600 ngày phi thường của sự đồng lòng, yêu thương, đùm bọc

Đoàn Y bác sỹ Hải Dương chụp ảnh lưu niệm trước khi chia tay TP HCM.
Đoàn Y bác sỹ Hải Dương chụp ảnh lưu niệm trước khi chia tay TP HCM.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Đợt dịch lần thứ tư đang dần được kiểm soát. Các thầy thuốc chi viện lần lượt trở về nhà với người thân. Để tri ân các y bác sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 gặp mặt đại diện lực lượng y tế tuyến đầu tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Chúng ta không được phép lơ là

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đất nước ta đã trải qua 4 đợt dịch, trong đó đợt dịch thứ 4 đang từng bước được kiểm soát. Trong bối cảnh đó, Chính phủ tổ chức buổi gặp mặt đại diện những anh chị em, y, bác sĩ từng tham gia chống dịch trong suốt 2 năm qua, dù không gặp hết được những người đã tham gia chống dịch từ Bắc chí Nam trong suốt 600 ngày vừa qua.

“Dịch bệnh tuy còn diễn biến phức tạp, khó lường và có thể xuất hiện các đợt dịch khác, các biến chủng khác, nhưng đợt dịch này đã tạm thời lắng xuống, được kiểm soát và chúng ta an tâm được phần nào. Tại cuộc gặp mặt này, chúng ta dành thời gian để ôn lại những ngày tháng khốc liệt và sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc chiến mới.

Công việc còn nhiều, các chính sách với lực lượng chống dịch đang tiếp tục được nghiên cứu, đề xuất để hoàn chỉnh, do thời gian vừa qua, chúng ta tập trung chống dịch cho nên việc hoàn thiện chính sách còn khiếm khuyết và có phần chậm trễ. Tinh thần của gặp mặt là chia sẻ khó khăn, đoán định những khó khăn sắp tới sẽ vượt qua thế nào”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Qua đại dịch, chúng ta thấy được những giá trị cốt lõi của con người

Bác sỹ Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Bệnh viện Hồi sức cấp cứu Bình Dương, cho rằng, có thể coi Covid-19 là đại dịch nguy hiểm nhất của thế kỷ 21. COVID-19 đã gây ra những ảnh hưởng ghê gớm cho mọi hoạt động của xã hội Việt Nam. Những tổn thất vô cùng to lớn mà việc khắc phục không phải một sớm một chiều. Qua dịch COVID-19, chúng ta đã thấy được những giá trị cốt lõi của con người, đó chính là sự đùm bọc, che chở nhau trong hoạn nạn và cả những tấm gương hy sinh vì dân, khiến không ai trong chúng ta không trân trọng và cảm phục.

Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chia sẻ: “Hàng trăm nghìn cán bộ, y bác sĩ, kỹ thuật viên, nhân viên y tế tại các tỉnh, thành có dịch và gần 20.000 thầy thuốc chi viện từ các đơn vị y tế tuyến trung ương và địa phương trong hơn 5 tháng qua đã kề vai sát cánh cùng các lực lượng tuyến đầu quân đội, công an và tình nguyện viên xung phong vào các điểm nóng dịch COVID-19, phát huy tinh thần trách nhiệm cao độ của người thầy thuốc, bền bỉ vượt qua khó khăn, gian khó, dũng cảm đương đầu với dịch bệnh để ngăn chặn dịch bệnh lây lan và giảm thiểu số ca tử vong.

Không thể kể hết những nỗ lực phi thường mà đội ngũ thầy thuốc đã thực hiện trong đợt dịch COVID-19 lần này. Các bệnh viện tuyến trung ương trong thời gian ngắn kỷ lục đã thiết lập các trung tâm hồi sức tích cực người bệnhCOVID-19, huy động lực lượng y tế tinh nhuệ và trang thiết bị hiện đại để giành giật sự sống cho hàng vạn bệnh nhân nặng và nguy kịch. Đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế tham gia chống dịch vừa qua đã nỗ lực gấp 2-3 lần so với bình thường.

Họ không chỉ phải vượt qua những khó khăn vì phải cứu người trong những hoàn cảnh ngặt nghèo và thiếu thốn, mà còn phải chịu nhiều áp lực rất lớn khi số lượng bệnh nhân tăng lên quá nhanh, phải giành giật sự sống cho nhiều bệnh nhân cùng lúc. Chưa kể, hàng nghìn cán bộ y bác sĩ, nhân viên y tế đã bị nhiễm COVID-19, có người đã vĩnh viễn ra đi khi vẫn đang tràn đầy hoài bão và cháy bỏng khát vọng cống hiến.

Đợt dịch lần thứ tư đang từng bước được kiểm soát, nhưng trong lúc này, các y bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy, Bạch Mai đã ngay lập tức tới Cà Mau, Thanh Hóa. Các trung tâm hồi sức tích cực của Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Trung ương Huế vẫn tiếp tục hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh tới cuối năm 2021 để sẵn sàng ứng phó với diễn biến mới. Chúng ta không được phép quên dịch COVID-19 vẫn đang còn và chúng ta không được phép lơ là, mất cảnh giác”.

“Không sợ COVID là cách sống mới”

Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Bệnh viện Hồi sức cấp cứu Bình Dương chia sẻ: Theo sự phân công của Bộ Y tế, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu được cử tham gia Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ, trong đó có tỉnh Bình Dương, nơi có rất nhiều khu công nghiệp với tỷ lệ mắc bệnh hơn 10% dân số. Khi dịch bùng phát, số lượng ca mắc trong cộng đồng tại Bình Dương tăng nhanh, những ngày đầu trung bình 300-400 ca bệnh mới, sau đó có lúc lên tới 5.000-6.000 ca mỗi ngày.

Tại buổi gặp mặt, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu đề xuất xóa bỏ các khu cách ly tập trung, các bệnh viện dã chiến; hình thành mạng lưới chăm sóc bệnh nhân tại nhà theo cấp phường xã; người mắc Covid-19 được tự chăm sóc theo bộ tiêu chí đã được Bộ Y tế ban hành; khu vực bị nhiễm có thể cách ly hẹp.

Theo bác sĩ Hiếu, nếu số lượng ca nhiễm tăng đột biến (hơn 10% số mẫu lấy ngẫu nhiên) có thể cách ly cả thôn hay xí nghiệp ấy. Đưa y tế vào bên trong để chăm sóc và theo dõi sức khỏe. Các ca tăng nặng, bệnh nền không ổn định hay người chưa tiêm có thể đưa sớm vào bệnh viện điều trị. Chiến lược này có thể áp dụng cho tất cả các địa phương tỷ lệ tiêm chủng cao như TP HCM, Bình Dương, Hà Nội...

Bác sĩ Hiếu cũng đề xuất tách đôi bệnh viện với 2 lối đi riêng biệt cho người nhiễm hoặc không nhiễm SARS-CoV-2; xác định bằng test nhanh sàng lọc. Người nghi nhiễm cần khẳng định bằng PCR ở vùng đệm, nếu chắc chắn âm tính sẽ đưa vào khu điều trị thông thường. Xét nghiệm ngẫu nhiên mẫu đại diện cần làm thường xuyên cho nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà của họ nhằm tránh bỏ sót các ổ dịch trong bệnh viện.

Và khu điều trị COVID-19 nên chia làm 3 tuyến: Hồi sức cấp cứu, Điều trị bệnh mức độ vừa và khu hậu COVID-19. Ngay khi các ca đã có xét nghiệm âm tính cần chuyển ngay sang tầng hậu COVID-19 để chăm sóc điều trị như bệnh nhân thông thường. Khu điều trị cần đảm bảo có đầy đủ oxy hóa lỏng, trang thiết bị, thuốc, vật tư và nhân lực.

Theo bác sỹ Hiếu, đây là việc cần làm lâu dài không chỉ dưới hình thức tạm bợ, dã chiến. Bộ máy nhân sự cần được chính thức bổ nhiệm, chế độ lương thưởng rõ ràng. Thuốc và vật tư, trang thiết bị, chi phí điều trị cũng vậy, cần danh sách cụ thể, mua sắm, cơ chế chi trả rõ ràng tường minh để nhân viên y tế yên tâm làm việc.

Bác sĩ Hiếu cũng cho rằng, cần đưa y tế tư nhân vào cuộc; cho phép bệnh viện tư thu phí dịch vụ như TP HCM đã triển khai; quản lý người nhiễm theo các bác sĩ phòng mạch; thành lập các chuyên khoa như COVID sản khoa, nhi khoa, lão khoa... để y tế tư nhân phát triển tạo thương hiệu của chính mình. Đồng thời, rà soát việc tiêm vaccine cũng là một trong những vấn đề được bác sĩ Hiếu đề xuất. Theo bác sĩ Hiếu, chúng ta cần sẵn sàng có kế hoạch tiêm cho trẻ từ 12-18 tuổi khi được hướng dẫn. Tiêm cho các công nhân, người lao động phổ thông nếu đến sống, làm việc tại Bình Dương.

Cùng với đó là tổ chức lại khu nhà ở cho công nhân và người lao động nhập cư. Nên sắp xếp cho những người làm cùng bộ phận được ở cùng nhau. Khi phát hiện ca dương tính, chính quyền hỗ trợ cho khu nhà trọ để người nhiễm có thể ở riêng biệt, cách ly. Khuyến khích tự test để phát hiện sớm, bảo đảm sức khỏe của mình và cộng đồng. Đồng thời, bác sỹ Hiếu nhấn mạnh: “Không sợ COVID-19 là cách sống mới mà chúng ta cần chấp nhận. Nếu tỷ lệ tử vong trong số người đã tiêm phòng như cúm mùa vậy sao ta phải sợ. Giảm tối đa các ca tử vong là nhiệm vụ của chúng tôi”.

Theo bác sĩ Hiếu, sau những ngày vừa qua, bài học lớn nhất là chúng ta phải nâng cao chất lượng y tế cơ sở. Trước đây, chúng ta chú trọng phát triển các kỹ thuật cao ở bệnh viện Trung ương, tuyến tỉnh. Tuy nhiên, trong đại dịch mới thấy hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt là tuyến huyện còn một số bất cập, cụ thể là nhân lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men.

Đại dịch có quá nhiều thứ xấu mà ai cũng nói đến nhưng theo tôi nó như một cơn mưa rào gột sạch sơn son thiếp vàng của nhiều bộ phận trong xã hội ngày nay”, bác sỹ, đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu bày tỏ.

Cần đầu tư xứng đáng cho ngành y tế, thầy thuốc!

Ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thay mặt cử tri, nhân dân cả nước gửi lời tri ân sâu sắc tới lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch, trong đó có các thầy thuốc.

Ông cho biết, đã đến tâm dịch Bắc Giang, Bắc Ninh, TP HCM, Bệnh viện dã chiến số 13, nơi giám đốc bệnh viện cạo trọc đầu để thuận tiện hơn khi làm việc. Ông cũng từng gặp mặt đại diện 3.000 bác sĩ xung phong chi viện cho TP HCM. Có những bác sĩ đi xe máy vượt hàng nghìn km, tình nguyện vào chăm sóc cho bệnh nhân tại Bình Dương.

Ông Đỗ Văn Chiến khẳng định: “Trong thời gian cam go vừa qua, các thầy thuốc không chỉ có bàn tay vàng, trái tim nhân hậu mà còn có thần kinh thép để cùng đất nước vượt qua đại dịch. Tôi rất thấm thía, COVID-19 là thảm họa của thế giới, gây tổn thất nặng nề cho nhân dân, đất nước ta nhưng cũng giúp chúng ta nhìn nhận thấu đáo nhiều vấn đề mà bình thường chúng ta không nhận ra. Đề nghị thời gian tới, cần có đầu tư xứng đáng hơn cho ngành y tế để các thầy thuốc có điều kiện phục vụ nhân dân tốt nhất”...

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.