Ẩn số đằng sau hộp thư điện tử “anrac” của đôi vợ chồng yêu môi trường

Rác thải tập trung ở nhà máy rác của ông An.
Rác thải tập trung ở nhà máy rác của ông An.
(PLO) -“Hồi mới vào làm rác, chúng tôi ăn cũng nghĩ đến rác, ngủ cũng nghĩ đến rác, vì thế chúng tôi lấy tên hộp thư điện tử của mình là anrac@gmail.com. Có người đọc mail xong rồi đùa là an rác hay ăn rác. Chúng tôi bảo, ai bảo sao cũng đều đúng cả”, bà Phương cười vui.

Bức bối rác thải

Huyện Chư Sê nằm ở phía Nam của tỉnh Gia Lai có dân số khoảng 115.000 người. Kinh tế - xã hội ở đây đang ngày càng phát triển, đời sống của người dân dần ổn định và nâng cao. 

Tuy nhiên, cùng với đó, tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là lượng rác thải tại khu trung tâm thị trấn và một số xã lân cận lại trở thành mối lo ngại, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sinh hoạt của người dân. Tại khu trung tâm thị trấn Chư Sê, lượng rác thải cần phải xử lý trung bình mỗi ngày là 40 tấn (tương đương 100m3). 

Huyện đã quy hoạch khu xử lý rác thải tại địa bàn xã Ia Pal rộng 7,5ha và giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý Công trình đô thị - Vệ sinh môi trường Chư Sê thực hiện việc thu gom và xử lý lượng rác thải này trên địa bàn, đảm bảo môi trường sạch. 

Tuy nhiên, do việc đầu tư còn nhiều khó khăn, chưa đồng bộ nên khâu xử lý rác thải của ban quản lý vẫn còn mang tính thủ công, không những môi trường chưa sạch mà còn gây lãng phí về nguồn nguyên liệu. Hằng ngày, lượng rác thải được thu gom rồi đưa về bãi rác xử lý bằng cách đào hố chôn lấp, tuy nhiên mùi hôi thối nồng nặc của rác vẫn lan đến nhiều khu dân cư.

Một người dân sống ở xã Ia Pal nhớ lại: “Hồi ấy, con đường đến bãi chôn lấp rác bốc mùi hôi thối nồng nặc, bay xa hàng km. Vì rác thải đổ tràn lan, không kịp chôn lấp dẫn đến tình trạng rác gây ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan khiến người dân rất bức xúc”.

Bữa cơm đạm bạc của vợ chồng ông An ở ngay tại nhà máy rác của mình.
Bữa cơm đạm bạc của vợ chồng ông An ở ngay tại nhà máy rác của mình.

“Tôi và vợ đều mê rác cháy bỏng”

Đó là chuyện của gần 10 năm trước, còn bây giờ tại bãi chôn lấp rác này đã thông thoáng, hết mùi nồng nặc. Có được điều đó là nhờ vợ chồng người nông dân Lê Thiện An (52 tuổi) và Kpă Thị Thu Phương (46 tuổi).

Mở đầu câu chuyện với chúng tôi, ông An bảo: “Người ta nói rác là thứ tận cùng của hoạt động sống, nhưng với tôi nó là thứ bắt đầu. Thứ người ta vứt đi thì tôi có thể làm nó sống lại được, sinh lợi được. Tôi gom rác, xử lý, rồi dùng nguồn đó hỗ trợ người khó khăn, làm cho môi trường trong lành. Đó cũng là cách tôi làm từ thiện”.

Ông An quê ở tỉnh Quảng Trị. Năm 1986, ông đi bộ đội, đến năm 1990, ông về huyện Chư Sê lập gia đình. Công việc chính của ông lúc bấy giờ là làm rẫy, công nhân cầu đường. Trong quá trình đi làm, ông nhận thấy cuộc sống và sức khỏe của người dân nơi đây chịu nhiều tác hại từ rác thải. Từ đó, ông quyết tâm mày mò các phương thức xử lý rác thải.

Để tìm hiểu kỹ hơn, năm 2007, ông An đã tự bỏ chi phí tìm đến hơn 20 nhà máy xử lý rác thải của các tỉnh như Bình Dương, Bình Phước, Hà Tĩnh… để học hỏi thêm kinh nghiệm thu gom và xử lý rác thải. Khi đã cập nhật được kiến thức cần thiết, ông bắt tay vào xây dựng dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải và sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác tại huyện Chư Sê.

Năm 2010, ông An đã bán hết nhà, đất rẫy, vay mượn thêm anh em để xây dựng nhà máy xử lý rác thải với tổng số vốn 15,7 tỷ đồng. Nói là công ty cho oách chứ thật ra đó mới chỉ là mấy dãy nhà dựng lên giữa bãi rác, mấy phòng cho 23 công nhân người địa phương ở. 

Hằng ngày, vợ chồng ông An chẳng về ngôi nhà sạch sẽ của mình tại thị trấn Chư Sê mà ở luôn trong những dãy nhà đó, suốt ngày miệt mài với rác. “Tôi nói anh không tin chứ một giờ không ở bãi rác tôi không chịu được. Vợ tôi cũng bảo thế”, ông An nói.

Nhà máy xử lý rác của vợ chồng ông An đến nay đã đầu tư số tiền 27,8 tỷ đồng với hệ thống phân loại rác bán tự động, hệ thống lò đốt, lò ủ phân vi sinh. Mỗi ngày nhà máy tiêu thụ khoảng 100 tấn rác nhưng ông An cho biết hiện nay do nguồn rác chưa đủ, ông mới chỉ xử lý rác ở quanh huyện, đang tính mở rộng thu gom qua các huyện khác. Doanh thu của nhà máy dựa trên ba nguồn: phí xử lý rác từ nhà nước, phân vi sinh từ rác, phụ phẩm tái chế.

Theo ông Lê Văn Minh - Trưởng Ban quản lý Công trình đô thị và Vệ sinh môi trường huyện Chư Sê, việc xã hội hoá trong công tác bảo vệ môi trường sạch là điều rất cần thiết và rất đáng hoan nghênh, trong khi nhà nước chưa đảm bảo các điều kiện về mức đầu tư nhằm đảm bảo tính đồng bộ trong việc xử lý rác thải như hiện nay. 

“Công ty của ông An ra đời được coi là nhân tố mới với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm. Qua hơn 7 năm hoạt động, công ty xử lý rác thải và sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác sử dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm các tiêu chuẩn xả thải, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trên địa bàn”, ông Minh cho biết.

Công nhân đang xử lý rác ở nhà máy rác của ông An.
Công nhân đang xử lý rác ở nhà máy rác của ông An.

An rác…

Từ khi thành lập công ty, vợ chồng An đi vào làng tuyển người làm, cứ ai thuộc diện hộ nghèo, con cái nheo nhóc, làm ăn khó khăn là ông đưa vào. Những người dân Ja Rai vốn quen với cuốc xẻng, lúa bắp bỗng được vào làm công nhân ai cũng vui.

Khi tuyển nhân công, ông An trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ tiền ăn, trả lương 4 triệu đồng/tháng, được đóng BHXH, BHYT. Ông vừa dạy nghề, vừa tuyên truyền giữ gìn vệ sinh môi trường cho công nhân, để công nhân về tuyên truyền lại cho thôn làng mình. Hiện công ty đang có 20 công nhân đang làm việc.

Anh Rlanh Yên (35 tuổi, ngụ làng Queen Thoa, xã Ia Pal) chia sẻ: “Tôi được ông An nhận vào làm việc, cuộc sống đỡ vất vả hơn. Nếu không có gạo ăn thì được công ty hỗ trợ thêm. Con cái được đi học đầy đủ. Bây giờ tôi biết tác hại và cách xử lý các loại rác thải. Về nhà, tôi sẽ nói với vợ con và bà con trong làng biết giữ gìn vệ sinh, đảm bảo sức khỏe, bảo vệ môi trường”.

“Trước đây, mình ở làng chủ yếu là đi làm thuê kiếm tiền nuôi vợ con nên lúc đói, lúc no; nay mình được tiếp nhận vào làm công nhân trong nhà máy xử lý rác thải, không những có nguồn thu ổn định mà còn được đơn vị đóng BHXH, BHYT nữa ... Làng mình cũng không còn phải chịu cảnh mùi hôi thối của rác thải như trước đây nữa”, anh Rơ Lan Hạnh (ngụ  làng Queen Thoa) tâm sự.

Ông An bảo mình đã trải qua nhiều nghề, nhưng mỗi lần đứng nhìn nhà máy chạy băng chuyền, đưa những đụn rác nhơ nhớp vào máy nghiền rồi phân loại, ép thành các bịch nhựa, các đống phân hữu cơ... lòng ông vui đến lạ lùng. 

“Người ta bảo tôi điên. Rác rưởi là thứ hôi hám, người ta vứt đi thì tôi lại tìm nhặt. Nhưng tôi có lý lẽ của riêng mình. Rác là thứ vô cùng kỳ diệu”, ông An vừa xòe đôi lòng bàn tay to bẹ đặc trưng của mình ra ôm mớ rác rồi thả rơi xuống đất vừa xuýt xoa.

Ông Phạm Duy Du - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai, cho biết: “Nhà máy xử lý rác thải của ông Lê Thiện An là mô hình xã hội hóa trong lĩnh vực xử lý rác thải đầu tiên ở tỉnh Gia Lai. Rác thải là lĩnh vực “khó xơi”, vốn đầu tư lớn và lợi nhuận không cao nên nhiều đơn vị e dè. Việc ông An là một nông dân nhưng đã trút ra một số tiền lớn đầu tư nhà máy rác thải là việc rất được tỉnh khích lệ, ủng hộ, góp phần làm sạch môi trường vùng nông thôn”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia
(PLVN) - Mới đây,  Công ty Khí Cà Mau (PV GAS CA MAU) - đơn vị đại diện của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tại Miền Tây, chính thức ghi dấu mốc lịch sử: Tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm, đánh dấu hành trình gần 20 năm vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả của hệ thống công trình khí PM3 - Cà Mau.

Tháp không lưu cao trăm mét ở Long Thành đang tiến gần vạch đích

Tháp không lưu Sân bay Long Thành vượt tiến độ khoảng 2 tháng.
(PLVN) - “Đến nay, đài kiểm soát không lưu đã thi công tới độ cao 107,93m/115m. Trước ngày 30/9/2025, chúng tôi sẽ hoàn thành toàn bộ hạng mục này. Với đà trên, các công trình quản lý bay có thể hoàn thành để phục vụ chuyến bay hiệu chỉnh đầu tiên ở Long Thành vào cuối tháng 12/2025”, ông Hồ Tuấn Sỹ - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) trao đổi với Pháp luật Việt Nam.

Khánh thành 40 căn nhà 'Làng tình nghĩa Khánh Mailisa' tại Cao Bằng

Lễ khánh thành tại "Làng tình nghĩa Khánh Mailisa"
(PLVN) - Ngày 20/4, Hệ thống Thẩm mỹ viện Mailisa cùng với UBND huyện Bảo Lạc tổ chức lễ khánh thành Dự án xây dựng 40 nhà tình thương cho những hộ dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại khu tái định cư xóm Bản Riềng, xã Sơn Lộ, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.

Khởi động Dự án Tổ hợp giáo dục Tiền Phong tại Hải Phòng

Dự án Tổ hợp giáo dục Tiền Phong tại số 2 An Đà, Hải Phòng.
(PLVN) - Ngày 21/4, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Lễ động thổ khởi động Dự án Tổ hợp giáo dục Tiền Phong tại số 2 An Đà, Hải Phòng. Đây không chỉ là cột mốc quan trọng đánh dấu bước đi chiến lược của công ty mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc đồng hành cùng sự phát triển của địa phương.

Doanh nghiệp tư nhân muốn phát triển: Phải kinh doanh có trách nhiệm và thượng tôn pháp luật

Đổi mới công nghệ là yêu cầu số 1 để nâng cao tính cạnh tranh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) đóng góp đáng kể vào GDP, với khoảng 40 - 50% và có tiềm năng đạt 70% trong tương lai. Khối KTTN hiện đang tạo ra phần lớn việc làm cho xã hội, với khoảng 85% tổng số việc làm trong nền kinh tế. Tuy nhiên, chiếm đại đa số vẫn là các doanh nghiệp (DN) nhỏ và siêu nhỏ, năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế. Đã đến lúc lực lượng này phải vươn tầm, phát triển...

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1
(PLVN) -  Ngày 17/4/2025, tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm trước. Kết thúc quý 1, Hòa Phát đạt hơn 37.900 tỷ đồng doanh thu và 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 22% và 16% so với cùng kỳ 2024.

Tập đoàn TH chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi xanh tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững 2025

Tập đoàn TH chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi xanh tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững 2025
(PLVN) - Với 51,9% thị phần ngành sữa tươi và có 2 nhà máy đạt trung hòa carbon, Tập đoàn TH đã có những chia sẻ sâu sắc về tầm nhìn và kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển bền vững tại Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam 2025.

Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho hãng hàng không Vietjet về thành tích tham gia cứu nạn, cứu hộ giúp nước bạn Myanmar

Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho hãng hàng không Vietjet về thành tích tham gia cứu nạn, cứu hộ giúp nước bạn Myanmar
(PLVN) -  Chiều ngày 9/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ tuyên dương và trao tặng bằng khen cho các đơn vị, cá nhân thuộc lực lượng vũ trang, cứu nạn, cứu hộ, hãng hàng không Vietjet… về thành tích tham gia cứu trợ nạn nhân động đất tại Myanmar. Tham dự buổi lễ còn có Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, lãnh đạo các đơn vị, cơ quan…

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên
(PLVN) - Ngày 9/4/2025, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).

Điện lực Nam Định kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Công ty

Điện lực Nam Định kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Công ty

(PLVN) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển (1965 - 2025), Công ty Điện lực Nam Định đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức, không ngừng phát triển, cấp điện an toàn, ổn định, liên tục phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu điện sản xuất, kinh doanh và điện sinh hoạt của nhân dân.

Doanh nghiệp lữ hành Việt 'lên dây cót' cho mùa du lịch Hè 2025

Doanh nghiệp lữ hành Việt 'lên dây cót' cho mùa du lịch Hè 2025
(PLVN) - Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đặt chỉ tiêu đạt 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế, 120 - 130 triệu lượt khách nội địa trong năm nay. Và thực tế, các công ty du lịch, lữ hành… đã và đang “rộn ràng” từng ngày, chuẩn bị mọi điều kiện để “hút” khách…

GDP quý I/2025 tăng cao nhất cùng kỳ 5 năm

GDP quý I/2025 tăng cao nhất cùng kỳ 5 năm
(PLVN) - Sáng 6/4, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I năm 2025 ). Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

Thế hệ doanh nhân trẻ: Hiện thực hóa khát vọng khởi nghiệp, phát triển đất nước

Thế hệ doanh nhân trẻ: Hiện thực hóa khát vọng khởi nghiệp, phát triển đất nước
(PLVN) -  Trong bối cảnh kinh tế số và hội nhập toàn cầu, thế hệ doanh nhân trẻ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới, sáng tạo và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Họ không chỉ khởi nghiệp với khát vọng xây dựng những doanh nghiệp bền vững mà còn nỗ lực tạo ra các giá trị thiết thực cho xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội rộng mở, họ cũng phải đối mặt với không ít thách thức trong thời đại mới.

'Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân được tiếp thêm sức bật để tiếp tục bứt phá'

Doanh nhân Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland.
(PLVN) - Tâm đắc với quan điểm “kinh tế tư nhân không chỉ là thành phần quan trọng, mà còn là động lực hàng đầu cho sự phát triển kinh tế đất nước” trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng, ông Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland đã chia sẻ những quan điểm sâu sắc về vai trò của kinh tế tư nhân trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ Chính phủ đối với các doanh nghiệp.

'Miếng bánh' hangar Long Thành được 'chia' thế nào?

Tàu bay bảo dưỡng tại 1 hangar của Vietnam Airlines.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đang triển khai 4 khu bào trì tàu bay (hangar). Vietnam Airlines từng có động thái muốn đầu tư hết những dự án này, khiến các hãng bay tư nhân lo lắng cho lộ trình phát triển của họ.

SBIC: Từ tàu biển tới giấc mơ những đoàn tàu 'xé gió'...

Nhu cầu toa xe đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị là một thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
(PLVN) - Với gần 1 vạn lao động, cùng hệ thống nhà xưởng và nhiều tiêu chuẩn cơ khí quốc tế đã đạt được..., TS.Phạm Hoài Chung - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) mạnh dạn nói về khả năng “chạm tay” vào thị trường chế tạo cơ khí trị giá hàng chục tỉ USD khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hay tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chính thức được khởi động.