Cha mẹ thường đặt ra một số giới hạn để bảo vệ con khỏi những rắc rối trong cuộc sống. Nhưng đôi khi ngăn cấm con không phải là một điều tốt, thậm chí có thể khiến đứa trẻ lo sợ và chậm phát triển.
1. Cấm con đặt câu hỏi
Con càng lớn càng hiếu kỳ về mọi thứ xung quanh và bắt đầu đặt rất nhiều các câu hỏi cho bố mẹ. Sau một ngày làm việc bận rộn, đôi khi cha mẹ sẽ thấy mệt mỏi vì phải trả lời các câu hỏi của con. Nhưng hãy cố gắng tận dụng thời gian trò chuyện với con. Điều này không chỉ giúp chúng phát triển tư duy mà còn tạo sự kết nối sâu sắc giữa cha mẹ và con cái.
2. Cấm con khóc
Bạn không nên cấm con khóc và cũng đừng làm chúng xấu hổ chỉ vì khóc. Tốt hơn hết, bạn nên tìm hiểu lý do khiến chúng khóc và tìm cách xử lý vấn đề này.
3. Không nên nói con tham lam
Trẻ con cũng có những thứ thuộc quyền sở hữu của mình giống như người lớn. Đừng bao giờ xấu hổ vì con bạn muốn được giữ đồ chơi của chúng cho riêng mình.
4. Cấm con nói 'Không'
Con cái không phải là đồ vật mà cha mẹ được sở hữu. Chúng là một thành viên trong gia đình và cũng có những quyền lợi riêng. Việc bạn cấm con nói "Không" nghĩa là bạn đang xâm phạm vào quyền riêng tư của chúng. Thay vào đó, bạn hãy cố gắng giải thích cho con hiểu vì sao chúng phải làm những điều mà chúng không muốn.
5. Cấm con không được gây ồn ào
Đừng phá hỏng tuổi thơ của con. Hãy để con được hát những bài mà chúng thích và có một tuổi thơ ồn ào đúng nghĩa. Đấy là khoảng thời gian duy nhất trong cuộc đời mà chúng được tự do làm bất kỳ thứ gì.
6. Cấm con không được sợ
Trẻ con thường thấy sợ hãi khi gặp bác sĩ hoặc một người xa lạ. Đó là điều hết sức bình thường. Đừng làm con xấu hổ vì sợ hãi, hãy cho con biết bạn luôn bên cạnh chúng nên không có gì phải sợ cả.
7. Cấm con không được giữ bí mật
Con càng lớn càng cần sự riêng tư. Bạn có thể muốn biết những gì đang xảy ra với con nhưng phải đảm bảo không xâm phạm tới quyền riêng tư của chúng. Niềm tin của con dành cho bạn là vô giá nên tốt nhất bạn đừng mạo hiểm đọc trộm nhật ký của chúng hay ép con phải nói ra bí mật.
8. Cấm con không được tức giận
Trẻ con cũng có quyền được bộc lộ những cảm xúc tiêu cực của mình. Có thể con chưa biết cách làm chủ cảm xúc nhưng hãy cứ để chúng thể hiện một cách tự nhiên, dù đó là cảm xúc tiêu cực.
9. Cấm con phạm sai lầm
Không ai thích phạm phải sai lầm và trẻ nhỏ cũng vậy. Con sẽ thấy buồn nếu bạn la mắng mỗi khi chúng mắc sai lầm. Và sau đó, chúng không muốn tự làm bất cứ việc gì nữa.