Những món ăn giúp “đánh tan” bệnh tật

Uống nước trà gừng giúp duy trì lượng nước trong cơ thể và giảm cơn đau bụng
Uống nước trà gừng giúp duy trì lượng nước trong cơ thể và giảm cơn đau bụng
(PLO) - Ăn đúng món khi bị bệnh có thể hỗ trợ tốt hệ miễn dịch của cơ thể, giúp đánh tan bệnh tật một cách tốt nhất mà không bị phản ứng phụ.
Khi bị bệnh, cơ thể cần thêm nhiều calorie hơn để duy trì hoạt động như bình thường, vì ăn ít hơn có thể cản trở cơ thể tự lành. Một số mẹo ăn uống để giúp đẩy lui cảm cúm là phải uống nhiều nước và bổ sung thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch. Sau đây là những món ăn có thể hỗ trợ tốt cho cơ thể.
Súp gà
Dược thiện trị cảm được lưu truyền trong dân gian lâu nay chính là súp gà. Theo phân tích về mặt khoa học, gà chứa chất a xít amino gọi là cysteine bổ sung cho màng nhầy bên trong phổi, còn súp nóng giữ khoang mũi ẩm ướt, ngăn chặn tình trạng mất nước và chống viêm nhiễm cổ họng. Bên cạnh đó, những thành phần khác có thể khơi thông đường hô hấp và giúp cơ thể mau hết bệnh.
Trà nóng
Thức uống ấm có thể làm dịu cổ họng bị đau và làm thông mũi, nên loại như trà xanh chứa nhiều chất chống ô xy hóa là thức uống lý tưởng để giữ nước trong khi giúp mũi bớt nghẹt. Nếu không thích trà, nước chanh ấm cũng có công dụng tương tự.
Trái cây họ cam quýt
Lâu nay ai nấy đều cho rằng vitamin C có thể trị được bệnh cảm thông thường, nhưng vẫn chưa có nhiều chứng cứ khoa học ủng hộ giả thuyết này. Tuy nhiên, trong khi trái cây họ cam quýt có thể không trị hết hoàn toàn bệnh cảm, lớp màng mỏng trắng bao quanh cam, chanh, bưởi và quýt chứa flavonoid, giúp tăng cường hệ miễn dịch và đẩy nhanh tốc độ lành bệnh.
Kem que tự làm
Giữ nước trong khi bị cảm có thể giúp giảm tình trạng nghẹt mũi. Thông thường nếu ăn trái cây hoặc uống nước là cách tốt hơn để duy trì lượng nước trong cơ thể, kem que được xem là món ăn ưa thích và đặc biệt ngon miệng hơn nếu tự làm. Món giải khát này có thể được làm từ nước ép nguyên chất như dừa, cam, dâu tây hoặc sô cô la và va ni.
Thức ăn cay
Ăn cay có thể khiến nước mắt nước mũi chảy ròng ròng, nhưng đây cũng là cách giảm nghẹt mũi, thông cổ họng hiệu quả. Nên chọn ớt, tiêu hoặc wasabi nếu cần thông mũi.
Trong trường hợp bụng có vấn đề, chuối là sự lựa chọn dễ dàng để trị nôn mửa hoặc tiêu chảy. Loại trái cây dễ tiêu hóa còn có chức năng giảm nhiệt độ cơ thể, bổ sung chất điện phân bị thất thoát. Ngoài ra, gừng được chứng minh có khả năng ngăn chặn nôn mửa. Uống nước trà gừng giúp duy trì lượng nước trong cơ thể và giảm cơn đau bụng./.

Đọc thêm

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.