Agribank giảm lãi suất cho vay lên đến 2%/năm cho khách hàng tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam

Từ nay đến 31/12/2021, Agribank cân đối 30.000 tỷ đồng chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ để hỗ trợ khách hàng tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội.
Từ nay đến 31/12/2021, Agribank cân đối 30.000 tỷ đồng chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ để hỗ trợ khách hàng tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, để đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn, Agribank tiếp tục có những chính sách hỗ trợ khách hàng cá nhân và tổ chức tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam hiện đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, từ nay đến 31/12/2021, Agribank cân đối 30.000 tỷ đồng chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ để hỗ trợ khách hàng tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội, bao gồm: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau và Kiên Giang.

Với chương trình này, khách hàng có thể được giảm lãi suất cho vay lên đến 2%/năm. Trong đó, đối với các khoản vay ngắn hạn, Agribank giảm lãi suất tối thiểu 0,5%/năm đối với khách hàng vay vốn tham gia vào một trong các khâu của chuỗi sản xuất, cung ứng (Thu mua; Chế biến; Vận chuyển; Phân phối) thuộc các lĩnh vực ưu tiên, nông sản, thủy, hải sản, hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và các hoạt động phục vụ công tác phòng, chống dịch,… Lãi suất cho vay ưu đãi sẽ được áp dụng trong 12 tháng kể từ ngày giải ngân.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ tối đa cho khách hàng, Agribank cũng đã triển khai chính sách miễn 100% phí dịch vụ thanh toán, bao gồm cả phí dịch vụ liên quan đến hoạt động cho vay đối với tất cả khách hàng tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Song song với đó, Agribank đã và đang triển khai nhiều giải pháp, chương trình tín dụng ưu đãi đối với tất cả khách hàng trên toàn quốc như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí giữ nguyên nhóm nợ; Chương trình cho vay ưu đãi đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với quy mô 200.000 tỷ đồng; và hơn 100.000 tỷ đồng tín dụng ưu đãi lãi suất khác (Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng xuất nhập khẩu, khách hàng FDI,…). Đây là những giải pháp cụ thể, thiết thực của Agribank tạo điều kiện giảm bớt khó khăn cho khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp hiện nay.

Từ khi dịch bùng phát đến nay, Agribank đã chung tay cùng ngành ngân hàng dành hơn 6.000 tỷ đồng lợi nhuận hỗ trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Với các chương trình đang thực hiện, và với việc tiếp tục giảm lãi suất cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam lần này, Agribank dự kiến sẽ giảm thêm 1.000 tỷ đồng lợi nhuận.

Ngoài ra, để hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh tại các tỉnh phía Nam, vừa qua Agribank đã ủng hộ hơn 60 tỷ đồng chung tay cùng các tỉnh thành để phòng chống dịch bệnh.

Điều này khẳng định thêm vai trò và trách nhiệm của Agribank trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, chung tay cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh, duy trì và phát triển kinh tế sau đại dịch.

Đọc thêm

Ngành Thuế sẵn sàng cho tháng cao điểm quyết toán thuế

Ngành Thuế sẵn sàng cho tháng cao điểm quyết toán thuế
(PLVN) - Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (NNT) (Tổng cục Thuế) cho biết, tháng 3 hàng năm là tháng cao điểm ngành Thuế tập trung lực lượng để hỗ trợ NNT rà soát hồ sơ, thực hiện kê khai và làm thủ tục quyết toán thuế (QTT) thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN)…

Công ty tài chính lo ngại người vay khất lần trả nợ

Nhiều CTTC bán nợ khó đòi với mong muốn thu lại phần nào số vốn. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Sau một loạt chuyên án liên quan đến công ty cầm đồ hoặc đòi nợ thuê “núp bóng” công ty, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết, nhiều công ty tài chính lo ngại sẽ khó khăn trong việc thu hồi nợ.

Ngành Thuế tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ

Ngành Thuế tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Vũ Chí Hùng vừa ký Công văn số 429/TCT-TCCB gửi các Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW và các Cục, Vụ, đơn vị thuộc, trực thuộc cơ quan Tổng cục Thuế chỉ đạo tăng cường kỷ cương, kỷ luật, chấn chỉnh lề lối làm việc, thái độ, tác phong ứng xử của công chức, viên chức thuế trong thực thi công vụ.

Bộ Tài chính sẽ công bố đường dây nóng tiếp nhận, xử lý tình trạng ép mua bảo hiểm

Bộ Tài chính sẽ công bố đường dây nóng tiếp nhận, xử lý tình trạng ép mua bảo hiểm
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc yêu cầu Cục Quản lý và Giám sát (QL&GS) Bảo hiểm tổ chức công bố đường dây nóng 24/7 để kịp thời kiểm tra xác minh thông tin để có biện pháp thanh tra, phối hợp với cơ quan công an và thanh tra giám sát của NHNN ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Triển khai Nghị định mới về đăng ký biện pháp bảo đảm đến các tổ chức tín dụng

Rất đông TCTD quan tâm đến các quy định mới về đăng ký biện pháp bảo đảm.
(PLVN) - Sáng nay - 9/2, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với Cục Đăng ký quốc gia Giao dịch bảo đảm (GDBĐ), Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị để phổ biến các nội dung của Nghị định 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm tới tất cả các tổ chức tín dụng (TCTD) từ Hội sở chính đến chi nhánh của các TCTD hội viên trên toàn quốc.

Thu nội địa tăng 4,4% trong tháng đầu tiên

Trong tháng 1/2023, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 14,1%.
(PLVN) - Theo số liệu ước thu ngân sách nhà nước (NSNN) Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, tổng thu NSNN lũy kế 01 tháng đầu năm năm 2023 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 165.700 tỷ đồng, đạt 12,1% so với dự toán pháp lệnh, bằng 104,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Động lực bứt phá của ngành ngân hàng phải đến từ chuyển đổi số

Động lực bứt phá của ngành ngân hàng phải đến từ chuyển đổi số
Là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm, chuyển đổi số đã trở thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển của các ngân hàng kể từ khi đại dịch bùng phát đến nay. Đứng trước những thách thức chưa từng có, ngành ngân hàng buộc phải thay đổi lộ trình chuyển đổi số nếu không muốn bị tụt lại phía sau.