Ấn Độ mua trực thăng hạng nhẹ để “an ủi” Nga

(PLO) - Ấn Độ đã thỏa thuận mua trực thăng Ka-226T của Nga như một động thái ngăn chặn Nga thúc đẩy hợp tác kỹ thuật quân sự với Trung Quốc và Pakistan, cũng như xoa dịu sự tức tối của Nga với các hợp đồng mua vũ khí Mỹ.

Làm ấm lại quan hệ quốc phòng

“Nga và Ấn Độ đã đạt thỏa thuận “về nguyên tắc” việc lắp ráp gần 400 trực thăng hạng nhẹ 2 động cơ Kа-226Т tại Ấn Độ”, đó là thông báo của Phó Thủ tướng Nga Dmitri Rogozin sau khi kết thúc đàm phán giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Ấn Độ Modi.
Nga cũng đã đồng ý để Ấn Độ lắp ráp các trực thăng tìm/cứu này và quyền xuất khẩu chúng cho các nước thứ ba. Nga cũng chào bán máy bay chở khách SSJ 100 và MS-21, cũng như đồng ý xem xét vấn đề sản xuất theo giấy phép trực thăng Mi-17.
Trực thăng đa dụng hạng nhẹ Ka-226T mà Nga sẽ bán cho Ấn Độ.
 Trực thăng đa dụng hạng nhẹ Ka-226T mà Nga sẽ bán cho Ấn Độ.
“Tôi vui mừng là Nga đã đề nghị chúng tôi sản xuất các trực thăng tiên tiến nhất của mình, hơn nữa là với chu trình đầy đủ, cũng như đồng ý cho Ấn Độ xuất khẩu chúng. Các trực thăng này có thể dùng cả cho mục đích quân sự và dân sự.
Nga sẽ vẫn là đối tác quan trọng nhất của chúng tôi trong lĩnh vực quốc phòng. Trong 6 tháng qua, chúng tôi đã tiến hành tập trận chung của cả ba quân chủng”, Thủ tướng Narendra Modi nói.
Báo chí Ấn Độ đưa tin, chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ mở ra những triển vọng hợp tác mới, nhất là trong các lĩnh vực năng lượng và kỹ thuật quân sự, tạo xung lực mới cho quan hệ địa-chiến lược Ấn-Nga vốn bắt đầu “trầm lắng” trong bối cảnh quan hệ Ấn-Mỹ ngày càng nồng ấm.
Dự kiến, hai bên sẽ ký không dưới 20 hợp đồng.
Việc mở rộng hợp tác năng lượng Nga-Ấn diễn ra ngay sau siêu hợp đồng Nga-Trung Quốc trị giá 400 tỷ USD bán khí đốt của Nga cho Trung Quốc trong vòng 30 năm. Dự kiến, Nga sẽ cung cấp các tổ máy 3 và 4 cho Nhà máy điện nguyên tử Kudankulam mà “không tăng giá”, hai nước sẽ cùng chế tạo tàu chở khí đốt hóa lỏng.
Ngoài ra, Nga còn muốn tổ chức sản xuất theo giấy phép tại Ấn Độ trực thăng trinh sát/quan sát hạng nhẹ Kа-226Т. Giai đoạn 1, Ấn Độ có thể mua 384 chiếc. Sau đó, đơn hàng có thể tăng lên đến 600 chiếc để thay thế toàn bộ số trực thăng có vấn đề Cheetah/Chetak.
Nga thắng lớn sau nhiều lần thua thầu
Cuộc đấu thầu mua trực thăng hạng nhẹ của Ấn Độ với sự tham gia của một số công ty nước ngoài nhấn mạnh điều kiện bắt buộc là sản xuất loạt trực thăng tại một nhà máy Ấn Độ. Cuộc đấu thầu này bị phá vỡ mấy lần vì các bê bối tham nhũng và kéo dài đã 7 năm.
Năm 2009, Ấn Độ mở đấu thầu mua 197 trực thăng đa năng hạng nhẹ trị giá 2 tỷ USD để thay thế các trực thăng lạc hậu Chetak (SA-316B Alouette-3) và Cheetah (SA-315B Lama). Ban đầu, cuộc đấu thầu có sự tham gia của các công ty Rosoboronoexport, Bell Helicopter, AgustaWestland, Eurocopter, Sikorsky và Boeing. Năm 2010, cuộc đấu thầu bị hủy bỏ, còn năm 2011 lại tiếp tục nhưng chỉ có 2 công ty tham gia.
Tháng 11/2012, có tin cuộc đấu thầu lại có thể bị hủy bỏ do bê bối tham nhũng. Công ty AgustaWestland bị nghi đút lót một viên tướng Ấn Độ để trực thăng Italia vượt qua được giai đoạn bay thử đầu tiên, nhưng AgustaWestland vẫn không qua được thử nghiệm.
Đầu năm 2013, có tin Ấn Độ có thể trì hoãn công bố kết quả đấu thầu vì quân đội Ấn Độ không hài lòng với công suất động cơ của cả 2 ứng viên đấu thầu là Kа-226Т của Nga và AS550 Fennec của châu Âu.
Cả 2 trực thăng này đã vượt qua giai đoạn bay thử vào năm 2012, nhưng hồi đó chẳng thấy nói gì về các nhược điểm của chúng.
Trước đó, máy bay và trực thăng Nga liên tiếp thất bại trong các cuộc đấu thầu ở Ấn Độ. Tháng 10/2012, được biết, trực thăng vận tải đa năng Mi-26Т2 đã thất thủ về tay CH-47F Chinook của Mỹ. Có tin, Mỹ đã mời chào Ấn Độ hợp đồng bảo dưỡng trực thăng có lợi hơn.
Mùa thu năm 2011, trực thăng tiến công Mi-28N “Thợ săn đêm” của Nga lại thua AH-64D Apache Longbow của Mỹ. Tháng 11/2012, máy bay tiếp dầu Il-78MKI thua A330MRTT trong cuộc đấu thầu của Ấn Độ.
Đáng lưu ý là việc Ấn Độ quyết định mua Ka-226T và ký các hợp đồng kỹ thuật quân sự khác với Nga trong bối cảnh gần đây, Nga đang nhanh chóng xích lại gần Trung Quốc và Pakistan, những đối thủ truyền kiếp của Ấn Độ.
Ấn Độ rất tức tối khi Nga đồng ý bán các loại vũ khí tối tân nhất như Su-35, S-400 cho Trung Quốc; hứa hẹn bán động cơ tiêm kích RD-93 và trực thăng tiến công Mi-35 cho Pakistan.
Trong khi đó, có ý kiến cho rằng, việc Ấn Độ yêu cầu ngay từ đầu chế tạo biến thể 2 chỗ ngồi của tiêm kích thế hệ 5 FGFA chính là âm mưu của phe ủng hộ mua tiêm kích Pháp Rafale nhằm từng bước chôn vùi chương trình FGFA. Bở ngay ban đầu, người ta đã hiểu rằng, biến thể 2 chỗ ngồi sẽ thủ tiêu hoàn toàn các tính năng tàng hình của máy bay nên yêu cầu này đã bị loại bỏ. Còn thời gian thì đã bị lãng phí.
Nếu Ấn Độ không chi 5-8 tỷ USD cho chương trình FGFA và từ bỏ nó thì Putin có thể lưu ý đến việc từ lâu, các kỹ sư Ấn Độ đã làm việc tại Trung tâm Nhiệt hạch Troitsk (Moscow) để “khắc phục những nhược điểm của vũ khí nhiệt hạch Ấn Độ”.
Quyền tiếp cận công nghệ hạt nhân Nga của các kỹ sư Ấn Độ có thể bị xóa bỏ và sẽ là đòn rất đau với Ấn Độ.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.