5 tuổi đã cô đơn vì... tiền

Trong xã hội hiện đại, dưới những mái nhà tưởng như bình yên, có những đứa trẻ bỗng nhiên “mồ côi” ngay trong tổ ấm của chính mình. Và, phía sau đó là những nỗi đau chẳng thể ngờ tới…

Trong xã hội hiện đại, dưới những mái nhà tưởng như bình yên, có những đứa trẻ bỗng nhiên “mồ côi” ngay trong tổ ấm của chính mình. Và, phía sau đó là những nỗi đau chẳng thể ngờ tới…

Tự kỷ vì… tiền
Hàng xóm nhà anh Tuân không hề ngạc nhiên khi cả tháng, thậm chí lâu hơn không nhìn thấy mặt vợ chồng anh. Chồng làm cho một công ty chứng khoán, công việc bận bù đầu, chị Chi vợ anh làm bác sĩ ở một bệnh viện đầu ngành. Họ có một cô con gái, chuẩn bị thi vào đại học.
Gia đình anh chị thuộc loại khá giả, hầu như không phải lo nghĩ gì đến kinh tế, nhưng không hiểu sao chị Chi vẫn mê mải kiếm tiền. Làm việc ban ngày ở bệnh viện chưa đủ, tối đến cứ có bệnh nhân gọi đi khám là chị tất bật xách xe đi, không ngó ngàng gì đến chồng con và việc nhà. Và điều gì đến đã phải đến, mỗi người đều có cuộc sống riêng của mình, họ bỗng trở nên xa lạ ngay trong chính ngôi nhà của mình… 
Hình chỉ mang tính minh họa
Hình chỉ mang tính minh họa
Trường hợp của Lâm Nhi lại khác. Bố mẹ Nhi buôn bán, thường xuyên phải đi theo xe áp tải hàng về các tỉnh. Cuộc sống của Nhi bị khoán trắng cho osin từ A đến Z. Hàng tháng, vợ chồng anh Quý đưa tiền cho osin - số tiền đủ để hai người chi tiêu rủng rỉnh trong cả tháng.
Và rồi, những khi họ ở nhà con bé cũng chẳng quan tâm, hình như nó không có khái niệm cần bố hay mẹ, luôn lủi thủi chơi một mình. Sở thích của nó là chui vào góc nhà, có hôm còn vệ sinh ngay tại chỗ và ngồi say mê... nghịch. Gần 3 tuổi, trong lúc những đứa trẻ khác đã nói luôn mồm thì Lâm Nhi vẫn chỉ bập bẹ được mấy từ “ê, a”, nhận thức rất chậm.
Thấy con có những biểu hiện không bình thường, đưa Lâm Nhi đến bác sĩ, vợ chồng anh Quý mới té ngửa ra khi biết đó là những biểu hiện của bệnh tự kỷ, do đứa trẻ sống thiếu sự quan tâm của gia đình. 
Gửi trứng cho ác
Tại các trung tâm tư vấn, không ít những câu chuyện đau lòng như câu chuyện  dưới đây: “Bố mẹ tôi theo nghề buôn bán nên kinh tế gia đình cũng khá giả. Khi tôi khoảng 5 - 6 tuổi, bố mẹ tôi đi buôn chuyến có khi vắng nhà hàng chục ngày nên cũng phải thuê vài người giúp việc và phó mặc toàn bộ việc trông nom nhà cửa, quản lý con cái, chăm sóc vườn tược cho những người đó.
Trong số những người giúp việc có bác Thơm là được bố mẹ tôi quý nhất và coi như người nhà, vì bác là người có trách nhiệm trực tiếp chăm lo cho anh em tôi từ việc ăn ngủ đến học hành. 
Cũng có lúc bận việc gia đình hay phải đi đâu đó, bác Thơm lại giao cho chồng là bác Phong trông nom chúng tôi. Anh tôi rất tự lập nên chỉ cần thi thoảng để mắt trông chừng, còn tôi là con gái nhõng nhẽo hơn nên bác Phong thường phải bế ẵm dỗ dành. Bác Phong thường làm ngựa cho tôi cưỡi, bế bổng tôi lên và hay cọ râu vào má, vào cổ làm tôi cười khanh khách...
Một ngày khi chỉ có hai bác cháu ở nhà, bác Phong vẫn bế tôi như mọi khi, nhưng tôi nhớ rất rõ lúc ấy bác ôm siết tôi rất mạnh. Tôi khó chịu và khóc, bác dỗ dành: “Đây, bác cho cái này mà chơi”, rồi bác cầm tay tôi đặt vào “chỗ kín” của bác. Tôi vẫn khóc, còn bác cứ giữ chặt tay tôi và làm điều bác ấy muốn... Chuyện ấy không chỉ xảy ra một lần, bố mẹ tôi không hề hay biết mà tôi cũng không dám kể vì sợ bị mắng. Mặc dù còn rất nhỏ, nhưng tôi cũng đã biết xấu hổ.
Một thời gian sau gia đình tôi chuyển lên thành phố, tôi rời quê hương với rất nhiều ký ức, trong đó có cả “trò chơi” mà bác Phong đã dùng để dỗ dành mình. Thật may mắn vì tình cờ có việc chuyển nhà mà tôi sớm được “cách ly” khỏi sự nguy hiểm ấy…”.
Giấc mơ của kẻ dạt vòm
“Con chưa biết mình sẽ tiếp tục sống ra sao trong một gia đình mà không thấy ai yêu thương mình nữa. Đã có lúc con muốn ngủ một giấc thật dài để không bao giờ phải tỉnh lại” - những dòng nhật ký mà Thanh viết ra ướt đẫm nước mắt khi bố mẹ cậu quá mải mê với việc làm ăn, khi cậu bắt đầu cảm thấy mình bị bỏ rơi. Để quên đi cuộc sống buồn chán hiện tại, Thanh thường xuyên nói dối cần tiền đóng học để vào các quán internet, điện tử hoặc nhậu nhẹt với bạn bè... “xả buồn”.
Bất cứ điều gì cậu muốn, chỉ cần nói ra là bố mẹ cậu sẵn sàng đáp ứng. Đang học lớp 11, cậu đòi mua xe máy với điều kiện kèm theo là không đi xe số, chỉ đi xe ga LX hoặc Dylan. Thay vì khuyên bảo con cố gắng học tập, chờ đến khi đủ tuổi đi xe gắn máy, bố mẹ cậu lại móc hầu bao mua luôn cho con. Chính vì được nuông chiều thái quá, bố mẹ ít quan tâm đến cuộc sống của con đã biến Thanh từ một cậu bé tình cảm thành một người hay đòi hỏi, đua đòi, a dua theo bạn bè.
Đau lòng hơn phải kể đến trường hợp của Hoàng Minh, cũng vì thiếu sự quan tâm của bố mẹ đã bập vào hút, chích, và thường xuyên “dạt vòm”, thậm chí sống bầy đàn ngoài sức tưởng tượng. Đến khi gia đình phát hiện ra, đồ đạc trong nhà dần đội nón ra đi thì cậu đã nghiện nặng.
Thương con, bố mẹ cậu đồng ý cho con vào trại cai nghiện, hy vọng còn có thể cứu vãn được tương lai của Minh. Mẹ Minh kể, có lần vào thăm con, nó ôm chầm lấy mẹ khóc và tỉ tê rằng, con đã từng mong bố mẹ thường xuyên hỏi thăm, an ủi, động viên con, mong bố mẹ không bồ bịch, không cãi vã, đánh lộn để có một gia đình hạnh phúc nhưng tất cả những điều đó chỉ là... mơ.

Khi vật chất không còn giá trị

Lý giải cho sự kiếm tiền, nhiều phụ huynh cho rằng muốn cho con tất cả những gì mà tuổi thơ họ mong muốn. Thế nên, khi con cái được hưởng những điều kiện tốt nhất về vật chất nên phải có nghĩa vụ học giỏi, ngoan ngoãn. Nhưng thực tế không hẳn là như vậy khi chúng hoàn toàn lạc lõng, đơn độc. Kỳ vọng quá nhiều vào con nên họ không bao giờ hài lòng với sự cố gắng của đứa trẻ, sẵn sàng xỉ vả khi đứa trẻ không đáp ứng được mong muốn của mình. 

Theo ông Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ LĐTB&XH, phương pháp giáo dục của nhiều bậc cha mẹ hiện nay có vấn đề, khi mang nặng tính áp đặt, ít quan tâm chia sẻ suy nghĩ của trẻ. Cũng có nhiều bậc cha mẹ mải mê kiếm tiền, giao phó việc chăm sóc con cái cho người giúp việc, vô tình làm khoảng cách tình cảm với con ngày càng xa mà không biết.

Những cách giáo dục như vậy đều không đúng, dễ dẫn đến việc con cái bị các sang chấn về tâm lý, lâu dần gây ra những rối loạn về sức khỏe tâm thần. Ở các nước tiên tiến, vấn đề dạy phương pháp làm cha mẹ, cách giáo dục con được quan tâm.

Bên cạnh đó, còn có những khóa học trang bị kiến thức làm cha mẹ, có cả hệ thống cán bộ tư vấn tâm lý, tham vấn cộng đồng và cán bộ xã hội để hỗ trợ cho việc nuôi dạy, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đây là cách làm mà Việt Nam nên nghiên cứu, áp dụng. 

Các chuyên gia tâm lý cũng cho rằng, trong xã hội hiện đại, đa số các bậc phụ huynh đều quá bận rộn với chuyện mưu sinh. Điều này đã tạo ra khoảng cách ngày càng xa giữa các thành viên trong gia đình. Những đứa trẻ phải sống trong ngôi nhà không... bình yên, nơi bố mẹ chỉ mải mê với chuyện kiếm tiền, bỏ mặc con cái, không quan tâm, chăm sóc con ngày càng nhiều thêm.

Điều này không chỉ nguy hại với những đứa trẻ mà còn đe dọa đến tính bền vững của mỗi gia đình khi không có được sự ấm áp - nền tảng cần thiết để níu giữ, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Đến khi mọi chuyện xảy ra, có ân hận thì cũng đã muộn vì những mong muốn về tiền bạc, địa vị có thể đã đạt được nhưng không thể bù đắp cho con thời gian đã mất và những tổn thương mà đứa trẻ phải mang theo suốt cuộc đời.

Hà My 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.