7 mẹo thú vị giúp mẹ thấu hiểu trẻ sơ sinh đang muốn nói gì

7 mẹo thú vị giúp mẹ thấu hiểu trẻ sơ sinh đang muốn nói gì
(PLO) -Một đứa trẻ sơ sinh chưa hề biết nói gì nhưng chính ngôn ngữ cơ thể của nó thay cho những lời nói để thể hiện tâm trạng, cảm xúc và mong muốn của trẻ. 

Chắc hẳn những ngày đầu mới sinh ra các mẹ rất khó có thể hiểu được trẻ đang muốn nói điều gì với bạn, đừng quá lo lắng vì bạn sẽ đọc được suy nghĩ của trẻ bởi những mẹo đơn giản này.

1. Khua chân

Bé nhà bạn đang rất vui, và bé thể hiện bằng cách khua chân đấy. Thường thì các bé sẽ khua chân khi tắm trong bồn và khi nói chuyện với mẹ nữa.

Bạn nên làm gì?

Hãy đặt bé vào lòng và hát cho bé nghe. Vì khua chân theo giai điệu cũng làm cho bé vui hơn đấy.

2. Cong lưng

Bé cong lưng khi bị đau hoặc thấy không thoải mái. Thường là khi bé bị trớ bé sẽ cong lưng trước tiên.

Bạn nên làm gì?

Hãy giúp bé thấy thoải mái hơn. Nếu bé cong lưng khi đang bú mẹ thì có thể bé đang chuẩn bị bị trớ đấy. Đừng cố cho bé ăn nữa khi bé trớ ra hoặc khóc, hãy cố làm cho bé thấy thoải mái.

3. Đập đầu

Bé cố đập đầu xuống sàn hoặc thành của cũi khi bé thấy đau hoặc khó chịu. Bạn có thể nhận thấy bé đang khó chịu như nào qua cách bé đập đầu.

Bạn nên làm gì?

Nếu thấy bé đập đầu thường xuyên. Tốt nhất hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa, và nói cho bác sĩ biết những dấu hiệu mà bạn nhận thấy nhé.

4. Nắm tai

7 mẹo thú vị giúp mẹ thấu hiểu trẻ sơ sinh đang muốn nói gì ảnh 2

Bé thường nắm tai mình khi đang vui vẻ hoặc muốn khám phá tai mình ra sao. Bé cũng thường nắm tai khi đang mọc răng đấy. Nhưng nếu bé nắm lấy tai và khóc thì có thể tai bé đang có vấn đề.

Bạn nên làm gì?

Tham gia với bé, giúp bé định vị vị trí tai của bé ở đâu tốt hơn. Giúp bé thấy thoải hơn khi mọc răng. Và hãy đưa bé đến bác sĩ nhi để khám tai cho bé nhé.

5. Nắm chặt tay

Các bé thường nắm chặt tay thành nắm đấm. Nhưng đôi khi đó có thể cho thấy bé đang đói hoặc đang căng thẳng. Khi đói, bé sẽ dễ cáu hơn và nắm chặt tay mình.

Bạn nên làm gì?

Cho bé bú khi bé đói. Nếu bé có thói quen nắm tay sau 3 tháng tuổi thì hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa xem thế nào nhé.

6. Gặm đầu gối

7 mẹo thú vị giúp mẹ thấu hiểu trẻ sơ sinh đang muốn nói gì ảnh 3

Bé sẽ gặm đầu gối khi tiêu hoá của bé có vấn đề. Có thể là bé đang bị đường ruột hoặc táo bón.

Bạn nên làm gì?

Giúp bé thấy thoải mái hơn. Tránh dùng nhiều thức ăn tạo khí. Kiểm tra sức khoẻ của bé với bác sĩ nhi khoa. Và cho bé uống đủ nước và nước ép mận pha loãng nhé.

7. Giật cánh tay

Đây chỉ là do bé phản ứng với môi trường xung quanh thôi. Bé sẽ giật cách tay nếu như bất chợt nghe thấy tiếng động gì đó hoặc phản ứng với ánh sáng đột ngột. Bé cũng có thể giật cánh tay khi bạn đặt bé xuống sàn và bé có cảm giác mất đi sự hỗ trợ từ bạn.

Bạn nên làm gì?

Giật cánh tay là phản ứng bình thường của bé. Và động tác này sẽ không còn sau 4 tháng tuổi. Quấn bé bằng chăn hay thứ gì đó ấm áp, để bé không cảm thấy hẫng khi bạn đặt bé xuống giường nhé./.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.