38 học sinh ở Vĩnh Phúc sốt, ho, khó thở đang được theo dõi

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đi kiểm tra công tác phòng dịch ở các trường.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đi kiểm tra công tác phòng dịch ở các trường.
(PLVN) - Toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 38 học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở hiện đang được theo dõi sức khoẻ là một trong những nội dung được Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc báo cáo.

Cụ thể, tại huyện Bình Xuyên có 26 học sinh. Trong đó, có 4 trường hợp ở Trường mầm non Sơn Lôi; THCS Sơn Lôi có 1 trường hợp và TH Gia Khánh B có 19 trường hợp có biểu hiện ho, sốt. Huyện Phúc Yên có 11 học sinh Trường THPT Hai Bà Trưng; huyện Tam Đảo có 1 học sinh Trường THCS Minh Quang có biểu hiện ho, sốt. 

Các nhà trường có giáo viên học sinh xuất hiện triệu chứng ho, sốt, khó thở đã phối hợp với cơ sở y tế và gia đình theo dõi sát sao tình hình sức khỏe.

Các xã có bệnh nhân dương tính với virus cổna mới như Sơn Lôi, Thiện Kế, Gia Khánh huyện Bình Xuyên; xã Minh Quang huyện Tam Đảo; xã Hợp Hoà huyện Tam Dương, các nhà trường đã có kế hoạch phối hợp chính quyền địa phương, cơ quan y tế kịp thời cách ly học sinh, giáo viên nếu có tiếp xúc với bệnh nhân dương tính.

Cũng theo báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, đến thời điểm này, 9 phòng GD&ĐT, 72 trường học, 3 trung tâm giáo dục thường xuyên đã có kế hoạch, phương án phòng chống dịch cũng như phun khử trùng trường, lớp. 

Khi có thông báo nghỉ học toàn tỉnh, các trường đều theo dõi sĩ số học sinh nghỉ học hàng ngày. Giáo viên nắm bắt tình hình sức khoẻ học sinh để có phương án xử lý, đối phó hàng ngày.

Theo đó, đến thời điểm này Vĩnh Phúc đã có 1 học sinh dương tính với virus corona mới, 2 giáo viên Trường Gia Khánh B, huyện Bình Xuyên có chồng tiếp xúc trực tiếp với người dương tính virus; Trường mầm non Minh Quang có 4 học sinh là cháu ruột đã tiếp xúc với bệnh nhân dương tính; Trường THCS Bình Lôi có 1 học sinh đã tiếp xúc với 1 bệnh nhân dương tính.

Các giáo viên và học sinh trên địa bàn các xã có người dương tính với virus corona mới đều được các nhà trường đánh giá là nằm trong vùng dịch.

Các nhà trường đã phối hợp với cơ sở y tế và gia đình điều trị cách ly 1 học sinh tại cơ sở y tế huyện Bình Xuyên.

Nhiều trường học chưa đảm bảo vệ sinh

Báo cáo cũng chỉ ra, thời điểm kiểm tra, còn một số đơn vị vẫn chưa thực hiện việc phun thuốc khử trùng như: Một số trường THCS và THPT thuộc địa bàn huyện Sông Lô; Một số trường THPT thuộc địa bàn huyện Vĩnh Tường; Một số cơ sở giáo dục của huyện Yên Lạc (Đã có kế hoạch hoàn thành trước khi học sinh đi học trở lại).

Một số trường vẫn chưa phun khử trùng trường học
Một số trường vẫn chưa phun khử trùng trường học 

Trường tiểu học Gia Khánh A, MN Hợp Châu, TH Hợp Châu, TH Phúc Thắng CS1, THCS Phúc Thắng, THCS Minh Quang, THCS Tiền Châu chưa vệ sinh sạch khuôn viên, khu nấu ăn cho học sinh.

Trường THCS Phúc Thắng chưa vệ sinh các chậu rửa tay, chưa có kế hoạch chuẩn bị xà phòng dung dịch rửa tay sát khuẩn đặt cạnh các vòi nước rửa tay. 

Lớp học chưa vệ sinh sạch sẽ  như THPT Lê Xoay, THPT Bình Sơn. Đường vào khu vệ sinh của học sinh chưa đảm bảo khô ráo, an toàn; bồn nước rửa tay khu vệ sinh của học sinh không đủ nước xả, rửa  ở trường THPT Trần Phú.

Các trường học đề xuất được cung cấp thêm các vật tư y tế như: thuốc khử khuẩn, nước sát khuẩn, khẩu trang y tế… để phục vụ tốt công tác phòng chống dịch. Tiếp tục cho học sinh nghỉ học nếu dịch bệnh nCoV chưa được khống chế. 

Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc cũng đã đề xuất UBND tỉnh cho học sinh nghỉ hết ngày 23/2.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.