Hạt vừng (Chi ma)
Vừng có tính cam bình, có tác dụng bổ gan thận, nhuận ngũ tạng. Như trong “Bản thảo kinh sơ” đã từng ghi chép: “Chi ma khí vị bình hòa, không lạnh không nóng, là loại cốc tốt bổ gan thận”, đặc biệt những người thận hư, đau lưng mỏi gối, chóng mặt ù tai, tóc khô tóc rụng và tóc bạc sớm, táo bón thì rất nên ăn vừng.
Hạt kê
Hạt kê có thể bổ ích thận khí. Trong “Danh y biệt lục” và “Điền nam bản thảo” có nhắc đến “Hạt kê dưỡng thận khí”. Thời Minh – Lý Thời Trân đã từng nói: “Hạt kê là một loại ngũ cốc của thận, người bệnh thận nên ăn, nấu cháo ăn ích đan điền, bổ hư tổn”.
Đậu đũa
Đậu đũa tính bình, vị cam, có thể bổ thận kiện tỳ, người tỳ hư nên ăn và người thận hư cũng nên ăn, là món ăn thích hợp với nam giới thận hư, di tinh, tinh dịch đục hoặc tiểu tiện nhiều lần, phụ nữ bị bạch đới cũng rất nên dùng. Trong “Bản thảo cương mục” đã từng ghi lại như sau: “Đậu đũa lí trung ích khí, bổ thận kiện vị, sinh tinh túy”. Trong “Tứ Xuyên trung dược chí” cũng nói đậu đũa có thể “từ âm bổ thận, kiện tỳ vị, trị bạch đới, tinh dịch đục và thận hư di tinh”.
Tủy xương bò
Tủy xương bò có tác dụng nhuận phổi, bổ thận, ích tủy. “Trong bản thảo cương mục” có nói rằng tủy xương bò có thể “nhuận phổi bổ thận, trơn cơ”. Đặc biệt thích hợp với những người thận hư, gầy yếu, tinh huyết hư tổn.
Con sò
Sò có tính bình, vị cam mặn, có thể bổ thận từ âm, những người bị thận âm hư nên dùng. Trong “Bản thảo cầu chân” cũng nói con sò có thể “từ chân âm”, nghĩa là từ bổ thận âm.
Cá vược
Cá vược tính bình, vị cam, có thể bổ tỳ vị, lại có thể bổ gan thận, vị cam nhạt khí bình và thích hợp cho tỳ vị. Thận chủ cốt, gan chủ cơ, từ vị thuộc âm, tất cả đều quy về tạng, ích tâm khí của nhị tạng, có thể ích gân cốt. “Gia khô bản thảo” cho rằng: “Cá vược nên ăn nhiều”, tất cả những người gan thận âm hư hoặc tỳ hư vị nhược đều nên ăn.
Xương dê
Xương dê tính ôn, vị cam, có thể bổ thận cường gân cốt. “Ẩm thiện chính yếu” có viết rằng: “Xương đuôi dê ích thận sáng mắt, bổ hạ tiêu hư lạnh”. Trong “Bản thảo cương mục” có ghi chép rằng: “Tủy sống của dê bổ cốt hư, thông đốc mạch, trị đau lưng, kiết lỵ; Xương ống chân dê chủ tỳ nhược, thận hư không thể phóng tinh, tinh dịch đục”. Trong “Thực y tâm kính” thời Đường có giới thiệu: “Trị thận tạng hư lạnh, cột sống lưng chuyển động không nổi: Tủy sống dê đập nát nấu nhừ, ăn lúc đói”. Đối với những người thận hư lao tổn, lưng gối nhức mỏi, sợ lạnh, gân cốt co rút đau đều rất nên ăn món này.
Cật lợn
Cật lợn tính bình, vị đạm. Mạnh Sằn – thời Đường cho rằng cật lợn “chủ người thận suy”. “Nhật hoa tử bản thảo” có nói: Cật lợn “bổ thủy tạng, trị tai điếc”. Người bị thủy tạng chính là chỉ người có vấn đề về thận tạng. Những người bị thận hư dẫn đến các triệu chứng lưng tê mỏi, lưng đau, di tinh, mồ hôi trộm và người già thận hư dẫn đến tai điếc, nặng tai... đều rất nên ăn món này.
Con trai
Con trai có tác dụng bổ gan thận, ích tinh huyết. Trong “Tùy nghi cơ ẩm thực phổ” có nói rằng con trai có thể “bổ thận, ích huyết điền tinh”. “Bản thảo hối ngôn” đã từng viết: “Con trai là thuốc bổ hư dưỡng thận, nó thuộc loại động vật có vỏ, khí vị cam mỹ mà thanh đạm, tính vốn thanh mát, thiện trị thận hư hữu nhiệt”, vì thế tất cả những người bị thận hư suy yếu, lao nhiệt, chóng mặt, mồ hôi trộm, lưng đau, liệt dương... đều rất thích hợp dùng.