Ai 'bảo kê' cho Dự án B5 Cầu Diễn?

Bị cáo Nga được HĐXX cho ngồi khi trả lời thẩm vấn. Ảnh VNN
Bị cáo Nga được HĐXX cho ngồi khi trả lời thẩm vấn. Ảnh VNN
(PLO) - "Người dân bình thường chỉ cần đem một xe cát, đào móng xây chuồng gà, sau hai tiếng là cơ quan chức năng đến ngay nhưng dự án này làm rình rang suốt bốn năm mà không cán bộ nào biết”, ai là người đã 'bảo kê' cho dự án B5 cầu Diễn để Châu Thị Thu Nga làm “mồi nhử” các bị hại “sập bẫy”?

Ngày 6/10, phiên tòa xét xử Châu Thị Thu Nga, cựu đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Chủ tịch HĐQT Công ty Housing Group cùng 9 đồng phạm bước sang ngày làm việc thứ 5.

Dự án B5 Cầu Diễn được “bảo kê”?

Mở đầu phiên làm việc sáng 6/10, luật sư hỏi ông Nguyễn Thế Hằng (đại diện cho một bị hại) về quá trình nộp tiền cho các bị cáo để mua nhà tại Dự án B5 Cầu Diễn. Ông Hằng cho biết, trước khi quyết định mua nhà tại đây, ông đã tìm hiểu rất kỹ về dự án qua thông tin trên mạng internet và nhiều lần đến cả hiện trường và sàn giao dịch để xem hồ sơ. Vì tin chủ của Công ty Housing Group là cán bộ, là một ĐBQH nên ông tin tưởng mua nhà.

Ông Hằng cho rằng các bị cáo khai còn thiếu vì “nếu không có sự bảo kê, bao che của cơ quan chức năng Hà Nội thì bà Nga không thể ép cọc ở đấy được. Người dân bình thường chỉ cần đem một xe cát, đào móng xây chuồng gà, sau hai tiếng là cơ quan chức năng đến ngay nhưng dự án này làm rình rang suốt bốn năm mà không cán bộ nào biết”.

Cùng ý kiến với ông Hằng, một bị hại khác cho biết, cơ quan chức năng không có bất cứ cảnh báo nào khi khách hàng góp vốn vào Cty Housing Group.

Để làm rõ Dự án B5 Cầu Diễn có được “ưu ái” hay không, luật sư hỏi bị cáo Đoàn Thanh Thủy (cựu Kế toán trưởng Công ty Housing Group): “Trong thời gian chị làm việc ở Housing Group có cơ quan nhà nước nào tới công ty cảnh báo hay thông báo về việc Dự án B5 không đủ điều kiện pháp lý để huy động vốn không? Bà Nga có lần nào thông báo dự án không đủ điều kiện pháp lý không?”. Bị cáo Thủy khẳng định là “không”.

Điều này cũng được Châu Thị Thu Nga thừa nhận: “Không có cơ quan điều tra nào đến nói việc huy động vốn là trái pháp luật. Thời điểm đó các thành viên của tập đoàn ngày đêm phấn đấu phục vụ dự án với niềm tin sẽ thành công”. 

Cũng theo trình bày của bị cáo Châu Thị Thu Nga thì bị cáo không lừa đảo. Sau khi bị bắt, vào trại tạm giam, bà Nga đã có đơn đề nghị Viện kiểm sát, CQĐT ủy quyền cho ông Lê Sáu và 2 người khác đại diện cổ phần điều hành công ty giải quyết vướng mắc, trong đó có Dự án B5 Cầu Diễn. “Trong những lần gặp gỡ, ông Lê Sáu nói công ty tìm được nguồn vốn của đối tác mới. Ông Nguyễn Hồng Chương (đại diện Ban khách hàng) cũng sắp về công ty làm Phó Tổng Giám đốc. Những điều này chứng tỏ rằng chúng tôi không lừa đảo. Từ đầu đến cuối, chúng tôi mong muốn triển khai dự án B5”- bị cáo Nga nói. 

Công ty Housing Group còn nhiều dự án sai phạm?

Theo cáo trạng thì một số cá nhân thuộc sở, ban, ngành thuộc UBND TP Hà Nội, UBND huyện Từ Liêm (cũ) và UBND thị trấn Cầu Diễn đã có hành vi thiếu trách nhiệm như: Để cho Công ty Housing Group thi công cọc khoan nhồi khi chưa có giấy phép xây dựng; giao cho Liên danh Công ty Housing Group và Công ty HAIC nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch Dự án B5 Cầu Diễn tại ô đất CT5 và ô đất HH2 nhưng không kiểm tra đôn đốc việc triển khai thực hiện Dự án và hoàn thiện các thủ tục pháp lý.

Quá trình điều tra, VKSND Tối cao (Vụ 3) đã có nhiều văn bản yêu cầu Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C46) làm rõ nội dung này nhưng chưa được điều tra làm rõ. Ngày 9/6/2017, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định số 10/C46-P11 về việc tách hành vi trên để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Cũng theo cáo trạng, ngoài dự án B5 Cầu Diễn, Công ty Housing Group còn thực hiện một số dự án có dấu hiệu vi phạm pháp luật trên địa bàn TP Hà Nội gồm: Khu nhà ở để bán cho cán bộ công nhân viên quận Cầu Giấy có khó khăn về nhà ở và các đối tượng khác tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy; Khu nhà ở kinh doanh tại Phú Thượng (quận Tây Hồ); Trung tâm thương mại kết hợp văn phòng và nhà ở chung cư cao tầng tại 132 Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân). Hiện Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang tiếp tục xác minh, thu thập tài liệu.

Do nội dung của những dự án này không liên quan tới nội dung vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại dự án B5 Cầu Diễn nên không xử lý trong vụ án này nhưng yêu cầu Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C46) tiếp tục điều tra, thu thập tài liệu và xử lý theo quy định của pháp luật.

Liên quan tới vấn đề thu hồi tài sản, trong quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT đã có văn bản yêu cầu các công ty, doanh nghiệp và cá nhân ký hợp đồng nhận tiền của Châu Thị Thu Nga (về việc góp vốn đầu tư, mua cổ phần, hợp tác đầu tư, mua chung cư, môi giới khách hàng và vay tiền của Châu Thị Thu Nga bằng nguồn tiền thu của khách hàng) trả lại vào tài khoản tạm giữ của Cục cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng- Bộ Công an. Đến nay đã có 1 doanh nghiệp và 6 cá nhân nộp tổng số tiền hơn 2,1 tỉ đồng.

Đọc thêm

Tuyên án vụ Xuyên Việt Oil

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Hôm qua (29/11), TAND TP HCM công bố bản án với cựu Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ; cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh; cùng 12 bị cáo khác.

Đánh người suýt mất mạng, 4 thanh niên lĩnh 31 năm tù

Các bị cáo tại phiên tòa.
(PLVN) - Ngày 27/11, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 4 bị cáo: Nguyễn Tấn Tường (21 tuổi), Trần Xuân Tuyến (23 tuổi), Trần Hữu Tèo (29 tuổi); Nguyễn Văn Khanh (23 tuổi), tổng cộng 31 năm tù về tội “Giết người”. Nạn nhân trong vụ án này là N.T.D (18 tuổi, ngụ TP Phú Quốc), hiện bị tổn thương cơ thể do các bị cáo gây ra là 44%.

Sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil

Bị cáo Hạnh tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Từ ngày 20/11, TAND TP HCM mở phiên xử vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil. Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank bị truy tố hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ.

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa
(PLVN) - Liên quan đến hành vi thông thầu trong vụ án xảy ra tại trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi gây hậu quả nghiêm trọng, 3 giám đốc doanh nghiệp bị xử phạt cải tạo không giam giữ.

Cựu Bí thư Bến Tre cùng hàng loạt cựu quan chức thuộc Bộ Công thương chuẩn bị hầu tòa

Ông Lê Đức Thọ khi còn đương chức (Ảnh Internet)
(PLVN) - Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã có Quyết định đưa vụ án ‘‘Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức’’ ra xét xử vào ngày 20/11 đối với cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ cùng 14 bị cáo là cựu quan chức của Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Cục Thuế TP.HCM…

Cựu Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông lĩnh 30 tháng tù

Các bị cáo trong vụ án.
(PLVN) - Sáng 15/11, TAND tỉnh Đắk Nông đã tuyên án với các bị cáo trong vụ sụt lún nghiêm trọng xảy ra tại gói thầu khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công hạng mục san nền và bảo vệ mái dốc (gói thầu 02XL); thuộc dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp Nhân Cơ với mức tổng đầu tư hơn 1.600 tỉ đồng.

Kết luận điều tra vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh: Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Lâm Đồng khai về việc “giúp đỡ” bị can Nguyễn Cao Trí

Một góc dự án Đại Ninh. (Chụp hồi tháng 5/2021. Ảnh: Minh Khang)
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo trước, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành Kết luận điều tra (KLĐT) đề nghị truy tố 10 bị can trong vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh. Trong số này có Nguyễn Cao Trí (TGĐ Cty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Cty Sài Gòn Đại Ninh), Trần Đức Quận (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng), Trần Văn Hiệp (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng) bị đề nghị truy tố về tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”.