6 bài thuốc trị ho có tác dụng với tất cả mọi người

Lá diếp cá chữa ho cực tốt
Lá diếp cá chữa ho cực tốt
(PLO) - Thời tiết giao mùa là thời điểm mà chúng ta dễ bị ho nhất. Những cơn ho kéo dài, khiến cho chúng ta vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Hãy thử áp dụng các bài thuốc dân gian rất hiệu quả và dễ làm. 

1. Chanh đào ngâm mật ong.

Theo kinh nghiệm từ xa xưa, thì chanh đào mật ong có tác dụng rất hữu hiệu trong việc chữa ho. Tuy nhiên bài thuốc trị ho này không nên áp dụng cho trẻ dưới 3 tuổi bởi mật ong có thể ảnh hưởng tới hệ hô hấp và tiêu hóa của trẻ. Mỗi ngày bạn có thể dùng 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.

Cách ngâm chanh đào mật ong được các bà nội trợ thường áp dụng như sau: Tỷ lệ chanh đào, mật ong và đường phèn là 1:1:0,5; cứ 1kg chanh thì dùng 1 lít mật ong và 0,5 kg đường phèn. Chú ý chúng ta nên dùng mật ong rừng không nên dùng mật ong được nuôi công nghiệp.

trị ho bằng chanh đào ngâm mật ong
Trị ho cực tốt bằng việc sử dụng chanh đào ngâm mật ong

Cách làm: Chanh đào mua về thì ngâm với nước muối khoảng 30 phút, sau đó bỏ cuống cắt thành lát mỏng. Dùng 1 lọ thủy tinh để ngâm, cứ 1 lớp chanh đào thì rắc 1 lớp đường phèn, cuối cùng thì đổ mật ong lên hỗn hợp chanh đường phèn. Dùng vỉ nén chặt lên trên bề mặt để tránh không cho chanh nổi lên, đậy nắp thủy tinh lại. Bảo quản nơi thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

Chanh đào mật ong rất dễ bảo quản và bảo quản được lâu, do đó đến mùa chanh đào các mẹ nên làm sẵn dự trữ 1 bình cho gia đình mình khi cần để sử dụng.

2. Chữa ho bằng lá xương sông.

Bài thuốc này cũng được dân gian sử dụng nhiều. Tuy nhiên nó có vị đắng hơi khó uống, vì vậy không nên cho trẻ nhỏ sử dụng bởi thường trẻ sẽ sợ và uống vào hay bị nôn trớ. Xương sông trong Đông y gọi là hoạt lộc thảo nó vừa là cây gia vị trong các món ăn vừa dùng làm bài thuốc chữa ho rất hiệu quả.

Cách làm: ngắt những búp non của xương sông hấp cách thủy hoặc có thể kết hợp xương sông với lá hẹ rửa sạch, thái nhỏ trộn với đường hấp cách thủy. Uống ngày 3 lần, mỗi ngày uống khoảng 1 chén 100ml.

3. Mật ong hấp gừng.

Bài thuốc này là sự kết hợp giữa gừng, mật ong có thể kết hợp thêm vỏ quýt, vỏ chanh hoặc cam.

Cách thứ nhất: bạn có thể dùng 5 đến 10g mỗi loại vỏ quýt, vỏ gừng, vỏ chanh hoặc cam cùng với 3g quả ô mai và 30g mật ong, hấp cách thủy sau đó lấy nước uống trong ngày.

Cách thứ 2: cách này đơn giản và vẫn được dân gian thường xuyên sử dụng và cho kết quả hữu hiệu. Đó là dùng củ gừng nhỏ, nướng cho cháy sém, để nguội lột vỏ, giã nhỏ cho ra nước sau đó trộn với 1 ít mật ong. Dùng nước mật ong khi còn nóng còn gừng thì ngậm như ngậm mứt. Với trẻ em không ngậm được gừng thì nên giã nhỏ gừng rồi chế thêm 1 ít nước sôi vào để cho gừng tan ra, sau đó bỏ bã hòa với 1 chút mật ong rồi cho trẻ uống.

4. Chữa ho với quả quất.

Đây là bài thuốc chữa ho khá phổ biến được nhiều người biết đến. Chỉ đơn giản bằng cách cắt đôi quả quất chín, rồi rắc một ít đường phèn lên hấp cách thủy, sau đó uống nước và ăn nguyên quả. Hoặc bạn có thể thay thế đường phèn bằng mật ong cũng phát huy hiệu quả không kém. Mỗi ngày nên kiên trì uống từ 2-3 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê.

5. Mật ong hấp tỏi.

Cách làm: Chuẩn bị 4 đến 5 nhánh tỏi, đập dập, trộn đều mật ong, đem hấp cách thủy tới khi ngửi thấy mùi tỏi hăng hắc là được. Để nguội, uống từ 2 đến 3 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê. Mật ong khi hấp cùng với tỏi làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng.

Có thể làm tương tự cách trên với các nguyên liệu khác như: cánh hoa hồng, rễ chanh, lá húng chanh, quả phật thủ, hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô, hành hoa… Tùy theo những nguyên liệu có sẵn trong mỗi gia đình mà sử dụng để chế biến.

Trường hợp không có các nguyên liệu phối hợp, có thể dùng mật ong nguyên chất. Khi dùng cho trẻ dưới 1 tuổi, nên hấp mật ong trước khi dùng.

6. Bài thuốc trị ho bằng rau diếp cá.

Rau diếp cá là loại rau được sử dụng nhiều trong các món ăn. Ngoài ra theo Đông y thì rau diếp cá có tính mát vị cay, tanh có tác dụng làm thuốc chữa bệnh như chữa chốc đầu, ghẻ lở, đau răng và đặc biệt có tác dụng rất tốt trong vấn đề trị gió, ho khan có đờm.

Cách chữa ho bằng rau diếp cá được dân gian lưu truyền như sau: Rau diếp cá rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn, sau đó, đun sôi và giảm nhỏ lửa. Tiếp tục đun trong khoảng 20 – 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Bắc ra, để nguội, lọc lấy nước cho bé uống. Có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần, uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.