Án “tắc” vì kết luận giám định “vênh” nhau

Án “tắc” vì kết luận giám định “vênh” nhau
(PLO) - Đối với nhiều vụ án, kết luận giám định về tỷ lệ thương tật của nạn nhân có vai trò rất quan trọng bởi đây là căn cứ để khởi tố hoặc không khởi tố hình sự, để định khung hình phạt. Tuy nhiên, trên thực tế, có những vụ án bị “tắc” lại chỉ vì kết luận “vênh” nhau.
Rối vì mỗi lần giám định một kết quả
Thực tế này đang làm đau đầu các cơ quan tố tụng, mà vụ án sau đây là một điển hình. Do cạnh tranh trong việc mua bán các trang thiết bị điện nên giữa ông Đào Ngọc Ánh và Đào Quốc Hưng (SN 1973, ngụ Đồng Nai, cháu rể ông Ánh) không được hòa thuận. 
Ngày 6/12/2009, cả hai cùng điều khiển xe máy về tới trước cửa nhà thì cãi nhau. Sự việc càng ồn ào hơn khi ông Đ.Q.T và bà N.T.X (cha mẹ của Hưng) bước ra cãi nhau với ông Ánh dẫn đến xô xát. Thấy vậy, Hưng vớ lấy cây sắt rỗng cầm đánh ông Ánh.
Kết luận giám định pháp y ngày 18/1/2010 của Trung tâm pháp y tỉnh Đồng Nai xác định tỷ lệ thương tật của ông Ánh là 43%. Sau đó, ngày 6/7/2010, Phân viện Khoa học hình sự tại TP.HCM (Bộ Công an) giám định lại, kết luận thương tích của ông Ánh là 16,6%. 
Do kết quả giám định giữa hai cơ quan có sự khác biệt, ngày 6/9/2010, Cơ quan điều tra tiếp tục trưng cầu Viện Pháp y quốc gia (thuộc Bộ Y tế) giám định lại lần 2. Lần này, Viện Pháp y quốc gia kết luận thương tích của ông Ánh là 11%. Dùng dằng mãi đến ngày 25/11/2010, Cơ quan điều tra mới có kết luận điều tra vụ án, đề nghị truy tố Hưng về tội “Cố ý gây thương tích”.
Kết quả giám định có ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng tới quyền lợi của cả bị cáo lẫn bị hại, vì đó là căn cứ để khởi tố hoặc kết tội một người ở từng khung hình phạt. Trước đây Báo PLVN từng phản ánh vụ án oan của chị Phạm Thị Lâm ở TP.Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) và vụ án oan  của anh Phạm Văn Sơn ở Ý Yên (Nam Định), chỉ vì kết luận giám định pháp y “có vấn đề” mà hai công dân này đã bị đẩy vào vòng tố tụng, bị khởi tố về tội “Cố ý gây thương tích”. Với các kết luận giám định thực tế chỉ 1%, hành vi của các công dân trên được xác định không cấu thành tội phạm, hiện họ đã được minh oan, xin lỗi, bồi thường. 
Sao phải chờ giám định mới khởi tố?
Trong những vụ án vừa nêu thì việc phải có kết quả giám định là bắt buộc vì theo quy định của pháp luật, tỷ lệ thương tật phải từ 11% trở lên mới đủ cơ sở để khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Tuy nhiên, nếu “vin” vào việc đợi giám định mới đủ căn cứ khởi tố hành vi cố ý gây thương tích đối với trẻ em lại cho thấy sự thiếu chủ động của cơ quan tố tụng.
Điển hình mới đây là vụ bé gái Nguyễn Minh T. (SN 2007, ở Kinh Môn, Hải Dương) bị vứt ra nghĩa trang. Theo điều tra ban đầu của Công an huyện Kinh Môn, đối tượng Nguyễn Doãn Thắng (SN 1983) là bố đẻ cháu T. đã thừa nhận hành vi vi phạm của mình. Cụ thể, Thắng khai nhận đã nhiều lần dùng roi đánh vào mông cháu T. Đặc biệt có lần, Thắng đã bế cháu T. ra ao nước trước cửa nhà bố vợ dìm con xuống đó. Không những thế, Thắng còn cho con vào bao tải với ý định mang ra ao dìm, may mắn là được hàng xóm phát hiện can ngăn kịp thời.
Trong vụ việc rùm beng xảy ra ngày 25/10/2013, Thắng chỉ thừa nhận việc sau khi đánh con đã cho con lên xe máy chở ra nghĩa trang. Việc cháu bị gãy xương sườn cũng như các thương tích trên cơ thể, Thắng nói do cháu bị ngã mà có. Còn theo lời khai của cháu T., tất cả những vết thương trên người cháu là do mẹ kế là Ngô Thị Huệ (SN 1984) dùng roi đánh, dùng tay bóp cổ nhiều lần và bố thì đánh vào mông…
Ngày 5/11/2013, Công an huyện Kinh Môn cho biết vẫn chưa đủ căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Thắng và Huệ về hành vi cố ý gây ý thương tích, ngược đãi trẻ em vì còn… chờ kết quả giám định thương tật. 
Đến thời điểm này, vụ án đã được khởi tố, Thắng đã bị khởi tố bị can và bị bắt tạm giam (từ ngày 13/11/2013). Tuy nhiên, trong những vụ bạo hành trẻ em thì cơ quan tố tụng phải khởi tố vụ án ngay từ lúc phát hiện vụ việc, chứ không thể “chờ kết quả giám định thương tật”. Kết quả giám định thương tật của cháu bé là căn cứ để xác định khung hình phạt đối với bị can, không phải là căn cứ để khởi tố vụ án.
“Có ý kiến cho rằng, trong những vụ án có nhiều kết luận “vênh” nhau mà không tìm được “tiếng nói chung”, nên chăng trưng cầu cơ quan giám định cấp cao với đội ngũ chuyên gia với trang thiết bị tối tân và đây sẽ là kết luận cuối cùng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng, trong lĩnh vực giám định pháp y thì việc hai tổ chức giám định cùng một thương tật và đưa ra kết luận khác nhau (về mức độ) là dễ chấp nhận nếu ở thời điểm khác nhau. Nói cách khác, giám định viên chịu trách nhiệm về kết luận của mình. Còn việc cân nhắc, xem xét tính đúng đắn, xác thực của các kết luận đó là quyền và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng”.

Tin cùng chuyên mục

TS Vũ Hoài Nam, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo PLVN; Phó Tổng Biên tập Vũ Hồng Thúy cùng đại diện Ban Công tác Hội, Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam chúc mừng Ban Thư ký Chi hội Nhà báo Báo PLVN nhiệm kỳ 2023-2025.

Chi hội Nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam: Đổi mới, sáng tạo để phát triển

(PLVN) - Ông Trần Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) được bầu làm Thư ký Chi hội Nhà báo Báo PLVN nhiệm kỳ 2023-2025. Chi hội xác định phương hướng, mục tiêu chung nhiệm kỳ 2023-2025 là đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, phát triển, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đọc thêm

Cà Mau nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách

Cà Mau nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách
(PLVN) -  Ngày 20/3, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hiện truyền thông dự thảo chính sách cho 150 đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý thông tin, báo chí ở địa phương.

Bộ, ngành Tư pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước chuyển đổi số

Bộ, ngành Tư pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước chuyển đổi số
(PLVN) -Trong bối cảnh cả nước cùng quyết tâm thực hiện chuyển đổi số trên 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam và Chương trình phát triển của Liên hợp quốc tổ chức Diễn đàn pháp luật thường niên với chủ đề “Chuyển đổi số trong ngành Tư pháp” vào sáng 20/3.

TP.Hồ Chí Minh: Khối thi đua VIII ký kết giao ước thi đua

TP.Hồ Chí Minh: Khối thi đua VIII ký kết giao ước thi đua
(PLVN) - Vừa qua, tại trụ sở Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Khối thi đua VIII đã tổ chức Hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023. Thiếu tướng Trần Đức Tài, Phó Giám đốc Công an Thành phố, Khối trưởng Khối thi đua VIII năm 2023 chủ trì Hội nghị.

Lai Châu: Tuyên truyền phổ biến 2 luật quan trọng.

Lai Châu: Tuyên truyền phổ biến 2 luật quan trọng.
(PLVN) -  Thực hiện Kế hoạch số 211/KH-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2023, vừa qua, UBND tỉnh Lai Châu đã tổ chức hội nghị tuyên truyền, cập nhật kiến thức Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật phòng chống Ma túy và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tổ Công đoàn Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế: Chú trọng chăm lo đời sống của công đoàn viên

Tổ Công đoàn Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế: Chú trọng chăm lo đời sống của công đoàn viên
(PLVN) -Chiều 17/3, Hội nghị Tổ Công đoàn Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế nhiệm kỳ 2023-2025 đã diễn ra với sự tham dự Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Phó Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp Phan Thị Hồng Hà, đại diện một số đơn vị thuộc bộ cùng đầy đủ các thành viên trong Tổ Công đoàn Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế.

Tiếp tục phát huy hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong quân đội

Tiếp tục phát huy hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong quân đội
(PLVN) -Sáng 17/3, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Luật PBGDPL và sơ kết hơn 01 năm thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác PBGDPL, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 – 2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 136 điểm cầu.

Xây dựng thể chế vượt trội cho sự phát triển của Thủ đô

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ngày 15/3, Đài PTTH Hà Nội tổ chức tọa đàm “Luật Thủ đô (sửa đổi): Xây dựng thể chế vượt trội cho sự phát triển của Thủ đô” nhằm ghi nhận góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và nhân dân đối với dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), từ đó góp phần xây dựng các cơ chế có tính đặc thù, vượt trội, khả thi, tạo điều kiện cho Thủ đô phát triển xứng tầm.

Sàn giao dịch bất động sản không thể ‘làm thay’ công chứng

Hiệu trưởng Trường Đại học Chu Văn An Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh điều này tại Hội thảo “Vai trò công chứng trong bảo đảm an toàn pháp lý giao dịch bất động sản - Nhìn từ góc độ dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)”.

Tập huấn kiến thức pháp luật quyền dân sự chính trị cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Cà Mau

Tập huấn kiến thức pháp luật quyền dân sự chính trị cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Cà Mau
(PLVN) -  Sở Tư pháp Cà Mau vừa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, UBND huyện, Phòng Tư pháp huyện Trần Văn Thời, UBND xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời) và Ban Quản trị Chùa Tam Hiệp tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật về các quyền dân sự, chính trị cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã.