Afghanistan: “Bãi lầy” níu chân quân Mỹ?

Tổng thống Obama đã phải hoãn kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan
Tổng thống Obama đã phải hoãn kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan
(PLO) - Ngày 15/10/2015, Tổng thống Barack Obama tuyên bố tiếp tục duy trì binh sĩ Mỹ ở Afghanistan khi ông rời nhiệm sở vào năm 2017. Quyết định này của Tổng thống Obama khiến nhiều người Mỹ cho rằng dù Washington đã tốn hàng tỷ USD và nhiều năm huấn luyện cho lực lượng an ninh Afghanistan song lực lượng này còn lâu mới có thể “độc lập tác chiến”.
Ông Obama sẽ lùi thời hạn kết thúc sự tham chiến của Mỹ ở Afghanistan và chuyển giao vấn đề này cho người kế nhiệm - bước đi thay đổi chiến thuật lớn của Mỹ tại Afghanistan, trong bối cảnh chính quyền Kabul đang phải chịu sức ép ngày càng gia tăng từ lực lượng Taliban và các nhóm phiến quân khác. 
Rút quân… từ từ
Theo đó, Tổng thống Obama tuyên bố sẽ duy trì lực lượng Mỹ đồn trú ở Afghanistan hiện tại gồm 9.800 binh sĩ cho đến gần hết năm 2016, sau đó sẽ giảm xuống còn 5.500 quân vào năm 2017; tiến độ rút quân sẽ do các Tư lệnh quân đội quyết định. Ông Obama cho biết: “Là tư lệnh, tôi không cho phép Afghanistan trở thành một nơi trú ẩn an toàn cho những kẻ khủng bố tấn công đất nước chúng ta một lần nữa”.
Theo kế hoạch trước đó, Tổng thống Obama dự định từ nay đến cuối năm, Mỹ sẽ giảm số binh lính Mỹ tại Afghanistan từ 10.000 xuống còn khoảng 5.000 binh sỹ. Đến cuối năm 2016, sự hiện diện của binh lính Mỹ tại quốc gia Tây Nam Á này sẽ chỉ nằm trong phạm vi bảo vệ Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Kabul.
Như vậy, chính quyền Mỹ đã điều chỉnh tiến độ rút quân, theo đó cho phép thêm 1.000 binh sĩ Mỹ ở lại Afghanistan trong năm nay. Trong nhiều tháng qua, Nhà Trắng đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích về kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan. 
Những bài học về việc Mỹ rút quân khỏi Iraq hồi năm 2011 và sự trỗi dậy của tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” tự xưng (IS) đang ám ảnh quốc gia Tây Nam Á này. Một số quan chức quan ngại rằng, việc cắt giảm mạnh số binh sỹ Mỹ đồn trú tại Afghanistan có thể khiến chính phủ nước sở tại phải chịu sức ép ngày càng gia tăng từ lực lượng Taliban và các nhóm phiến quân khác. 
Kẻ bảo “nên”, người nói “đừng”
Giới chuyên gia hiện tranh cãi không biết số lượng binh lính ở lại Afghanistan mà Tổng thống Obama công bố hôm 15/10 có đủ để hỗ trợ lực lượng quân đội yếu ớt của Afghanistan hay không.
Ông James Dobbins - cựu Đặc phái viên tại Afghanistan và là nhà ngoại giao kỳ cựu, hiện là thành viên cấp cao của Cơ quan Nghiên cứu RAND - cho rằng, kế hoạch này đủ để duy trì nguyên trạng ở Afghanistan: “Việc duy trì lực lượng quân sự ở mức hiện tại sẽ ngăn tình trạng hỗn loạn và sự tan rã của quốc gia này biến thành một cuộc nội chiến kiểu Syria. Chúng ta cần phải thấy trước được rằng, cuộc xung đột ở Afghanistan sẽ còn tiếp tục trong một thời gian nữa, có thể nghiêm trọng hơn nhưng cũng có thể dịu bớt hơn hiện nay”. 
Liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đã chính thức ngừng nhiệm vụ tham chiến hồi năm ngoái và các binh lính còn lại ở Afghanistan chỉ làm nhiệm vụ huấn luyện và cố vấn cho lực lượng Afghanistan bảo vệ an ninh quốc gia và tiến hành các chiến dịch chống khủng bố.
Tuy nhiên, Anthony Cordesman, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế lại cho rằng, căn cứ vào nhiệm vụ mà Mỹ tham gia, 9.800 binh lính là một con số rất ít. Đến đầu năm 2017, khi Tổng thống Obama mãn nhiệm, theo kế hoạch, số lượng binh lính này sẽ giảm xuống còn 5.500 người. 
“Số lượng binh lính không thể dưới 10.000 người vì lực lượng ít ỏi như vậy sẽ khiến liên minh khó có thể giữ được quyền kiểm soát đối với hầu hết các thành phố chính và các khu dân cư đô thị, chưa kể dần dần họ có khả năng đánh mất quyền kiểm soát đối với vùng nông thôn. Nếu cắt giảm xuống còn 5.500 binh lính, đây sẽ là mức tối thiểu và các cố vấn chiến đấu sẽ không được nghỉ ngơi lúc nào”- ông Cordesman nói.
Một số chuyên gia quân sự cho rằng, người Afghanistan cần có thêm sự hỗ trợ của Washington để đẩy lui phiến quân Taliban và duy trì những thành quả đã đạt được trong 14 năm qua tại quốc gia Tây Nam Á này. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, điều quan trọng là Mỹ cần “xây dựng các phương án cho năm 2016 và xa hơn nữa”… 
Việc Mỹ rút khỏi Afghanistan sẽ là “thất sách”, và kế hoạch này sẽ khiến Washington “không tận dụng được những thành công đã đạt được cho đến thời điểm hiện tại”. 
Về phần mình, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tuyên bố hoan nghênh quyết định trên của Tổng thống Obama, cho rằng quyết định này đã mở đường cho việc tiếp tục duy trì sự hiện diện của NATO tại đây: “Trong những tuần tới, NATO sẽ đưa ra những quyết định then chốt về quy mô tương lai của lực lượng còn lại thuộc Phái bộ hỗ trợ an ninh (của liên minh quân sự này tại Afghanistan)”. 
Phiến quân IS đã hiện diện ở Afghanistan, chất thêm gánh nặng lên vai quân Mỹ
Phiến quân IS đã hiện diện ở Afghanistan,
chất thêm gánh nặng lên vai quân Mỹ 
“Bóng ma” Taliban
Ngay sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush đã phát động cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu với điểm mở màn là cuộc tấn công vào Afghanistan (ngày 7/10/2001) nhằm tiêu diệt mạng lưới Al-Qaeda và lật đổ chế độ Taliban. Hơn hai tháng sau, nước Mỹ tuyên bố Taliban và Al-Qaeda ở Afghanistan “đã bị đập tan”. 
Thế nhưng, diễn biến trong 14 năm qua lại cho một câu trả lời khác. Trên thực tế, với chi phí khoảng 100 tỷ USD mỗi năm cho cuộc chiến ở Afghanistan và quân số lên tới gần 100.000 người, cùng với đó là một lực lượng hùng hậu của NATO, song tại đây, Taliban vẫn tạo ra nhiều thách thức và trở thành “khối u” chưa có liều thuốc chữa trị. 
Không những thế, cuộc chiến tại Afghanistan cũng đã lấy đi sinh mạng của hơn 1.600 lính Mỹ và làm 12.000 binh sĩ khác bị thương. 
Nhằm mở đường cho sự rút lui khỏi Afghanistan, chính quyền của Tổng thống Mỹ Obama đã ký với chính quyền Afghanistan Thỏa thuận An ninh song phương (BSA), theo đó, Mỹ kết thúc cuộc chiến “hao người tốn của” tại quốc gia Nam Á này vào tháng 12/2014 và chỉ giữ lại 9.800 lính chủ yếu thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và làm cố vấn cho lực lượng quân đội Afghanistan chống Taliban.
Lợi dụng “khoảng trống an ninh” xuất hiện sau khi Mỹ và đồng minh NATO rút hết quân chiến đấu về nước, Taliban và các nhóm khủng bố khác đã tăng cường hoạt động, thách thức lực lượng an ninh Afghanistan bằng việc mở nhiều cuộc tấn công khủng bố với tính chất và mức độ ngày càng trắng trợn, nguy hiểm hơn, gây thương vong lớn cho dân thường và các lực lượng Afghanistan cũng như các lực lượng liên quân quốc tế do NATO chỉ huy. 
Báo cáo gần đây của Liên Hợp quốc (LHQ) cho biết, số dân thường thiệt mạng và bị thương trong các vụ tấn công bạo lực tại Afghanistan đã tăng 22% trong năm 2014, với tổng số thương vong lên tới gần 11.000 người. Trong những tháng đầu năm 2015, con số thương vong do các vụ tấn công đã tăng 10% so với cùng kỳ năm 2014. 
Các tay súng Taliban hiện đã chiếm được một số khu vực ở Afghanistan. Mới đây, ngày 28/9/2015, Taliban đã tràn qua nhiều khu vực và chiếm được thành phố chiến lược Kunduz, thủ phủ tỉnh Kunduz dọc biên giới với Tajikistan, ở miền Bắc nước này. Đây là lần đầu tiên lực lượng phiến quân Hồi giáo này chiếm giữ một thành phố lớn kể từ khi chế độ Taliban bị lật đổ năm 2001 và là một thất bại nặng nề của Chính phủ Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani, ghi một dấu ấn tồi tệ ngay trong năm đầu tiên cầm quyền của ông. 
Sự kiện này cũng là một đòn giáng mạnh vào lực lượng an ninh Afghanistan do NATO huấn luyện, đồng thời cho thấy khả năng Taliban có thể mở rộng địa bàn hoạt động ra bên ngoài các thành trì của lực lượng này.
Cuộc chiến nhiều gian nan
Mặc dù Chính phủ của Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã kêu gọi lực lượng phiến quân Taliban ngồi vào bàn đàm phán và tham gia các tiến trình chính trị song Taliban tỏ ra không mấy mặn mà với đề xuất trên. Thậm chí, nhóm phiến quân này còn tuyên bố: “Không tham gia các cuộc đàm phán hòa bình chừng nào vẫn còn sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại Afghanistan”. 
Trong khi đó, quân đội chính phủ của Afghanistan được Mỹ hậu thuẫn cũng chưa đáp ứng được các tiêu chí trong chiến lược của Washington, đẩy tình hình an ninh của quốc gia Tây Nam Á này đứng trước nhiều thách thức. 
Các số liệu thống kê của Lầu Năm Góc cho thấy, trong năm 2015, gần 4.700 binh sĩ Afghanistan đã bị thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ và 7.800 binh lính khác bị thương, tăng đáng kể so với năm 2014. Việc thiếu những quân trang chủ chốt như thiết bị hỗ trợ hàng không, xe cứu thương lưu động, hậu cần, thiết bị do thám hàng không cũng làm tăng số người thiệt mạng... 
Các nhà quan sát Afghanistan cho rằng, cuộc chiến chống khủng bố của liên quân do Mỹ đứng đầu đã tạo cơ hội để chủ nghĩa tôn giáo cực đoan tiếp tục lan rộng ở Afghanistan và các nơi khác. 
Theo giới quan sát, năm 2001 mạng lưới Taliban và Al-Qaeda mới chỉ hoạt động ở Afghanistan, nhưng 14 năm sau khi Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố, bên cạnh Taliban và Al-Qaeda còn có thêm các nhóm khủng bố khác như IS, mạng lưới Haqqani, Jandullah và các nhóm cực đoan khác nổi lên ở đất nước này. 
Tổng Biên tập tờ “Daily Mandegar” Nazari Pariani cho rằng: “Sự thất bại trong việc tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố đã tạo điều kiện cho các nhóm khủng bố phát triển ở Afghanistan và đó là lý do tại sao ngày nay có thêm những tổ chức khủng bố như Daesh (IS) cùng với Taliban đang gây bất ổn cho khu vực”. Và cuộc chiến chống khủng bố này còn kéo dài hơn dự kiến và người dân Afghanistan sẽ còn tiếp tục phải đau khổ vì mối lo khủng bố. 
Chính vì vậy, các chuyên gia phân tích cho rằng, việc Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố kế hoạch tạm ngừng rút quân khỏi Afghanistan và duy trì số quân ở mức hiện nay cho tới hết năm là một động thái đi đúng hướng. Chỉ có điều, Afghanistan đã thực sự trở thành “bãi lầy” níu chân quân Mỹ chưa biết đâu là hạn chót...
Mỹ đã bỏ ra hơn 60 tỷ USD để huấn luyện quân đội Chính phủ Afghanistan và xây dựng cơ sở hạ tầng cho họ kể từ năm 2001. Tuy nhiên, quân đội Afghanistan đang thiếu năng lực trên không để có thể hỗ trợ lực lượng bộ binh, một nhân tố chiến đấu thiết yếu tại Afghanistan - nơi có địa hình hiểm trở. Cho đến giờ, Afghanistan mới chỉ có những chiếc trực thăng Mi-17 của Nga và máy bay lên thẳng tấn công MD-530 cỡ nhỏ, hiện đang chờ 20 chiếc máy bay chiến đấu mặt đất A-29 Super Tucano do không quân Mỹ tài trợ, sẽ giao hàng đầu năm tới.
Theo số liệu thống kê của Phái bộ LHQ ở Afghanistan, tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/7/2015, tỷ lệ tử vong của lực lượng quân đội Afghanistan đã tăng đáng kể, với 4.302 binh lính thiệt mạng, so với con số cùng kỳ năm ngoái là 3.337 người. 

Tin cùng chuyên mục

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.