Trứng là một loại thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên, việc lựa chọn và chế biến không đúng cách lại có thể gây nên những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cơ thể. Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi sử dụng trứng.
1. Vỏ trứng càng đậm màu, giá trị dinh dưỡng càng cao
Khi mua, chúng ta thường lựa chọn những quả trứng có vỏ màu hồng tươi. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. Màu sắc của vỏ trứng chủ yếu do chất opocphirin tạo thành và hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng. Các phân tích đã chỉ ra rằng, hàm lượng các chất bổ trong trứng nhiều hay ít đều được quyết định bởi chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc vật nuôi.
1. Vỏ trứng càng đậm màu, giá trị dinh dưỡng càng cao
Khi mua, chúng ta thường lựa chọn những quả trứng có vỏ màu hồng tươi. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. Màu sắc của vỏ trứng chủ yếu do chất opocphirin tạo thành và hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng. Các phân tích đã chỉ ra rằng, hàm lượng các chất bổ trong trứng nhiều hay ít đều được quyết định bởi chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc vật nuôi.
2. Hàm lượng dinh dưỡng như nhau trong mọi cách chế biến
Có rất nhiều phương pháp chế biến trứng như: luộc, rán, hấp, muối… Tuy nhiên, xét về khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hóa của cơ thể đối với loại thực phẩm này thì món trứng luộc “đứng đầu bảng”, với khả năng hấp thụ tối đa là 100%. Trong khi đó, chế biến trứng theo phương pháp hấp chỉ đạt được 98%, xào 97%, rán 92,5% và món trứng trần là 30 - 50%.
3. Thêm bột ngọt khi chế biến trứng
Trứng có chứa sẵn thành phần các chất như: natri, acid glutamic, chất clo hóa… Ở nhiệt độ cao, các chất này kết hợp và tạo thành một chất mới là muối natri của acid glutamic. Chất này cũng là một trong các thành phần chủ yếu tạo nên bột ngọt nhưng có tác dụng làm tăng mùi vị của thức ăn. Do vậy, việc cho thêm bột ngọt khi chế biến trứng sẽ làm phá vỡ kết cấu của các nguyên tử muối natri tự nhiên, từ đó làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của trứng.
4. Đun trứng càng lâu càng tốt
Nhiều người cho rằng, khi chế biến, cần đun trứng lâu để trứng chín kỹ. Điều này hoàn toàn không đúng, vì đun trứng ở nhiệt độ cao và trong thời gian dài sẽ dẫn tới các phản ứng sinh hóa học giữa các phân tử sắt và lưu huỳnh có trong thành phần của trứng, từ đó tạo nên các chất cặn có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể hoặc dễ gây hiện tượng đầy bụng, khó tiêu khi ăn.
5. Kết hợp trứng và sữa đậu nành
Sữa đậu nành có vị ngọt, tính mát, giàu chất béo, protein thực vật, các hợp chất cacbon, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, trong sữa đậu nành còn có chứa chất trypsinase. Chất này khi kết hợp với chất albumin trong trứng sẽ làm mất các chất dinh dưỡng có trong 2 loại thực phẩm.
6. Người cao tuổi không nên ăn trứng
Nhiều người cao tuổi không dám ăn trứng thường xuyên vì cho rằng trứng có chứa nhiều cholesterol. Nhưng thực chất, loại thực phẩm này lại rất giàu hàm lượng chất lecithin dễ hấp thụ qua đường máu và rất có lợi cho việc khôi phục hoạt động của các tế bào, tránh lão hóa. Ngoài ra, chất lecithin còn giúp “trẻ hóa” các tế bào thần kinh, ngăn ngừa bệnh suy giảm trí nhớ.
7. Sản phụ nên ăn nhiều trứng
Cơ thể phụ nữ sau khi sinh thường bị mất đi khá nhiều năng lượng. Hoạt động của hệ tiêu hóa cũng bị suy giảm. Ăn nhiều trứng sau khi sinh sẽ dễ gây ra các hiện tượng như: đầy bụng, khó tiêu do sự tích tụ chất amoniac và phenol trong đường ruột.
Việc ăn trứng nhiều hay ít sau khi sinh cần tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người.
8. Ăn trứng sống nhiều dinh dưỡng
Không những không bổ dưỡng mà việc ăn trứng khi chưa qua chế biến có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cho cơ thể. Trứng sống chứa nhiều các chất khó tiêu hóa, dễ gây ra đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy… Vị tanh của trứng có thể gây ức chế đối với hoạt động của trung khu thần kinh.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Có rất nhiều phương pháp chế biến trứng như: luộc, rán, hấp, muối… Tuy nhiên, xét về khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hóa của cơ thể đối với loại thực phẩm này thì món trứng luộc “đứng đầu bảng”, với khả năng hấp thụ tối đa là 100%. Trong khi đó, chế biến trứng theo phương pháp hấp chỉ đạt được 98%, xào 97%, rán 92,5% và món trứng trần là 30 - 50%.
3. Thêm bột ngọt khi chế biến trứng
Trứng có chứa sẵn thành phần các chất như: natri, acid glutamic, chất clo hóa… Ở nhiệt độ cao, các chất này kết hợp và tạo thành một chất mới là muối natri của acid glutamic. Chất này cũng là một trong các thành phần chủ yếu tạo nên bột ngọt nhưng có tác dụng làm tăng mùi vị của thức ăn. Do vậy, việc cho thêm bột ngọt khi chế biến trứng sẽ làm phá vỡ kết cấu của các nguyên tử muối natri tự nhiên, từ đó làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của trứng.
4. Đun trứng càng lâu càng tốt
Nhiều người cho rằng, khi chế biến, cần đun trứng lâu để trứng chín kỹ. Điều này hoàn toàn không đúng, vì đun trứng ở nhiệt độ cao và trong thời gian dài sẽ dẫn tới các phản ứng sinh hóa học giữa các phân tử sắt và lưu huỳnh có trong thành phần của trứng, từ đó tạo nên các chất cặn có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể hoặc dễ gây hiện tượng đầy bụng, khó tiêu khi ăn.
5. Kết hợp trứng và sữa đậu nành
Sữa đậu nành có vị ngọt, tính mát, giàu chất béo, protein thực vật, các hợp chất cacbon, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, trong sữa đậu nành còn có chứa chất trypsinase. Chất này khi kết hợp với chất albumin trong trứng sẽ làm mất các chất dinh dưỡng có trong 2 loại thực phẩm.
6. Người cao tuổi không nên ăn trứng
Nhiều người cao tuổi không dám ăn trứng thường xuyên vì cho rằng trứng có chứa nhiều cholesterol. Nhưng thực chất, loại thực phẩm này lại rất giàu hàm lượng chất lecithin dễ hấp thụ qua đường máu và rất có lợi cho việc khôi phục hoạt động của các tế bào, tránh lão hóa. Ngoài ra, chất lecithin còn giúp “trẻ hóa” các tế bào thần kinh, ngăn ngừa bệnh suy giảm trí nhớ.
7. Sản phụ nên ăn nhiều trứng
Cơ thể phụ nữ sau khi sinh thường bị mất đi khá nhiều năng lượng. Hoạt động của hệ tiêu hóa cũng bị suy giảm. Ăn nhiều trứng sau khi sinh sẽ dễ gây ra các hiện tượng như: đầy bụng, khó tiêu do sự tích tụ chất amoniac và phenol trong đường ruột.
Việc ăn trứng nhiều hay ít sau khi sinh cần tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người.
8. Ăn trứng sống nhiều dinh dưỡng
Không những không bổ dưỡng mà việc ăn trứng khi chưa qua chế biến có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cho cơ thể. Trứng sống chứa nhiều các chất khó tiêu hóa, dễ gây ra đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy… Vị tanh của trứng có thể gây ức chế đối với hoạt động của trung khu thần kinh.
Theo Sức khỏe & Đời sống