Ngày 21/2 (mùng 3 tết năm 2015), Công an tỉnh Lai Châu nhận tin báo của Công an huyện Phong Thổ về việc ông Giàng A Súa (SN 1969) được phát hiện bị sát hại ở khu vực suối Chảng Phàng, xã Sin Súi Hồ, huyện Phong Thổ.
Tại hiện trường, thi thể ông Giàng A Súa đang trong giai đoạn phân hủy mạnh. Vùng đỉnh trái xương hộp sọ bị vỡ, bay hẳn mảng lớn; gò má trái, xương hốc mắt trái, cung răng hàm trên và xương vùng mũi bị giập, vỡ nát; 3 xương sườn bị gẫy. Thời gian chết từ khoảng 7 đến 10 ngày trước thời điểm khám nghiệm.
Được biết, năm 2012, con gái đầu của Vư là Hàng Thị Ca (8 tuổi) bị ốm. Do nghi ngờ bị lão thầy cúng Giàng A Súa “thả ma” nên gia đình Vư mời Súa đến cúng “bắt ma” cho cháu khỏi ốm. Tuy nhiên, cúng xong cháu Ca vẫn không khỏi, sau đó ít bữa thì qua đời.
Vư rất đau đớn và căm hận Súa vì cho rằng Súa “thả ma” hại chết con mình. Thù cũ chưa trả thì đến trước tết Nguyên đán 2015 khoảng 10 ngày, đứa con trai thứ năm của Vư mới sinh được 2 tháng tuổi chưa kịp đặt tên lại bị ốm chết, Vư càng tin rằng do Súa làm bùa phép. Vư rắp tâm phải trả thù Súa để trừ mầm họa.
Sau khi chôn cất con trai, Vư đã 2 lần đi bộ đến nhà Súa với mục đích kiểm tra xem Súa có ở nhà hay không nhưng cả hai lần cửa nhà đều đóng. Đêm 26 tết (tức 14/2/2015), Vư mật phúc ở bìa rừng và tóm được Súa đi bộ về nhà. Trước khi ra tay sát hại Súa, Vư nói: “Mày hại chết 2 đứa con của tao, bây giờ tao lấy mạng mày để đổi lại!”.
Vư dùng hòn đá đập nhiều nhát vào đầu Súa cho đến khi nạn nhân tử vong. Xong, Vư kéo xác Súa xuôi về phía hạ lưu của suối khoảng 50 mét để giấu, sau đó cởi bỏ bộ quần áo bên ngoài bị dính máu của Súa vứt xuôi dòng suối rồi đi về nhà coi như không có chuyện gì.
Chiều 6/4/2014, chị Thào Thị Dinh (SN 1991, là hàng xóm cùng bản với vợ chồng Lử) có ghé sang nhà Lử để chơi với cháu Thái. Không ngờ đêm hôm đó cháu Thái bỗng lên cơn sốt, bỏ bú, quấy khóc cả đêm. Sang ngày 7/4/2014, cháu Thái càng ốm, mệt hơn.
Theo tập quán của người Mông, Súa đã mời thầy cúng về để cúng ma chữa bệnh cho con nhưng không khỏi. Do mê tín, Lử nghi ngờ chị Dinh đã “thả ma” hại con mình nên ngày 8/4/2014, vợ chồng Lử đã tìm chị Dinh đến để “đuổi” con ma đi.
Khoảng 18h ngày 8/4/2014, chị Dinh đến nhà Lử, lấy sợi dây vải buộc hờ vào cổ cháu Thái để làm phép “đuổi ma”. Lúc này cháu Thái đã rất mệt, vẫn sốt cao, người lả đi, không còn khóc nữa. Sau khi buộc dây chừng 30 phút, Súa đến chỗ cháu Thái kiểm tra xem con ma đã ra khỏi người con mình hay chưa thì kinh hoàng thấy cháu Thái đã tử vong.
Cho rằng chị Dinh làm bùa ngải hại chết con mình, Lử điên cuồng trói tay chị Dinh lại và treo nạn nhân lên xà nhà rồi tra tấn cho đến khi nạn nhân tử vong tại chỗ.
Đó là bi kịch của thầy cúng Lý Ông Sểnh (SN 1980, trú tại bản Pèng, xã Tả Phời, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai), đã bị TAND tỉnh Lào Cai tuyên phạt 8 năm tù về tội “Giết người”.
Theo nội dung vụ án, khoảng 17h ngày 16/4/2014, Sểnh đang ở nhà thì Lý Ông Cáu (là anh trai Sểnh) gọi điện bảo Sểnh sang giúp cúng đuổi ma cho con trai theo phong tục người Dao, Sểnh đồng ý.
Khoảng 18h cùng ngày, trên đường đi đến nhà Cáu thì Sểnh gặp Chảo Ông Nảy và Lý Quẩy Chuân là người cùng bản nên Sểnh rủ hai người đến nhà Cáu chơi và uống rượu nhân dịp có cỗ cúng đuổi ma. Sau đó Sểnh đi đến nhà anh Cáu để làm lễ.
Đến 20h cùng ngày, Sểnh cúng xong thì tất cả mọi người cùng ăn cơm, uống rượu, sau đó cùng chơi đánh bài ăn tiền. Đến khoảng 23h, giữa Sểnh và Nảy nảy ra mâu thuẫn, cãi vã nhau. Sểnh cho rằng Nảy chơi “cờ gian, bạc bịp” khiến Sểnh thua trắng tay, còn Nảy chửi Sểnh là “thầy cúng đểu”.
Sau đó cả hai lao vào giằng co, đánh nhau. Do Sểnh khỏe hơn nên nhấc bổng Nảy ném xuống đất khiến Nảy tử vong sau đó.
Nghèo đói, thất học, mông muội là nguyên nhân phạm tội
Trong các bản vùng cao của đồng bào dân tộc hiện vẫn còn tồn tại những hủ tục lạc hậu do nghi thả ma lai, ma chài. Khi ốm đau bệnh tật, người dân thay vì đi đến cơ sở khám chữa thì họ vẫn cúng ma, đuổi ma, trừ tà.
Chính suy nghĩ mông muội đó đã khiến nhiều người mất mạng oan uổng, nhiều kẻ nông nổi phạm tội. Đành rằng sự thiếu hiểu biết, đói nghèo sẽ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo nhưng một mặt đó cũng chính là tác nhân khiến những lương dân thành tội phạm.
Để phòng ngừa tận gốc vấn đề, các ban ngành chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật, cần có những chính sách cụ thể, thiết thực để nâng cao nhận thức, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, từng bước hạn chế và đẩy lùi những vụ án đau lòng tương tự.