AFF Suzuki Cup 2010: Ban tổ chức bán cả vé đứng?

Đội tuyển Việt Nam đã thua  0-2 trước Đội tuyển Malaysia ở trận Bán kết lượt đi trên sân khách; bên cạnh nỗi lo liệu 90 phút trên sân Mỹ Đình chúng ta có mặt ở trận chung kết không, khán giả còn một băn khoăn khác:Ban tổ chức có bán cả vé đứng cho khán giả vào sân?

Đội tuyển Việt Nam đã thua  0-2 trước Đội tuyển Malaysia ở trận Bán kết lượt đi trên sân khách; bên cạnh nối lo liệu 90 phút trên sân Mỹ Đình chúng ta có mặt ở trận chung kết không, khán giả còn một băn khoăn khác: Liệu ban tổ chức có bán cả vé đứng cho khán giả vào sân?

Có vé, cũng phải đứng

Theo dõi trực tiếp hoặc qua tivi trận đấu giữa Việt Nam và Singapore tối 8/12, nhiều người mừng vì các khán đài của sân vận động Mỹ Đình chật kín khán giả; nhưng không ít người băn khoăn trước tính trạng hết chỗ ngồi hết, nên khán giả đứng kín các lối đi hoặc bất cứ chỗ trống nào trên khán đài để có thể nhìn được xuống sân cỏ. Chẳng lẽ ban tổ chức bán cả vé đứng?

gdsh
Ảnh minh họa

Trong vai khán giả, phóng viên đã đi tìm lời giải của câu hỏi này. Đang loay hoay trên lối đi tại cửa số 8, khán đài A, anh Nguyễn Đình Dương- một cổ động viên từ Thái Bình- cho biết:“Tôi may mắn nhờ người mua được đôi vé tại hàng ghế gần đường piste. Vào sân sát giờ bóng lăn, tôi đã không thể len tới được chỗ ngồi ghi trên vé của mình vì mọi người đã đứng kín lối đi dọc khán đài. Tôi đành đứng bám vào thành lan can, ngay sát lối đi để có thể theo dõi trận đấu”.

Có vé VIP hơn - cửa số 5, khán đài B (gần giữa khán đài) - nhưng anh Đặng Quang Thường (một cổ động viên ở Từ Liêm - Hà Nội) cũng chịu chung cảnh với anh Dương. Bởi có may mắn hơn là anh Thường đã có thể đến được đúng số ghế của mình nhưng hỡi ôi, tại đây đã có người ngồi. Người này cũng có vé nhưng chỗ của anh ta bị người khác ngồi rồi nên đành ngồi đại vào 1 ghế khác; nhưng ngay lập tức “chủ nhân” của chiếc ghế đến và anh đành đứng dậy…trả ghế, ngậm ngùi đi tìm chỗ khác nhưng không còn ghế trống nào nên cuối cùng anh đành đứng tràn ra lối đi trên khán đài, giống như nhiều người khác.

Gần đó, vợ chồng anh Long lại gặp một nỗi khổ khác, tuy đã yên vị tại chỗ ngồi của mình nhưng đứa con trai của anh chị lại “giở chứng”…đòi về. Vậy là vợ chồng phân công để 2 mẹ con bế nhau về trước, anh Long ở lại tiếp tục theo dõi tiếp trận đấu. Tuy nhiên, sau 1 hồi loay hoay, hai mẹ con buộc phải trở về chỗ cũ vì không chen ra ngoài được. Trận đấu đến hồi gay cấn nhưng anh Long cũng đành phải bỏ dở để “mở đường máu” vợ con thoát khỏi khán đài.
 
Kẽ hở ở đâu?

Sự hồi hộp, căng thẳng và niềm vui chiến thắng có lẽ đã làm nhiều người không kịp đặt câu hỏi: “Tại sao lại có việc thừa người rất vô lý như trên?”. Trên lý thuyết, Ban tổ chức (BTC) chỉ phát hành những vé đã có số ghế ngồi nhất định và cũng không thể có chuyện phát hành vé có số ghế cùng nhau; Khán giả vào sân phải qua 2 lần kiểm tra vé (1 lần tại cổng ngoài, chỉ cho những người có vé vào khu vực sân và 1 lần xé vé tại ngay cửa khán đài) nên cũng khó có việc “trà trộn” của những người không vé. Kẽ hở ở đâu khi mà trên thực tế, lượng khán giả thừa ở mỗi khán đài là không ít ?

Cho đến nay, lực lượng chức năng chưa phát hiện được trường hợp dùng vé giả nào nhưng cũng không thể loại trừ khả năng này đã dẫn đến tình trạng “thừa người” như trên. Theo BTC thì vé giải VFF Suzuki Cup lần này đều có mã vạch và in bằng công nghệ tốt nhất hiện nay. Mỗi vé chỉ có một mã vạch duy nhất để đảm bảo sẽ không có vé nào được chấp nhận 2 lần (vé giả, vé photocopy…). Ngoài mã vạch, trên vé còn gắn tem chống giả Hologram hiệu ứng 3D kèm theo một số công nghệ chống hàng giả được nhà sản xuất giữ bí mật. Trước khi vào sân xem trận đấu, vé của khán giả sẽ được máy quét điện tử đặt tại cổng kiểm soát xác nhận.

Tuy nhiên, vào xem trận đấu Việt Nam - Singapore vừa qua, người ta đã không thấy máy quét điện tử đâu cả. Ngoài cửa chính, khán giả chỉ cần xếp hàng, giơ vé lên là đã được lực lượng an ninh cho qua “vòng 1”. Đến vòng 2, tại cửa mỗi khán đài thì cảnh sát (hoặc bảo vệ) cũng chỉ nhìn vé bằng mắt thường, xác định đúng cửa khán đài là…xé vé, mời vào. Giả sử trường hợp có máy quét điện tử, liệu có tình trạng, lực lượng bảo vệ “nhắm mắt” cho vào sân những người quen, người nhà của mình?

“Cơn sốt” vé của trận bán kết lượt về trên sân Mỹ Đình đã bùng lên mấy ngày qua, liệu đây có là lời cảnh cáo cho BTC rút kinh nghiệm về việc kiểm soát vé, kiểm soát lượng khán giả từ trận đấu trước? Khán giả sẽ thoát hiểm ra sao khi xảy ra sự cố trên sân, lúc mà lối đi đã chật kín người? Thảm họa dẫm đạp ở Campuchia mới đây là một bài học không bao giờ thừa cho những người tổ chức sự kiện đông người như giải bóng đá tại SVĐ Mỹ Đình của chúng ta./.

Hành trình phản đối K+ độc quyền: Nhiều nghệ sỹ và Huấn luyện viên ký tên

Hành trình xuyên việt của Hội Cổ động viên (CĐV) Bóng đá quốc gia Việt Nam đã bắt đầu sáng 16/12/2010 đi từ TP.HCM đến Thủ đô Hà Nội vào sáng 18/12. Dự kiến đoàn đến Đà nẵng vào 07 giờ sáng ngày 17/12 và Huế là 12 giờ trưa cùng ngày.

1 ngày trước đó, nhân dịp Đội tuyển Việt Nam thi đấu trên đất Malaysia, ngoài cờ, băng rôn, các CĐV Việt Nam cũng giương khẩu hiệu phản đối K+ trên Sân vận động Bukit Jalil với dòng chữ: “Nối vòng tay lớn – 1 triệu chữ ký vì tình yêu bóng đá”.

Theo ông Trần Song Hải - Phó Chủ tịch Hội CĐV Việt Nam, sau trận đấu giữa Đội tuyện Việt nam và Malaysia ngày 15/12/2010, HLV Calisto đã gặp Đại diện Hội CĐV Bóng đá Việt nam, Đại diện Hội  đã giới thiệu nội dung và ý nghĩ của thư ngỏ, HLV Calisto đã  vui vẻ ký tên vào thư ngỏ.

Trước đó, ngày 14/12, 3 HLV hàng đầu của bóng đá Việt Nam gồm ông Mai Đức Chung, Lê Thụy Hải và Vương Tiến Dũng đã cùng ký vào lá đơn của Hội CĐV Việt Nam phản đối K+ độc quyền.  “Tôi đứng về phía CĐV Việt Nam và phản đối sự độc quyền của kênh truyền hình K+”, HLV từng giành hai HCV SEA Games với bóng đá nữ, nguyên HLV Trưởng đội tuyển U22 quốc gia Mai Đức Chung nói mạnh mẽ.

Giải thích lý do ký tên vào bản kiến nghị, ông Chung cho rằng thể thao, đặc biệt là bóng đá là một sinh hoạt văn hoá chung, dành cho người hâm mộ và vì nhân dân, mọi phát biểu chỉ là nguỵ biện nếu bóng đá không đến được với dân chúng, nếu như những trận cầu dù là chung kết World Cup hay trận đấu của đội tuyển quốc gia mà không có khán giả. “Không thể vì mục tiêu lợi nhuận mà xem nhẹ quyền lợi của nhân dân”, ông Chung nói.

Trước đó, nhiều nghệ sỹ như danh hài Bảo Quốc, ca sỹ Mỹ Tâm, nhạc sĩ Lê Quang, PGS.TS Nguyễn Lân Cường (phải) - nhà khảo cổ học nổi tiếng, nguyên là ủy viên ban chấp hành VFF 2004 đã mạnh mẽ hưởng ứng chống đọc quyền của K+...

Tính đến chiều 15/12, đã có hơn 40.000 chữ ký vào bản kiến nghị. 

Khoa Lâm - Tuấn Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.