70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Ngành Thanh tra quốc phòng

Thanh tra nhiệm vụ quân sự, quốc phòng theo kế hoạch năm 2017 đối với thành phố Hà Nội
Thanh tra nhiệm vụ quân sự, quốc phòng theo kế hoạch năm 2017 đối với thành phố Hà Nội
(PLO) -Hôm nay (25/1), Thanh tra Bộ Quốc phòng long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập. Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Thanh tra Bộ Quốc phòng đã hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ được giao. Trung tướng Phạm Văn Hưng - Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng đã có bài viết về sự kiện này.

Cách đây vừa tròn 70 năm, trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc và nhiệm vụ xây dựng Quân đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm quan tâm đến việc xây dựng tổ chức và hoạt động thanh tra. Trên cơ sở Phòng Kiểm tra thuộc Bộ Tổng chỉ huy, ngày 25/01/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 119/SL thành lập Cục Tổng Thanh tra Quân đội Quốc gia Việt Nam (nay là Thanh tra Bộ Quốc phòng), đóng quân tại thôn Bãi Hội, xã Bảo Cường, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên; đây là tổ chức thanh tra cấp Bộ đầu tiên trong Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, để thực hiện nhiệm vụ: “Kiểm tra việc chấp hành các mệnh lệnh quân sự, chính trị, chấp hành kỷ luật quân đội, đề nghị thưởng phạt, thuyên chuyển cán bộ”. Việc thành lập Cục Tổng Thanh tra Quân đội Quốc gia Việt Nam khẳng định vai trò và sự cần thiết của công tác thanh tra trong quân đội. Nhiệm vụ đó đã khẳng định rõ tính thiết yếu của công tác thanh tra trong sự nghiệp cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Ngày 25/01/1948, đã đánh dấu sự ra đời và trở thành Ngày truyền thống của ngành Thanh tra quốc phòng. 

Nhìn lại lịch sử của Ngành với yêu cầu nhiệm vụ rất rộng, rất lớn, vì quốc phòng của ta là quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, đánh thắng bằng ba thứ quân. Trong suốt 70 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, đội ngũ cán bộ ngành Thanh tra quốc phòng luôn kế thừa và phát huy truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, thực tiễn đã chứng minh: 

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, theo mệnh lệnh của Bộ Tổng chỉ huy, các Đoàn thanh tra không quản khó khăn, gian khổ, vừa thực hiện nhiệm vụ thanh tra các đơn vị: Liên khu 3, Liên khu 4, Liên khu 5, Nam bộ, vừa tích cực chủ động sát cánh cùng đồng bào, chiến sĩ trên địa bàn chiến đấu, đã phát hiện kịp thời một số sai phạm. Điển hình là vụ án chống tham nhũng đầu tiên đối với Trần Dụ Châu năm 1950, Cục trưởng Cục Quân nhu phạm tội. Đồng chí Thiếu tướng Trần Tử Bình, Phó Tổng thanh tra Quân đội, người đã phát hiện và đại diện Chính phủ ngồi ghế công cáo viên; đúng là: Kỷ luật là sức mạnh của Quân đội, đây là bài học về phòng, chống tham nhũng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Các lĩnh vực khác có đồng chí Thượng tướng Hoàng Cầm, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng ủy QSTW – Tổng Thanh tra Quân đội; đồng chí Thượng tướng Nguyễn Hữu An - nguyên Phó Tổng Thanh tra Quân đội. 

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, phía Tây Nam, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng. Hoạt động của Thanh tra quốc phòng đã bám sát 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Qua thanh tra đã góp phần nâng cao được sức mạnh chiến đấu và xây dựng chính quy, kịp thời chỉ đạo ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm, tội phạm hiệu quả, củng cố được ý chí, quyết tâm của bộ đội, duy trì được kỷ luật ở chiến trường, ổn định hậu phương quân đội và hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc tế.

Đặc biệt, cuối năm 1983 đồng chí Thượng tướng Nguyễn Hữu An, Phó Tổng Thanh tra Quân đội làm Trưởng đoàn thực hiện cuộc thanh tra về chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện và xây dựng lực lượng ở biên giới phía Bắc. Qua thanh tra đã phát hiện  đời sống bộ đội còn gặp nhiều khó khăn, một số quân nhân chấp hành kỷ luật chưa nghiêm, đã báo cáo Bộ Quốc phòng và Ban Bí thư, kịp thời ra chỉ thị chấn chỉnh và sớm ổn định tình hình.

Giai đoạn hoà bình, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ Quân đội có bước phát triển mới, các bộ, ngành và các địa phương được giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Trong thời kỳ này, vừa tập trung thanh tra công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị trong toàn quân, đặc biệt là đối với các quân chủng như: Phòng không - Không quân, Hải quân; Thanh tra quốc phòng còn chú trọng thanh tra việc thực hiện công tác quốc phòng đối với các bộ, ngành và các địa phương như: Bộ Giao thông Vận tải, UBND TP Hà Nội…; qua thanh tra đã phát hiện nội dung cần quan tâm như: Về thế trận, chất lượng đào tạo, huấn luyện, sức mạnh chiến đấu của ba chiến trường Bắc, Trung, Nam. Đã tham mưu cho Thường vụ Quân uỷ Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành nhiều văn bản chấn chỉnh về công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, về quản lý đất quốc phòng, xây dựng khu vực phòng thủ đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống, Thanh tra Bộ Quốc phòng đã tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm. Đặc biệt đã tổ chức cuộc thi tìm hiểu 70 năm lịch sử truyền thống, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống Tham nhũng; xuất bản cuốn Lịch sử ngành Thanh tra quốc phòng (1948-2018) để tuyên truyền trong toàn quân; xây dựng phòng Truyền thống; nhà Bia di tích lịch sử kháng chiến của Ngành tại thôn Bãi Hội, xã Bảo Cường, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên và được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia.

Những chiến công thầm lặng trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng như xây dựng đất nước đã được các thế hệ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ ngành Thanh tra quốc phòng giữ gìn và vun đắp, trong đó có đồng chí đã anh dũng hy sinh. Tiêu biểu như đồng chí Thiếu tướng Trần Tử Bình, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ kiêm Tổng Thanh tra Quân đội, Thượng tướng Nguyễn Hữu An, Phó Tổng Thanh tra Quân đội... Tất cả đã để lại cho chúng ta những tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, tinh thần dũng cảm, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ: “Cán bộ thanh tra là tai mắt của Đảng và Chính phủ, tai mắt có sáng suốt thì người mới sáng suốt”.

Sự phát triển của ngành Thanh tra quốc phòng trong những năm qua đã khẳng định vị thế, vai trò và những đóng góp quan trọng của ngành Thanh tra quốc phòng vào sự nghiệp xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đó là kết quả đặc biệt trong lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp uỷ, chỉ huy, sự cống hiến quên mình của các thế hệ ngành Thanh tra quốc phòng. Xứng đáng với những phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước, Quân đội đã trao tặng, đặc biệt ngày 21/9/2017 Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Quyết định số 1958/QĐ-CTN tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất cho Thanh tra Bộ Quốc phòng.

Thời gian tới, cán bộ, nhân viên, chiến sĩ ngành Thanh tra quốc phòng nguyện không ngừng phấn đấu, giữ gìn, phát huy và vun đắp truyền thống vẻ vang của Ngành; nỗ lực hết mình, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và công cuộc đổi mới của đất nước, xứng đáng với những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại “Cán bộ thanh tra như cái gương cho người ta soi mặt, gương mờ thì không soi được”; cụ thể là:

1. Tiếp tục quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của trên, đây là gốc, là rất quan trọng để cán bộ thanh tra nhận thức một cách sâu sắc và toàn diện trong khi thực thi nhiệm vụ. 

2. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ quân sự, pháp luật, kinh tế, nhất là bản lĩnh chính trị phải vững vàng, đạo đức trong sáng, kiên cường, không suy thoái biến chất, vì chống tham nhũng là nền tảng cho sự ổn định của xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, phát triển kinh tế đất nước.

3. Đổi mới tư duy trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thanh tra, chịu trách nhiệm trong hoạt động của mỗi tổ chức thanh tra cũng như trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ thanh tra, nhất là vai trò của Chánh Thanh tra các cấp.

4. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong và ngoài quân đội để giải quyết các vụ việc đạt hiệu quả, đúng pháp luật, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

5. Quyết tâm phấn đấu tạo dựng được nhiều hình ảnh cao đẹp của bộ đội Cụ Hồ nói chung và của Thanh tra nói riêng bằng những hiệu quả thiết thực trong các cuộc thanh tra, xây dựng cơ quan vững toàn diện, mạnh toàn diện. 

Đọc thêm

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.