Năm 2018: Phấn đấu 50% địa bàn cấp xã lập bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Lễ tiễn hai đội K70, K71 sang Campuchia làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam
Lễ tiễn hai đội K70, K71 sang Campuchia làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam
(PLO) -Năm 2018, Ban Chỉ đạo Quốc gia 1237 xác định: Tập trung hoàn thành công tác rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sỹ và tích hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về liệt sỹ, mộ liệt sỹ. Triển khai lập bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trên phạm vi toàn quốc, phấn đấu đạt 50% địa bàn cấp xã.


Ngày 16/1, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (Ban Chỉ đạo 1237) và Tổng cục Chính trị (TCCT) đã tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm công tác rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác chính sách năm 2018.

Theo báo cáo, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện nhiệm vụ rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc với nhiều hình thức, biện pháp sát thực, đạt được kết quả quan trọng bước đầu. Về công tác xác định số lượng, hồ sơ, danh sách liệt sĩ, các đơn vị đã tổ chức xác minh, tổng hợp, kết luận về số lượng liệt sĩ; số lượng liệt sĩ từng thời kỳ của đơn vị mình. Nhiều địa phương, đơn vị đã tổ chức nghiên cứu lịch sử, truyền thống của đơn vị để làm rõ thông tin, xác định số lượng liệt sĩ của từng trận đánh, đồng thời sử dụng kết quả giải mã phiên hiệu, ký hiệu để làm rõ đơn vị, thời gian, địa bàn hy sinh của liệt sĩ... Trên cơ sở đó, tiến hành tổ chức thẩm tra, xác minh, chuẩn hóa các thông tin về liệt sĩ; xây dựng phần mềm quản lý liệt sĩ và nhập danh sách liệt sĩ... 

Năm 2017, Bộ Quốc phòng đã chuyển giao hơn 500.000 hồ sơ liệt sỹ cho Bộ Thông tin và Truyền thông để tích hợp cơ sở dữ liệu quốc gia, phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, xác định danh tính hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin. Toàn quốc đã tìm kiếm, quy tập được 2.368 hài cốt liệt sỹ; trong đó ở trong nước 1.156 hài cốt; ở Lào 338 hài cốt, ở Campuchia 874 hài cốt; đạt gần 95% kế hoạch đề ra.

Quảng Bình và Hải Dương là 2 địa phương thí điểm lập bản đồ tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ. Để thực hiện thí điểm đạt hiệu quả, Ban Chỉ đạo tỉnh Hải Dương và Quảng Bình giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh (cơ quan thường trực của ban chỉ đạo tỉnh) tham mưu chọn mỗi tỉnh 2 huyện là Thanh Hà và Gia Lộc (Hải Dương), Bố Trạch và Quảng Ninh (Quảng Bình) triển khai làm điểm. Từng huyện lại chọn 2 xã, gồm: Việt Hồng, Hồng Lạc (Thanh Hà); Đức Xương, Đoàn Thượng (Gia Lộc) thuộc tỉnh Hải Dương; An Ninh, Hiền Ninh (Quảng Ninh); Hòa Trạch, Sơn Trạch (Bố Trạch) thuộc tỉnh Quảng Bình làm thí điểm.

Đây là lần đầu tiên các phiếu thu thập thông tin về liệt sỹ, mộ liệt sỹ được phát đến từng hộ gia đình. Đối với Hải Dương, UBND 4 xã thí điểm cấp phát gần 4.000 phiếu thu thập thông tin về liệt sỹ, mộ liệt sỹ, qua thu thập có 228 phiếu có thông tin về liệt sỹ, mộ liệt sỹ, trong đó 78 thông tin liệt sỹ có nơi chôn cất ban đầu trên địa bàn, 63 thông tin trùng với danh sách do các cơ quan, đơn vị cung cấp. Ban Chỉ đạo tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các xã làm điểm cấp phát 7.491 phiếu cung cấp thông tin về liệt sỹ, mộ liệt sỹ, kết quả có 9 phiếu cung cấp thông tin về 14 mộ liệt sỹ.

Với 4 xã làm điểm của tỉnh Hải Dương, hiện có 631 mộ liệt sỹ, trong đó mộ liệt sỹ trong nghĩa trang là 615 và 16 mộ liệt sỹ do gia đình quản lý. Đối với tỉnh Quảng Bình, kết quả rà soát, xác minh hiện tại trên địa bàn làm điểm có 614 liệt sỹ, trong đó liệt sỹ địa phương là 228, địa phương khác là 386. Số liệt sỹ đã tìm kiếm quy tập là 361, còn 253 liệt sỹ trên địa bàn làm điểm cần tiếp tục xác minh, xác định danh tính và tổ chức tìm kiếm quy tập.

Tuy nhiên, với điều kiện cuộc chiến tranh của chúng ta diễn ra trong thời gian dài, ác liệt, liên tục trên phạm vi rộng; việc chôn cất liệt sĩ, đăng ký, quản lý, lưu trữ hồ sơ về liệt sĩ, mộ liệt sĩ trong chiến tranh thiếu và thất lạc nhiều. Sơ đồ mộ chí giữa các đơn vị với các cơ quan, địa phương lưu trữ còn hạn chế. Nhân chứng ngày càng già yếu, trí nhớ giảm, mộ liệt sĩ còn lại thiếu thông tin, thông tin độ chính xác không cao. Địa hình thay đổi do quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhiều nơi bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh… nên việc tìm kiếm, quy tập ngày càng khó khăn.

Nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu của Đề án 1237, phấn đấu đến năm 2020 tìm kiếm, quy tập được 60% hài cốt liệt sĩ ở địa bàn trong nước và hoàn thành cơ bản việc tìm kiếm, quy tập ở Lào, Campuchia và ở nước ngoài. Cụ thể giai đoạn 2016-2018, mỗi năm tìm kiếm, quy tập được khoảng 3.000 hài cốt liệt sĩ; mở rộng số lượng thông tin chính xác có thể tìm kiếm, quy tập được phục vụ giai đoạn tiếp theo. Năm 2018, Ban Chỉ đạo Quốc gia về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ đặt mục tiêu hoàn thành cơ bản công tác rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sỹ; tích hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về liệt sỹ, mộ liệt sỹ; tìm kiếm, quy tập khoảng 2.000 hài cốt liệt sỹ, trong đó ở trong nước khoảng 1.200 hài cốt, ở nước ngoài khoảng 800 hài cốt; triển khai lập bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ trên phạm vi toàn quốc; phấn đấu đạt 50% địa bàn cấp xã.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.