5 kịch bản cho biển Đông

5 kịch bản cho biển Đông
(PLO) -Với bối cảnh hiện nay, chúng tôi cho rằng có năm kịch bản cho tranh chấp Biển Đông trong 10 năm tới.

TQ không đưa được chứng cứ nào
Trước luật pháp quốc tế, chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý là yếu tố thuyết phục nhất.
Tuy nhiên, chuyên gia luật pháp quốc tế cũng nhận định, trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ, trên đất liền hay trên biển, khả năng để các bên có chứng lý lịch sử có giá trị pháp lý không cao.
Theo Nuno Sergio Marques Antunes, chuyên gia Bồ Đào Nha về tranh chấp hàng hải quốc tế, “tranh chấp dựa duy nhất trên lập luận pháp lý ... tương đối hiếm. Tuyệt đại đa số các cuộc tranh chấp lãnh thổ thiếu lập luận pháp lý có ý nghĩa. Trong phần lớn các trường hợp, những lập luận không mang tính pháp lý nổi bật hơn”.
Mỗi bên trong tranh chấp lãnh thổ phải tận dụng tất cả chứng cứ nghiêm túc bất kể hình thức nào, như Brian Taylor Sumner, chuyên gia Mỹ về luật pháp quốc tế khẳng định bao gồm 9 loại khác nhau, trong đó có chứng cứ lịch sử.
Chứng cứ lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa của Trung Quốc, dựa vào cổ sử hay ngay cả dựa vào các sự kiện xảy ra trong 60 năm qua chứa đựng nhiều sai lầm, lắm lúc với chủ đích để đánh lừa dư luận.
Trong khi một số học giả phương Tây, do dựa vào một phần hay toàn phần cổ sử của Trung Quốc, để đưa quan điểm thuận lợi cho nước này, giới nghiên cứu của Việt Nam đã phân tích những thiếu sót nghiêm trọng trong cổ sử Trung Quốc về chủ quyền Hoàng Sa- Trường Sa của Trung Quốc.
Trong tác phẩm tiếng Anh xuất bản cuối năm 2013, Wu Shicun sử dụng các lập luận sau để biện minh cho đòi hỏi chủ quyền biển đảo trên Biển Đông. Trung Quốc là nước khám phá, nước đặt tên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, nước nhận triều cống từ phong kiến Việt Nam, VNDCCH từng công nhận chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa thuộc Trung Quốc, CHXHCNVN chỉ kế thừa duy nhất từ VNDCCH, v.v.
Thử xem các lập luận này có giá trị đến đâu?
Trước tiên, nếu cho rằng Trung Quốc là nước khám phá hay nước đặt tên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa nên có chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, thì lập luận này không thỏa mãn các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế về quyền chiếm hữu đề cập ở trên.
Đồng thời, do là nước nhận triều cống từ phong kiến Việt Nam cho đến năm 1885, nên có chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa bị bác bỏ dựa trên chứng cứ lịch sử và dựa trên vụ kiện giữa Pháp và Anh về khu vực Minquiers-Ecrehos.
Lập luận nữa cho rằng, do VNDCCH từng công nhận chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa thuộc Trung Quốc và do CHXHCNVN chỉ kế thừa duy nhất từ VNDCCH nên Trung Quốc có chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, bị bác bỏ, dựa trên sự không thích ứng của nguyên tắc ngăn chặn (estoppel), quyền kế thừa của quốc gia theo luật pháp quốc tế và chứng cứ lịch sử trong quan hệ quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn 1954-1976.
Ngoài thoả mãn hai tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế trước thời điểm của Công ước Berlin, chứng cứ lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam trong tư liệu cổ phương Tây, trong hơn 200 năm từ đầu thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX đặc biệt thoả mãn tiêu chuẩn nêu lên trong Công ước năm 1885 về nhận thức của cộng đồng thế giới đối với chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Trái lại, cho đến ngày nay, Trung Quốc không trình bày được chứng cứ lịch sử nào thuận lợi cho đòi hỏi chủ quyền của họ từ nguồn tư liệu cổ phương Tây trước thế kỷ XX.
Trung Quốc đề cập đến hai sự kiện: Kuo Sung-tao, Đại sứ Trung Hoa đầu tiên ở Anh vào khoảng năm 1876-1877 tuyên bố Hoàng Sa thuộc Trung Hoa, và Trung Hoa phản đối và ngăn chặn đoàn khảo sát Đức thực hiện công tác đo đạc ở Hoàng Sa và Trường Sa năm 1883.
Bên cạnh không có tư liệu độc lập kiểm chứng tính chính xác về tuyên bố của Kuo Sung- tao. Thực tế cho thấy năm 1885, Đức phổ biến bản đồ chi tiết khu vực Hoàng Sa mà họ đã khảo sát trong các năm 1881-1883.
So sánh với Trung Quốc, chứng cứ lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam rõ ràng, vững chắc hơn.
Tuy nhiên, do sự gián đoạn gần 20 năm trong nỗ lực nghiên cứu chủ quyền và giới thiệu nghiên cứu chủ quyền trước dư luận thế giới, và nhằm đảm bảo tính khoa học và nghiêm túc của nó, hồ sơ chứng cứ chủ quyền của Việt Nam còn cần sự quan tâm của giới chuyên gia và nghiên cứu, như người viết đề nghị năm 2011:
“Để khắc phục thiếu sót trong quá khứ, và để loại bỏ lỗ hổng trong lập luận chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, nhà nước Việt Nam nên khẩn trương hỗ trợ giới nghiên cứu (độc lập cũng như trực thuộc bộ máy chính quyền), thúc đẩy tham khảo tư liệu ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia và từ các nguồn khác (kể cả ngoài nước), chuyển dịch những nghiên cứu đúng đắn từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài (cụ thể như tiếng Anh, tiếng Hoa), tư vấn chuyên gia ở ngoài nước về giải quyết tranh chấp lãnh thổ, đào tạo lớp người trẻ với chuyên môn nghiệp vụ cao, v.v.
 
5 kịch bản
Vào cuối tháng 9 năm 1975, trong cuộc họp giữa lãnh đạo hai nước, khi Bí thư Thứ nhất đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn nêu vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa, Phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình thừa nhận có tranh chấp và đề nghị hai nước thảo luận sau. Nhưng, sau gần 40 năm, tranh chấp vẫn chưa được giải quyết rốt ráo.
Với bối cảnh hiện nay, chúng tôi cho rằng có năm kịch bản cho tranh chấp Biển Đông trong 10 năm tới:
Kịch bản thứ nhất, Trung Quốc sử dụng vũ lực để đánh chiếm một phần hay toàn bộ quần đảo Trường Sa, nhằm “giải quyết vấn đề tranh chấp và xác lập chủ quyền ở những hòn đảo và vùng lãnh hải trước năm 2020” như học giả Trung Quốc khẳng định và các nguồn thông tin khác cho biết.
Trong tranh chấp biển đảo, Trung Quốc từng sử dụng vũ lực với Đài Loan vào thập niên 1950, và sử dụng vũ lực với Việt Nam vào thập niên 1970 và thập niên 1980.
Cuộc phiêu lưu quân sự mới của Trung Quốc ở Trường Sa, nhằm kiểm soát toàn bộ các đảo, đá trong phạm vi “đường lưỡi bò”, sẽ gây mất an ninh, ổn định trên Biển Đông, ảnh hưởng đến lưu thông hàng hải của Mỹ, Nhật, Ấn Độ, v.v.
Không ai ngạc nhiên với nhận định là Trung Quốc đã theo sát diễn biến ở Ukraine và Crimea để đánh giá phản ứng và biện pháp đối phó của Mỹ và Liên hiệp Châu Âu đối với Nga.
Tuy nhiên, do khác biệt lớn với sự sáp nhập của Crimea vào Nga, kịch bản này đưa đến hậu quả kinh tế, quân sự, chính trị, v.v. có khả năng cao nằm ngoài mức dự đoán của lãnh đạo Trung Quốc.
Kịch bản thứ hai, Trung Quốc đồng ý để các toà án quốc tế giải quyết tranh chấp Biển Đông. Do sự yếu kém của Trung Quốc trong chứng cứ lịch sử và pháp lý về chủ quyền, do hành động sử dụng vũ lực năm 1974 và 1988 để chiếm đóng các đảo, đá ở Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam, và do chưa hội đủ điều kiện thuận lợi cho nguyên tắc “quieta non movere”, Trung Quốc phản đối luật hoá hay quốc tế hóa vấn đề biển Đông, kiên trì với chủ trương “đàm phán song phương”, “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Hơn ai hết, Trung Quốc hiểu rõ rằng họ mất nhiều hơn được khi phải đối diện với các toà án quốc tế.
Kịch bản thứ ba, Trung Quốc không sử dụng vũ lực nhưng tiếp tục chiến thuật kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Dựa trên các nguyên tắc đã nêu lên trong luật pháp quốc tế, Trung Quốc củng cố vị trí của họ trên Biển Đông nhằm chiếm đóng vĩnh viễn các đảo hiện đang kiểm soát bất hợp pháp. Đây là kịch bản thuận lợi cho Trung Quốc và bất lợi cho Việt Nam, nếu Việt Nam không sử dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc trong thời gian tới.
Thực tế cho thấy Trung Quốc đã thành công trong hơn 20 năm qua khi áp lực nước có tranh chấp với Trung Quốc thực hiện “đối thoại hoà bình”, cho đến khi Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc ra Toà án Trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS đầu năm 2013.
Kịch bản thứ tư, Trung Quốc đẩy mạnh chiến thuật “tằm ăn dâu” trên Biển Đông. Họ tiếp tục hành xử chủ quyền ở các khu vực đang chiếm đóng bất hợp pháp, biến khu vực không tranh chấp thành khu vực tranh chấp, áp lực nước có tranh chấp với Trung Quốc thực hiện “đối thoại hoà bình” hay đi theo chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” ở khu vực “tranh chấp” mới.
Kịch bản này giúp cho Trung Quốc mở rộng ranh giới “đường lưỡi bò” nhưng họ không thể dự đoán được mọi phản ứng, bao gồm khả năng xung đột quân sự có giới hạn, với thành viên khối ASEAN, với Mỹ hay các đồng minh khác của Mỹ.
Kịch bản này bất lợi trên nhiều mặt cho Việt Nam. Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.200 km để kiểm soát, các đảo của Việt Nam hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp sẽ trở thành vĩnh viễn của Trung Quốc, khu vực thuộc EEZ của Việt Nam, trở thành khu vực “tranh chấp” với Trung Quốc, nếu Việt Nam không sử dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc trong thời gian tới.
Kịch bản thứ năm, Trung Quốc đàm phán nghiêm chỉnh với Việt Nam (và với các nước ASEAN có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc) để giải quyết tranh chấp Biển Đông. Đây là kịch bản thuận lợi nhất cho Việt Nam và các nước khác nhưng bất lợi cho tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Các sự kiện liên quan đến Biển Đông từ đầu năm 2013 cho đến hôm nay cho thấy tình hình không cho phép Việt Nam chần chừ, trì hoãn trong nỗ lực giải quyết tranh chấp biển đảo với Trung Quốc tận gốc rễ.
Còn nữa...
Theo Thái Văn Cầu
Vietnamnet
(Tác giả là Chuyên gia Khoa học Không gian, sống tại Mỹ)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.