4 phiên xét xử vẫn chưa làm rõ sự thật

Sau khi cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm, Cơ quan Điều tra cho lấy lại lời khai của những người liên quan trong vụ án. Tuy nhiên, những lời khai này đều mâu thuẫn nhau, điều đáng nói là bị cáo trong vụ án này cũng phủ nhận. Ấy vậy mà Cơ quan Điều tra vẫn không cho đối chất nhằm làm sáng tỏ vụ án. Chính vì vậy, qua 4 phiên tòa xét xử, đâu là sự thật vụ án vẫn chưa được làm rõ.

Sau khi cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm, Cơ quan Điều tra cho lấy lại lời khai của những người liên quan trong vụ án. Tuy nhiên, những lời khai này đều mâu thuẫn nhau, điều đáng nói là bị cáo trong vụ án này cũng phủ nhận. Ấy vậy mà Cơ quan Điều tra vẫn không cho đối chất nhằm làm sáng tỏ vụ án. Chính vì vậy, qua 4 phiên tòa xét xử, đâu là sự thật vụ án vẫn chưa được làm rõ.

Tới đây, vụ án tiếp tục được cấp sơ thẩm xét xử lần 3, dư luận chờ các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm sẽ khắc phục những vi phạm tố tụng mà Tòa cấp phúc thẩm chỉ ra…

Bị cáo Lê Văn Thôi khi được ôm hôn con gái tại phiên tòa phúc thẩm lần 2.
Bị cáo Lê Văn Thôi bên con gái tại phiên tòa phúc thẩm lần 2.

Đụng “ổ kiến lửa”?

Theo kết luận của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre: Chiều 16/9/2009, khi đi ngang qua mảnh vườn của mình, bà Lê Thị Ngọc Thúy (SN 1971, ngụ xã An Phú Trung, huyện Ba Tri) phát hiện người của gia đình bà Phạm Thị Huê đào đất và nhổ hàng rào nên bà Huê bức xúc la lối. Đáp lại, người nhà bà Huê cũng to tiếng và đuổi đánh bà Thúy. Lê Văn Thôi (em ruột của bà Thúy) đi làm về thấy chị mình đang khóc, sót của than vãn, Thôi khuyên chị Thúy bỏ qua, có chuyện gì nhờ chính quyền địa phương giải quyết, rồi hai chị em cùng trở về nhà.

Chiều cùng ngày, Thôi tiếp tục qua động viên nhưng bà Thúy không ở nhà, người nhà cho biết Thúy tiếp tục sang nhà bà Huê. Thôi về nhà lấy xe gắn máy chạy theo chị Thúy để can ngăn. Trên đường đi, Thôi gặp Phạm Quốc Phong (SN 1989) , Phong hỏi Thôi đi đâu thì Thôi nói đi theo chị Thúy qua chổ đất tranh chấp.  Nghe vậy, Phong cũng đi theo và rũ thêm Trần Thanh Tuấn (SN 1989), Lê Minh Hoàng (SN 1989) cùng đi.

Đến nơi, thấy chị Thúy đang phân bua qua lại với người nhà bà Huê, Thôi đứng ngoài nói "hồi chiều đứa nào đòi đánh chị tao ngon thì ra đây". Một lúc sau, Nguyễn Sơn Tùng (SN 1983, cháu ngoại bà Huê) xông ra khỏi nhà chửi lại, Thôi xô cửa rào chạy vào sân và lấy cây ở hàng rào đánh vào người Tùng, Tùng bỏ chạy về kể lại với cha và chú của mình là ông Nguyễn Tấn Bình, Nguyễn Tấn Định biết để tổ chức chuẩn bị hung khí đánh trả lại.

Thôi tiếp tục điều khiển xe máy chở Phong, khi đến nhà ông Định thì bị nhóm người nhà ông Định dùng đòn gánh đánh tấn công Phong té ngã. Thấy phía nhà ông Định đông người nên Thôi tháo chạy thì bị Tùng kéo xe lại. Lúc này, bà Võ Thị Lức (vợ của ông Bình) thấy Phong cầm dao rượt đuổi ông Định nên bà túm cổ áo Thôi kéo lại nhưng Phong vẫn kéo bừa bà Lức chạy theo hướng ông Định.

Trong lúc hai bên ẩu đả, Phong bị đa chấn thương, ông Định bị thương ở tay do vật sắc tạo ra, với tỷ lệ thương tật là 46%. Thôi bị Cơ quan Điều tra khởi tố về tội “Cố ý gây thương tích”. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, Thôi khai có đến khu vực xảy ra sự việc tranh chấp để bảo vệ cho bà Thúy, chứ không thừa nhận sử dụng dao chém ông Định.

Cấp sơ thẩm vi phạm tố tụng

Sau khi Viện kiểm sát Nhân dân cùng cấp phê chuẩn, TAND huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre tuyên phạt bị cáo Lê Văn Thôi 5 năm tù về tội ”Cố ý gây thương tích”. Không đồng tình, Lê Văn Thôi kháng cáo. TAND tỉnh Bến Tre xét xử phúc thẩm quyết định hủy án sơ thẩm của TAND Huyện Ba Tri, giao toàn bộ hồ sơ cho Viện kiểm sát Nhân dân huyện Ba Tri điều tra lại theo thủ tục chung.

Theo Tòa cấp phúc thẩm, ”trong quá trình điều tra, cấp sơ thẩm chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về tố tụng hình sự... Cơ quan Điều tra không tiến hành khám nghiệm hiện trường, không thực nghiệm điều tra... Do cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được”.

Kế đó, TAND huyện Ba Tri xét xử sơ thẩm lần 2, và tuyên bị cáo Lê Văn Thôi 6 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”, tức tăng một năm so với xét xử lần đầu. Thế là Lê Văn Thôi tiếp tục kháng cáo kêu oan cho rằng mình không thực hiện hành vi dùng dao chém ông Định, người dùng dao chém ông Định là Phạm Quốc Phong. Tiếp đó, TAND tỉnh  Bến Tre mở phiên tòa xét xử phúc thẩm và đưa ra nhận định: “Trong quá trình điều tra lại, lời khai của của người làm chứng và bị hại còn nhiều mâu thuẫn, nhưng Cơ quan Điều tra không cho đối chất làm rõ.

Đó là chưa nói, án sơ thẩm căn cứ vào lời khai của các người làm chứng, bà Lức, lời khai Phạm Quốc Phong và bị hại Nguyễn Tấn Định để xác định bị cáo Thôi chính là người đã thực hiện hành vi phạm tội. Trong khi đó, các lời khai của ông Định, Phong trước sau không nhất quán, chưa đủ tin cậy”. Từ đó, Tòa cấp phúc thẩm quyết định hủy bản án sơ thẩm lần 2 của TAND huyện Ba Tri cần thiết phải hủy án, trả hồ sơ cho cấp sơ thẩm điều tra lại từ đầu.

Quá nhiều lời khai mâu thuẫn

Tại phiên tòa, bị cáo Thôi khai: “Khi chạy xe đến nhà ông Phán liền bị 3– 4 người chặn đánh, bị cáo cố tình bỏ chạy nhưng bị Tùng kéo xe lại, vật bị cáo xuống đất, bà Lức kéo tay bị cáo. Thấy vậy, Hoàng giúp gỡ tay bà Lức ra và bị cáo bỏ chạy. Sau khi về nhà, bị cáo thay áo đã dính đầy bùn rồi thuê xe chở Phong đi bệnh viện.

Trong đêm nằm tại bệnh viện Phong nói với bị cáo: “Tao chém lại không biết có ai bị thương không”. Nghe vậy, bị cáo khuyên Phong nên ra trình diện chính quyền và Phong đã ra UBND xã An Phú Trung trình bày toàn bộ sự việc”.

Lời khai của Thôi là thế, nhưng không hiểu sao chi tiết này không được Cơ quan Điều tra làm rõ. Một ngày sau đó, Phong dẫn Điều tra viên về nhà thu hồi chiếc áo của Thôi (nhưng chiếc áo này cũng không có trong tang vật của vụ án). Trong khi đây là vật chứng để chứng minh cho lời khai của Thôi là có vật lộn, níu kéo với những người có mặt tại hiện trường. Điều này chứng minh Thôi không trực tiếp thực hiện hành vi gây thương tích cho bị hại – Luật sư Vũ Duyên Hoan bào chữa cho Thôi phân tích.

Theo Luật sư Hoan, tại các phiên tòa, lời khai của Phong tiền hậu bất nhất, không trả lời được các câu hỏi của Tòa, luật sư đưa ra như: Phong có tham gia đánh nhau hay không?. Theo Phong khai, chỉ bị ông Định đánh một cái vào đầu thì tại sao Phong bị đa chấn thương?. Phong khai cầm dao  thực hiện việc trả thù người đã chém mình, vậy Phong chém ai?. Như vậy, nhân chứng Phong có liên quan đến việc ẩu đả không?.

Tất vả đều chưa được Cơ quan Điều tra xác minh làm rõ. Đó là chưa nói, sự việc xảy ra sau 9 tháng Cơ quan Điều tra mới khởi tố nên các nhân chứng cùng gia đình có thời gian để thông cung và thống nhất lời khai với nhau, liệu có làm thay đổi toàn bộ sự thật của vụ án hay không?.

Đây là vấn đề đặt ra mà Cơ quan Điều tra cần xem xét, cân nhắc. Bởi nếu chỉ dựa trên lời khai của người bị hại và nhân chứng Phong, Lức khai để buộc tội bị cáo Thôi phạm tội là chưa. Chứng cứ duy nhất để làm rõ bị cáo Thôi có phạm tội hay Phong là tội phạm đổ tội cho bị cáo là chiếc áo của Phạm Quốc Phong. Nếu thực sự Phong bị bà Lức nắm cổ áo kéo lại – việc giằng co, lôi kéo diễn ra tới 10m thì áo của Phong phải giãn hoặc rách.

Trên áo phải dính máu vì Phong bị đánh đa chấn thương. Tại sao chiếc áo này không được thu hồi và đưa vào vật chứng để xác định ai là người phạm tội. Mặt khác, nếu bị cáo đánh nhau 2 - 3 lần, tại sao bị cáo không bị thương tích gì?. Luật sư Hoan đặt vấn đề.

Ngọc Minh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.