36 thứ tội lỗi khi uống rượu nhất định bị quả báo

Phật dạy không nên uống rượu, vì cái hại lớn nhất của rượu là làm mất trí tuệ.
Phật dạy không nên uống rượu, vì cái hại lớn nhất của rượu là làm mất trí tuệ.
(PLO) - Đức Phật dạy không nên uống rượu, vì cái hại lớn nhất của rượu là làm mất hoặc không kiểm soát được trí tuệ. Trí tuệ là điều kiện cần của đời sống an lạc hạnh phúc, và là mục tiêu cứu cánh của sự nghiệp giác ngộ, giải thoát. 

Đức Phật dạy rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ giới Bồ Tát, mà lại có tâm cố ý uống rượu là điều tuyệt đối không thể chấp nhận được. Vì như vậy là trái với tư cách của một vị Bồ Tát. Vì rượu là vực sâu của tội ác, là cửa ngõ sanh tử họa hại. Khi đã uống rượu vào thì dễ tạo các tội lỗi”. 

Đức Phật dạy tiếp: “Rượu là thứ làm cho người uống hay sanh ra vô lượng tội lỗi”. Như trong Đại trí độ luận đã nói: “Uống rượu sinh ra 36 thứ tội lỗi, nên gọi là vô lượng tội lỗi”.

Đó là:

1. Người uống rượu say thì làm con đối với cha mẹ không biết kính thờ; làm tôi đối với vua không biết tôn trọng. Do đó mà cha con, vua tôi không có trên dưới.

2. Nói năng lộn xộn và hay sinh lỗi lầm.

3. Phạm tội lưỡng thiệt và ưa nói nhiều. 

4. Nếu có việc gì cần giấu kín, nhưng khi say rồi thì đem nói tất cả.

5. Mắng chửi trời đất không hề sợ tội. 

6. Nằm giữa đường sá không thể về nhà, mọi thứ đồ đạc mang theo đều bỏ mất hết.

7. Không thể tự sửa mình cho chính đáng.

8. Đi đứng ngã qua, ngã lại, lúc thì ngửa mặt lên trời, lúc lại gầm đầu xuống đất, có khi bị sa hầm, sa hố, thân thể bị tổn thương.

9. Không thể đứng vững vàng nên phải bò lết như người què, đến khi đứng dậy được thì thân thể, mặt mày đều bị xây xát, trầy trụa.

10. Lúc bán buôn hay bị lầm lộn và thường vọng động xúc phạm mọi người.

11. Phế bỏ công việc không lo làm ăn.

12. Tài vật bị tổn hao.

13. Vợ con đói khát mặc kệ không nghĩ đến.

14. Kêu la chửi mắng không biết nể sợ pháp luật quốc gia.

15. Thoát bỏ hết y phục để thân thể lõa lồ mà đi trên đường sá.

16. Chửi bậy vào nhà người, gặp đàn bà, con gái thì lôi kéo, nói năng xằng bậy, xúc phạm đến họ, tạo vô lượng tội lỗi.

Uống rượu gây tội ác sẽ bị quả báo ở địa ngục

 Uống rượu gây tội ác sẽ bị quả báo ở địa ngục

17. Thấy bất cứ ai đến gần đều muốn gây gổ với họ.

18. Kêu la làm kinh động xóm làng.

19. Giết bừa súc vật không biết tội phước.

20. Đồ đạc trong nhà đập bể tan nát. 

21. Vợ con coi như kẻ tù tội, say sưa nói bậy bạ không ra gì.

22. Thân cận ới bè đảng ác. 

23. Xa lánh không chịu gần giũ với bậc hiền thiện.

24. Ngủ như chết, đến khi tỉnh dậy thân thể đau nhức như người bị bệnh.

25. Những thứ uống ăn đều nôn mửa ra trông thật ghê tởm, khiến vợ con đều phải chán ghét.

26. Khi đi đâu,  nếu gặp voi, ngựa, chó sói, vì tâm ý tán loạn nên không biết sợ sệt, xa tránh.

27. Không kính kinh pháp, không tôn trọng bậc hiền thiện, không cung kính sa môn.

28. Hoang dâm vô độ không biết e sợ.

29. Hình thể như kẻ điên cuồng khiến ai nấy đều tránh xa.

30. Giống như người chết, không biết gì cả.

31. Mang bệnh nghiện rượu, thân thể màu vàng, ứa ứa giống như trái cây chín. Có khi mặt mày sanh ghẻ lác.

32. Thiên long, thiện thần đều tránh xa vì các ngài rất ghét uống rượu.

33. Thiện hữu tri thức ngày một tránh xa.

34. Khi say thì ngồi chồm hổm, gặp các quan cao cấp cứ lấy mắt nhòm ngó không biết sợ sệt, nếu bị đánh đập thì ngắm nghiền mắt lại.

35. Sau khi xả thân bị dọa vào địa ngục Thái Sơn, thường bị ngục tốt dùng nuớc đồng sôi rót vào miệng. Lục phủ,  ngũ tạng đều bị cháy nát, cầu sống không được, cầu chết cũng khó. Thọ khổ như vậy trải qua ngày muôn năm.

36. Khi thọ tội ở địa ngục đã mãn, sinh lên làm nhân gian làm người tâm trí ám độn không biết gì.

Và một khi đã phạm các điều nói trên thì ắt hẳn sẽ bị quả báo, nhanh thì nhãn tiền, chậm thì các kiếp sau con cháu sẽ phải trả nợ thay cho tội phạm giới luật này của tiền nhân gây ra./.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.