Là nước giải khát có thành phần dinh dưỡng cao, nhưng sữa đậu nành cần được sử dụng và chế biến đúng.
Trong sữa đậu nành có các vitamin A, B1, B2, D, PP, K, F và các men có ích cho tiêu hóa. Ngoài ra, sữa đậu nành còn có chất isoflavon bù lại tình trạng thiếu oestrogene suy giảm theo tuổi tác của phụ nữ, có tác dụng tích cực tạo xương, chống tình trạng loãng xương, phòng trị ung thư vú ở phụ nữ và chứng thừa cholesterol ở đàn ông. Song khi dùng sữa đậu nành cũng cần lưu ý:
- Sữa đậu nành có thể dùng cho trẻ em từ 1 tuổi đến 5 tuổi thay thế một phần sữa động vật, nhưng không nên thay thế hoàn toàn.
- Không cho trứng gà vào đun sôi với sữa đậu nành để uống, vì chất trypsine của sữa đậu nành kết hợp với protein có tính miễn dịch của trứng gà sẽ sinh ra chất ức chế ảnh hưởng đến sự hấp thụ của cơ thể.
- Trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành 1 giờ không nên ăn cam, quýt, vì chất acid và vitamin trong cam, quýt tác dụng lên các protein trong sữa đậu nành sẽ kết thành khối ở ruột non, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, có thể gây ra sình bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.
- Tránh uống sữa đậu nành trong khi đang đói. Tốt nhất là uống sữa đậu nành sau bữa ăn sáng 1 - 2 giờ.
- Sữa đậu nành phải đun sôi ở 100 độ C trong vài phút để làm tan hết chất xúc tác rồi mới dùng để uống. Nếu không đun kỹ, còn chất xúc tác nó có thể gây cồn cào, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.
- Không dùng đường táng (đường đỏ) để pha sữa đậu nành, vì đường táng có acid hữu cơ, nó sẽ kết hợp với protein trong sữa sinh ra chất lắng đọng, có hại cho sức khỏe.
- Không đựng sữa trong phích nước nóng vì chất xúc tác của sữa tác dụng lên các chất cáu bẩn trong phích sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn, khi uống sữa dễ bị đau bụng, tiêu chảy.
- Sữa đậu nành để lâu bị hư nên cần pha natri benzoat với liều lượng 600mg trong mỗi kg sữa khi bảo quản.
Hoàng Võ (st)