Trực thăng Mi-171 đã cố né tổn thất cho dân

Các lực lượng nỗ lực cứu nạn - Ảnh: Minh Quang
Các lực lượng nỗ lực cứu nạn - Ảnh: Minh Quang
(PLO) - Sáng 7-7, sau khi cất cánh được hơn 10 phút, chiếc máy bay trực thăng Mi-171 chở 21 cán bộ chiến sĩ đã gặp sự cố kỹ thuật và rơi xuống thôn 11, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Hàng chục người dân địa phương nhanh chóng chạy đến khu vực tai nạn để đưa người bị thương đi cấp cứu nhưng cho đến chiều tối cùng ngày, 17 chiến sĩ đã hi sinh. Đến sáng 8-7, thêm một chiến sĩ nữa hi sinh do bị thương quá nặng.
Nhắc đến vụ tai nạn, nhiều người dân tại hiện trường bày tỏ sự cảm phục phi công khi anh cố gắng điều khiển chiếc máy bay ra xa khu dân cư, tránh gây thêm những thiệt hại lớn về người.
Máy bay luồn dưới đường dây điện cao thế
“Lúc ấy chưa đến 8g sáng, cả chợ chúng tôi gồm hàng trăm con người đang bán hàng bỗng nghe tiếng động cơ máy bay gầm rú, nhìn lên thì thấy một chiếc máy bay đang lao thẳng xuống chợ, thế là cả trăm con người ở chợ nằm rạp xuống cả” - một tiểu thương tại chợ Hòa Lạc, cách nơi chiếc Mi-171 số hiệu 01 gặp tai nạn khoảng 300m, kể lại.
Theo người phụ nữ này, mọi người đều tưởng chiếc máy bay lao xuống chợ, nhưng sau đó vài giây nghe thấy tiếng nổ mới biết chiếc máy bay rơi ở một khu vườn gần đó.
Nhiều người dân từ đầu thôn 11 của xã Thạch Hòa đều tưởng chiếc máy bay đã lao thẳng vào khu dân cư vì khi máy bay bốc cháy đã bay ở tầm thấp, chỉ cách nóc nhà dân vài mét, thậm chí có đoạn còn thấp hơn những nhà dân cao 4-5 tầng.
Chứng kiến chiếc máy bay cháy từ trên bầu trời lao xuống, anh Toàn, chủ tiệm sửa xe máy Bảy Toàn (thôn 11, xã Thạch Hòa), kể: “Lúc đó tôi đang ngồi uống nước ở bàn đá trước cửa nhà thì nghe thấy tiếng rít như máy xe công nông. Ngẩng lên trời thấy máy bay đang cháy và lao thẳng xuống khu nhà dân, nhưng chỉ một chút máy bay lại luồn qua phía dưới đường dây điện cao thế, bay hướng ra cánh đồng, chặt vạt cả ngọn của một hàng cây xoan ngoài đồng. Lúc trên trời, máy bay phát ra một tiếng nổ nhỏ rồi một số mảnh vỡ bay về phía nhà tôi”.
Anh Toàn vừa kể vừa chỉ vào chiếc ghế nhựa và đầu chiếc xe máy dựng trước cửa nói: “Một mảnh vỡ máy bay cày xuống đường rồi bắn ngược trở lại, đập thủng chiếc ghế và vỡ một phần chắn bùn của chiếc xe máy này đây”.
May mắn cho anh Toàn khi ngồi cách chiếc ghế khoảng 1m mà không bị mảnh vỡ máy bay bắn vào người. Sau khi nổ lần thứ nhất từ trên trời, chiếc máy bay đã lao thẳng xuống một khu vườn trống sát cánh đồng và bốc cháy.
Máy bay lao xuống một khu vườn trống sát cánh đồng và bốc cháy - Ảnh: TTXVN
 Máy bay lao xuống một khu vườn trống sát cánh đồng và bốc cháy
- Ảnh: TTXVN
Lao vào cứu người
Anh Toàn cho biết thời điểm máy bay lao xuống tiếp tục có tiếng động rất lớn, có thể là tiếng nổ và khói bốc lên đen kịt một góc trời. “Lúc đó sợ nhưng hàng chục thanh niên trong thôn đều lao đến chỗ máy bay rơi xem còn ai sống sót để cứu ra ngoài” - anh Toàn cho biết.
Là một trong những thanh niên đầu tiên có mặt tại hiện trường vụ rơi máy bay, anh Đông - trú tại thôn 11, xã Thạch Hòa - nói: “Lúc đó bọn tôi chạy vào thì thấy xung quanh máy bay có một số người bắn ra, có người còn sống, có người đã chết. Cả đám chạy vào máy bay với hi vọng cứ kéo ai ra được ngoài đường thì sẽ có người đưa đi cấp cứu. Mình tôi đã kéo được ba người ra khỏi máy bay và khênh ra ngoài đường, sau đó thì sợ máy bay nổ tiếp do cháy to và có công an vào nên đi ra”.
Mặc dù ra ngoài nhưng bản thân Đông cũng bị một số vết bỏng rộp ở chân, không thể tiếp tục cứu mọi người được nữa.
Cũng như Đông, anh Đào Trung Kiên, ở cách hiện trường khoảng 1km, cho hay khi thấy máy bay rơi liền lấy xe máy chạy vào.
Theo quan sát của Kiên, hiện trường là một cảnh đau thương với những thi thể chiến sĩ được đưa ra ngoài. Không còn suy nghĩ gì, Kiên lao vào bên trong cùng với mọi người kéo được một chiến sĩ nữa ra thì máy bay có dấu hiệu nổ tiếp nên cả nhóm lại chạy ra. Khi khiêng người chiến sĩ đó ra thì tất cả mới biết anh ấy đã hi sinh.
“Lúc đó nước mắt mới chảy, còn khi nhìn thấy hiện trường, đau thương thật nhưng chỉ suy nghĩ có cứu được ai không nên ai cũng lao vào, đến khi nhìn lại, dù anh em thanh niên nhưng ai cũng nghẹn ngào” - Kiên bùi ngùi nhớ lại thời điểm cứu nạn.
Dân không bị thương
Và càng nghẹn ngào hơn khi những người dân tại thôn 11 chứng kiến từng thi thể chiến sĩ được đưa ra khỏi hiện trường vụ tai nạn. “Họ đã hi sinh cho người dân chúng tôi được sống” - mẹ của anh Toàn nấc lên khi nhìn từng chiếc xe cấp cứu lặng lẽ chạy qua nhà.
Hiện trường vụ tai nạn máy bay rơi ở Hà Nội sáng 7-7 - Ảnh: Minh Quang

Hiện trường vụ tai nạn máy bay rơi ở Hà Nội sáng 7-7 - Ảnh: Minh Quang
Theo lời kể của mẹ anh Toàn cũng như nhiều người dân ngay sát hiện trường, cứ nhìn đường bay thì chiếc máy bay sẽ đâm thẳng vào chợ Hòa Lạc hoặc khu dân cư của thôn 11 bởi thời điểm đó chiếc máy bay cứ ngóc lên ngóc xuống, hướng thẳng về phía chợ.
Theo đánh giá của những người dân tại hiện trường, chắc chắn thời điểm đó phi công đang cố gắng nâng độ cao máy bay và thay đổi hướng ra phía cánh đồng để tránh thương vong cho người dân.
Chính vì thế chiếc máy bay đã chui qua dưới đường dây điện cao thế rồi lại ngóc lên hướng về phía khu vườn sát rìa cánh đồng rồi mới lao xuống.
Họ đã hi sinh nhưng biết chọn sự hi sinh ý nghĩa nhất, thế nên bà con nhân dân không ai bị thương trong vụ tai nạn này, họ xứng đáng là những người anh hùng.
Đó là suy nghĩ chung của người dân xã Thạch Hòa khi chứng kiến hành động dũng cảm của các chiến sĩ trên máy bay.
Tổ lái của chiếc máy bay được xác định gồm thượng tá Hoàng Lại Long - phó tham mưu trưởng trung đoàn không quân 916, lái phụ là Lê Thanh Việt và cán bộ cơ giới là Nguyễn Văn Thanh.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, trung tướng Võ Văn Tuấn, phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân VN, đánh giá cao sự hi sinh anh dũng của tổ lái và các chiến sĩ trên máy bay.
“Phi công đã điều khiển máy bay tránh khu vực nhà dân, giảm tổn thất cho người dân” - trung tướng Võ Văn Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, mỗi phi công VN đều ý thức trong trường hợp bị nạn như vậy, giảm tổn thất với dân thường là mục tiêu hàng đầu và những chiến sĩ hi sinh đã thành công khi thực hiện mục tiêu ấy, họ xứng đáng là chiến sĩ của nhân dân.
Đánh giá về nguyên nhân vụ tai nạn, trung tướng Võ Văn Tuấn cho hay bước đầu cơ quan chức năng đã xác định nguyên nhân do sự cố kỹ thuật của máy bay dẫn đến vụ tai nạn thương tâm trên. Hiện các cơ quan có liên quan đang tiếp tục làm rõ từng vấn đề kỹ thuật của chiếc máy bay bị nạn.
Một chiến sĩ thắp hương tưởng nhớ đồng đội hi sinh tại hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: Minh Quang
 Một chiến sĩ thắp hương tưởng nhớ đồng đội hi sinh tại hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: Minh Quang
Để lại niềm mến thương
Chiều 7-7, chúng tôi tìm đến khu tập thể của trung đoàn không quân 916 (cách nơi máy bay rơi khoảng 4km) và cảm nhận không khí tĩnh lặng bao trùm.
Toàn bộ cán bộ chiến sĩ đã tập trung về đơn vị để tiếp tục những phần việc mà các cán bộ hi sinh để lại, đồng thời góp một tay vào lo việc hậu sự cho các anh.
Đám trẻ con tụ tập chơi đùa trong khu tập thể như cũng hiểu được rằng có một điều gì đó khác thường nên không ầm ĩ, chỉ lẳng lặng đuổi nhau trước cửa nhà anh Nguyễn Văn Thanh.
Sinh năm 1976, anh Nguyễn Văn Thanh đã có vợ và ba con, lớn nhất học lớp 7 và bé nhất là con trai út mới 2 tuổi. Anh Thanh là thành viên tổ lái, cán bộ cơ giới trên không phụ trách kỹ thuật của chuyến bay. Sáng cùng ngày, anh vẫn tươi cười đi làm và không bao giờ còn trở về nhà.
Trong ngôi nhà cấp 4 của vợ chồng anh Thanh nằm giữa khu tập thể, bốn người phụ nữ đang ngồi buồn bã. Họ đều là những người hàng xóm lâu năm hoặc đồng đội của anh Thanh đến trông nhà cho chị Chính (vợ anh Thanh) đưa con cái về quê (huyện Phúc Thọ, Hà Nội), rồi chị đến bệnh viện thực hiện những thủ tục cuối cùng trước khi tiễn đưa chồng về với đất mẹ.
Những người phụ nữ ngồi lại trong căn nhà vẫn chưa dám thắp nén nhang, họ chỉ ngồi đó, nhớ lại về cuộc sống của vợ chồng chiến sĩ Nguyễn Văn Thanh.
“Gia đình Thanh sống hòa thuận, cư xử hòa nhã với xóm giềng, chả bao giờ thấy to tiếng. Thanh rất chịu khó, thích nấu ăn, về nhà là nấu cơm giúp vợ” - một người hàng xóm cho biết. Chính bởi thế khi nghe tin chuyến bay gặp nạn, không ai nghĩ anh Thanh đã ra đi bởi họ mất đi một người bạn, một người hàng xóm quý mến, thương yêu bạn bè, đồng đội, chan hòa với xóm làng./.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.