Ấn Độ chật vật chống hạn nghiêm trọng nhất trong nhiều năm

Một hồ nước khô cạn ở Ấn Độ. Ảnh: AFP
Một hồ nước khô cạn ở Ấn Độ. Ảnh: AFP
(PLO) - AFP dẫn thông tin từ chính phủ Ấn Độ cho biết, khoảng 330 triệu người ở 256 trên tổng số 664 quận, huyện của nước này đang phải chịu ảnh hưởng của đợt hạn hán hiện nay.

Tính đến cuối tháng 4 vừa qua đã có 10 bang trong 29 bang của Ấn Độ ban bố tình trạng hạn hán sau khi 2 mùa mưa gần đây đều ghi nhận lượng mưa thấp hơn so với mức trung bình của các năm trước.

Số liệu của Ủy ban Nước trung ương của Ấn Độ cho thấy các hồ chứa nước lớn của nước này hiện đã cạn đến 79% và 75% trong số các sông của hiện có mực nước thấp hơn mức trung bình của 10 năm trở lại đây. Theo phóng viên của CNN, hiện nay đang là thời điểm nóng nhất trong năm ở Ấn Độ nhưng mức nhiệt của năm nay đang ở mức chưa từng có.

“Nhiệt độ năm nay được ghi nhận từ dưới 40 độ C cho đến 47 độ C. Ở một số thời điểm, nhiệt độ của năm nay cao hơn mức bình thường đến 5 độ C” – phóng viên của CNN cho hay.

Nắng hạn kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng sản xuất đường ở Maharashtra. Trong khi đó, ở phía Nam nước này, người nông dân cũng đang lo ngại vụ lúa và bông tới bị ảnh hưởng nếu mùa mưa tới lượng mưa tiếp tục giảm. Bang ven biển Orissa thậm chí đã 7 tháng không có mưa.

“Việc cung cấp nước cho người dân là điều đáng lo ngại nhất vì không có mưa, mực nước ngầm giảm xuống, các giếng khoan cũng trơ đáy” – ông Pradipta Kumar Mohapatra, ủy viên về cứu trợ đặc biệt của bang cho hay.

Sự kết hợp của nhiệt độ với độ ẩm cao đã khiến Ấn Độ trở thành một điểm nóng toàn cầu về các dịch bệnh và các trường hợp tử vong có liên quan đến nhiệt độ. Trong năm nay, theo ước tính của chính phủ nước này, trên cả nước này đã có tổng cộng 370 người thiệt mạng do nắng nóng.

Trong đợt nắng nóng năm ngoái, ở Ấn Độ đã có 2.500 trường hợp tử vong, đưa đây trở thành 1 trong 5 năm có số người chết vì nắng nóng cao nhất trong lịch sử nước này. “Đây là hồi chuông báo động cho chúng ta” – ông K. Dhananjaya Reddy, giám đốc bộ phận quản lý thiên tai ở bang Andhra Pradesh, bang ghi nhận 1.300 trường hợp tử vong trong năm 2015, nói.

Ông Anjali Jaiswal – Giám đốc Sáng kiến Ấn Độ thuộc Hội đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của Ấn Độ - cũng nhấn mạnh tất cả các kế hoạch đối phó trong thời gian tới đều phải tập trung vào những người dễ bị tổn thương nhất bao gồm những người phải làm việc ngoài trời hay không có điều kiện ngồi trong điều hòa.

Một số giải pháp cũng đã được chính quyền các địa phương ở Ấn Độ áp dụng, như thiết lập các hệ thống cảnh báo, huấn luyện y tế, thực hiện cắt điện và nước trong các giờ thấp điểm. Ở bang Bihar, trước nguy cơ cháy rừng đang gia tăng, chính quyền bang thậm chí đã ban bố lệnh cấm nấu ăn trong khoảng thời gian từ 18 đến 21h00 hàng ngày. hính quyền các bang như Maharashtra đã phải huy động các xe chở nước tăng cường cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Trong khi đó, bang Odisha đã phải tăng thời gian nghỉ hè của học sinh nhằm đối phó với tình hình.

Nhiều người dân Ấn Độ đang ngóng chờ mùa mưa đến vào giữa tháng 6. Nhưng, ông Nitya Jacob – người đứng đầu bộ phận chính sách thuộc tổ chức WaterAid India – nói rằng mực nước ngầm ở Ấn Độ hiện xuống thấp đến mức kể cả lượng mưa có tăng cao trong mùa mưa tới thì lượng nước đổ xuống cũng chỉ đủ xóa nạn hạn hán chứ chưa đủ để dự trữ. 

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.