khác. Chính vì vậy người dân rất khó khi thực hiện các hợp đồng, giao dịch, bản thân công chứng viên cũng lúng túng khi giải quyết yêu cầu của khách hàng

Dự thảo Luật công chứng bổ sung quy định về hợp đồng, giao dịch phải công chứng và hợp đồng, giao dịch công chứng theo yêu cầu, theo đó các hợp đồng, giao dịch phải công chứng bao gồm: Hợp đồng, giao dịch về chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; hợp đồng, giao dịch về mua bán, tặng cho, thế chấp, đổi, góp vốn bằng nhà; hợp đồng, giao dịch ủy quyền có cho phép người nhận ủy quyền được chuyển nhượng, định đoạt quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; chuyển nhượng, định đoạt nhà; khai nhận, phân chia di sản thừa kế là đất, nhà; hợp đồng, giao dịch về tàu bay, tàu biển và các hợp đồng, giao dịch phải công chứng khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài những giao dịch nêu trên thì việc công chứng được thực hiện theo nhu cầu của cá nhân, tổ chức.

Ông Trần Văn Bảy, Phòng Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp TP HCM, đồng tình: Không thể chỉ “trông cậy” vào quy định công chứng ở các luật chuyên ngành mà Luật Công chứng (sửa đổi) cần có sự hệ thống hóa các hợp đồng bắt buộc phải công chứng để tránh mâu thuẫn xung đột giữa các văn bản pháp luật, đảm bảo an toàn pháp lý cho người dân và công chứng viên.

“Nếu không liệt kê được cụ thể thì chí ít cũng phải dừng lại ở tầm quy định khái quát để sau này các nghị định, thông tư có sự hướng dẫn cụ thể. Chứ không quy định thì khó cho công chứng.”

Nhiều công chứng viên cũng tán thành cao với việc phải liệt kê các hợp đồng bắt buộc phải công chứng, trước hết để thuận lợi cho người dân trong việc phân biệt những loại hợp đồng nào là bắt buộc, hợp đồng nào là không. Sau đó cũng tiện cho công chứng viên trong việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật. Đồng thời, tăng cường tính an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch về nhà đất và các tài sản có giá trị lớn.

Băn khoăn  luật thủ tục có nên quy định nội dung?

Vấn đề nêu trên, Bộ Tư pháp cho biết vẫn còn hai loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất (chiếm đa số) cho rằng, việc quy định rõ loại hợp đồng, giao dịch phải công chứng có ý nghĩa rất quan trọng, do hiện nay việc quy định các loại hợp đồng, giao dịch phải công chứng đang nằm tản mát ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Bộ luật dân sự, Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật hôn nhân và gia đình và các văn bản dưới luật khác... dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng pháp luật.

Nhằm thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật, Dự thảo Luật công chứng cần thiết phải tập hợp hóa các quy định pháp luật liên quan đến công chứng. Hơn nữa, việc quy định các hợp đồng, giao dịch nêu trên phải công chứng là rất cần thiết do đây là những loại giao dịch liên quan đến những tài sản đặc biệt như nhà cửa, đất đai hoặc những tài sản có giá trị lớn như tàu bay, tàu biển.

Đây là những tài sản có nguy cơ xảy ra tranh chấp cao, nên việc bắt buộc công chứng các hợp đồng này là để giảm thiểu rủi ro cho các bên tham gia giao dịch, góp phần lành mạnh hóa thị trường nhà đất. Nếu các hợp đồng, giao dịch này không được công chứng thì rủi ro đối với các bên tham gia giao dịch là điều dễ xảy ra, tranh chấp sẽ phát sinh ngày càng nhiều gây áp lực công việc lên hệ thống cơ quan Tòa án, thi hành án... đồng thời ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

Ngược lại, đối với nhóm giao dịch khác tiềm ẩn ít rủi ro, tranh chấp thì cho phép tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch tự thoả thuận về việc có công chứng hay không nhằm giảm bớt thời gian và chi phí phát sinh.

Tuy nhiên, loại ý kiến thứ hai cho rằng quy định như vậy là chưa phù hợp, vì Luật công chứng chỉ quy định về tổ chức, hoạt động và thủ tục công chứng, còn hợp đồng, giao dịch nào phải công chứng là do các văn bản pháp luật về đất đai, nhà ở... quy định, do vậy không nên quy định vào Luật công chứng.

Dù còn nhiều ý kiến khác nhau, song Luật công chứng là văn bản pháp lý cao nhất trong lĩnh vực này, do đó việc xem xét để quy định các vấn đề nêu trên cần phải cân nhắc thận trọng với mục tiêu cao nhất là an toàn pháp lý cho người dân, tránh những rủi ro không cần thiết.

Đông Bình 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.